Tại sao ai cũng phải học viết - Phần 3: Cách chọn chủ đề viết và tác hại của highlight
Phần 1: Tại sao người trẻ cần phải học viết Phần 2: Tư duy khi viết Phần 3: Các chủ đề và danh sách các bài đọc tham khảo Câu...
Phần 3: Các chủ đề và danh sách các bài đọc tham khảo
Câu hỏi cốt lõi là bạn đang cố gắng tìm cách trả lời cho bài luận bằng các câu hỏi về chủ đề. Đây là những câu hỏi tiềm năng bạn có thể tham khảo
- Ác quỷ có tồn tại không?
- Văn hóa bình đẳng có xứng đáng được tôn trọng?
- Làm thế nào một người đàn ông và phụ nữ cải thiện nhau trong mỗi quan hệ?
- Điều gì tạo nên một tính cách tốt?
Hoặc những câu hỏi mang tính trừu tượng. Điều gì xây dựng lên một học thuyết triết học. Một chủ đề tốt đừng nên quá thông thường.
- Các sự kiện chính trong quy tắc của Julius Caesar là gì?
- Nhân tố nào gây tranh cái trong học thuyết tiến hóa của Charles Darwin?
- Điều khác biệt gì giữa học thuyết của Carl Jung và Sigmud Freud?
- Cuộc chiến tranh ở Irap là chính đáng hay bất công?
Bạn có thể bắt đầu bài luận của bạn bằng hai cách khác nhau. Bạn có thể tạo cả một danh sách về những chủ đề bạn cần đọc, và một danh sách những chủ đề mà bạn muốn viết. Nếu bạn bị bắt làm một chủ đề ở trường, chỉ bạn có thể chọn trong list đó của bạn ra và làm với những kiến thức của bạn và những gì bạn đọc trong danh sách đọc của bạn. Nếu bạn tự tin là những chủ đề bạn nghĩ ra đều là những chủ đề hấp dẫn và tiềm năng, thì hãy bắt đầu với những chủ đề đó. Nếu bạn chưa chắc chắn về những gì mình định viết, thì hãy tạo một danh sách đọc trước.
Giờ hãy tạo ra một danh sách, nhưng bạn chỉ được lựa chọn một là danh sách các chủ đề mình viết hoặc chủ đề mình đọc.
Chủ đề viết/đọc
1.
2.
3.
4.
5.
Nếu bạn không thể chọn ra các chủ đề mình muốn viết, thì hãy đọc nhiều hơn. Nếu bạn không có gì để viết thì bạn cũng chả có gì để nói. Bạn không biết gì hết. Đọc gì đó đi. Nếu bạn không làm được, đọc gì đó đi – cho đến khi bạn tốt hơn. Làm lại những điều trên cho đến khi vấn đề được giải quyết.
Danh sách đọc
Hãy viết những gì bạn muốn đọc xuống. Đó có thể là những cuốn sách hoặc những bài viết của tác giả bạn thích, hoặc những buổi nói chuyện ( generall speaking). Nếu bạn không biết bài viết hay cuốn sách nào phù hợp hoặc có ích, bạn có thể bắt đầu lên Wikipedia hoặc những nguồn đọc khác như Medium hay Spiderum, và tìm những danh sách tham khảo về những thứ muốn đọc của họ. Nguồn tài liệu này rất tốt để cho bạn bắt đầu.
Nếu bạn tìm thấy bài viết của ai đó thú vị và phù hợp, bạn cũng có thể tìm được những bài viết hoặc tác giả mà họ ngưỡng mộ để đọc. Sau đó bạn lên danh sách về những gì mình sẽ đọc dựa trên những tác giả đó.
Giả sử bạn có từ 5-10 cuốn sách hoặc bài viết có khoảng 1000 chữ, một trang gõ đôi khoảng cách dòng thường sẽ có khoảng 250 từ. Liệt kê danh sách đọc của bạn và ghi những chú thích của bạn xuống, bạn có thể thể làm tệ ban đầu, nhưng không sao bạn có thể sửa lại nó sau này.
Bài đọc 1:
Chú thích:
Bài đọc 2:
Chú thích
…………………….. vân vân
Trong khi bạn đọc, nếu có thứ gì làm ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn. Bạn có thể nghĩ điều đó là quan trọng, nhưng bạn phải chú ý cẩn thận đến cảm xúc của mình về vấn đề đó.
Khi bạn đang ghi chú ( taking notes), đừng làm điều ngu ngốc là gạch chân dưới những từ cần nhớ ( highlight). Việc highlight không hoạt động như bạn vẫn nghĩ, nó chỉ tạo cảm giác là bạn đang ghi nhớ. Điều bạn cần làm là thấu hiểu những gì bạn đọc. Đọc chậm từng chữ một và viết xuống những gì bạn học được hoặc những câu hỏi nảy ra trong đầu bạn. Đừng bao giờ chép lại hoàn toàn từng chữ một. Điều quan trọng nhất của việc học và ghi nhớ là phải có cảm giác thỏa mãn với những gì bạn học được bằng từ ngữ của bạn. Việc đọc là một dạng giao tiếp với người viết, còn việc viết xuống là thể hiện sự cố gắng của bạn với tác giả rằng “ Đây là điều tôi hiểu từ những gì bạn viết”. Đây chính là những điều chính của việc viết.
Nếu ai đó hỏi bạn về một ngày của bạn, bạn đừng nói “ Đầu tiên tôi mở mắt, sau đó tôi chớp và xoa mắt. Rồi tôi đặt chân trái xuống đất, rồi đến chân phải”. Bạn sẽ làm người hỏi chán nản. Thay vì thế, bạn hãy loại bỏ hoàn toàn những chi tiết không cần thiết, và tập trung vào việc tiếp cận vấn đề chính. Đấy chính xác là những gì bạn cho cần làm trong suốt quá trình bạn đọc.
Nếu bạn thấy việc ghi chép là một phương pháp khó, nhưng hãy thử nó đi đã. Đọc các đoạn văn. Rồi nhìn ra chỗ khác. Sau đó hãy cố gắng nói to hoặc nói thì thầm về những gì bạn hiểu, ý nghĩa của đoạn văn vừa đọc là gì. Rồi lắng nghe những gì mình vừa nói, rồi nhanh chóng viết nhanh xuống.
Mất khoảng 2 đến 3 lần để ghi chú, bằng cách viết, nếu bạn muốn có ích cho bài luận. Bạn có thể nghĩ rằng cách này không hiệu quả, nhưng không bạn nhầm rồi. Bằng cách viết một cách dễ hiểu về một điều gì đó, hoặc nói dễ hiểu về chúng, bạn cần phải thực sự tương tác với chúng. Điều này giúp cho bạn tiếp cận đến cấp độ 6 và 7, đã được đề cập ở chương trước, trong bối cảnh phạm vi bài luận dễ hiểu. Bên cạnh những gì bạn viết, bạn có nghĩ ra được từ 8-10 câu hỏi. Hay viết chúng xuống trước, sau đó bạn có thể sửa.
-----------------------------------------------------
Nguồn:
Jordan Peterson | Home
Dr. Jordan B Peterson is a Professor of Psychology at the University of Toronto, a clinical psychologist, a public speaker, and a creator of Self Authoring.www.jordanbpeterson.com
Review về cuốn sách 12 quy luật cuộc đời của Jordan B PetersonDr. Jordan B Peterson is a Professor of Psychology at the University of Toronto, a clinical psychologist, a public speaker, and a creator of Self Authoring.www.jordanbpeterson.com
Chương 1: Kiểm soát cảm xúc chỉ bằng cách đứng thẳng.
Chương 2: Bạn có đang đối xử bất công với chính mình
Chương 3: Chọn bạn mà chơi NHƯ THẾ NÀO cho CHUẨN
Chương 6: Đã bao giờ bạn thanh tẩy cuộc đời mình chưa?
Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất