Tự học hiệu quả từ phương pháp Socratic
“Mỗi câu hỏi là một tiếng thét đòi thấu hiểu thế giới”
“Mỗi câu hỏi là một tiếng thét đòi thấu hiểu thế giới”
- Nhà vũ trụ học Carl Sagan -
Kỹ thuật Socratic là một phương pháp học tập dựa trên phương thức đặt câu hỏi. Được phát triển bởi triết gia Hy Lạp Socrates, kỹ thuật Socratic tạo cơ hội cho mỗi cá nhận tự hoàn thiện bản thân thông qua quá trình phản biện tri thức.
Dành cho những ai chưa viết về Socrates
Socrates (470 - 399 trước công nguyên) là một triết gia Hy Lạp, người được mệnh danh là "Vị vua của những câu hỏi" hay "Thánh bảo hộ triết học".
Một giả thuyết tương truyền rằng Socrates là người xấu nhất thành Athens. Mũi ông rộng và tẹt, môi dày như tảng thịt, bụng to như cái trống, đầu ông còn bị hói. Socrates ăn khá ít, hiếm khi nào tắm, khi nào ông cũng khoác trên mình bộ quần áo tuềnh toàng, mặc đi mặc lại. Ông đi chân đất đến khắp mọi nơi kể cả cái lạnh thấu xương chỉ để đặt ra những câu hỏi làm sáng tỏ quan điểm về bản thân, cuộc sống và thế giới xung quanh.
Sức ảnh hưởng của ông được biết đến trong giai thoại nổi tiếng:
Vào một ngày nọ, có một chàng trai trẻ tên là Chaerephon đến gặp một nhà tiên tri ở Delphi và hỏi rằng:"Liệu có ai ở Athens thông thái hơn Socrates chăng?"
“Không” nhà tiên tri đáp. “Chẳng ai cả”.
Khi được Chaerephon truyền đạt lại thông điệp của nhà tiên tri, Socrates hoang mang cực độ. Không một ai thông thái hơn ông sao, điều này sao có thể? Bản thân Socrates chỉ là con trai của một người thợ cắt đá tầm thường kia mà.
Nhưng ở thời ông, lời của nhà tiên tri không bao giờ là sai. Bởi vậy Socrates quyết tâm phải tìm hiểu cho ra nhẽ. Trên đường, gặp bất cứ cư dân nào ở thành Athens, từ nhà thơ cho đến tướng lĩnh, ông đều nấn ná đặt ra những câu hỏi cho họ.
Rất nhanh sau đó, ông cảm vô cùng thất vọng. Bởi tất cả bọn họ đều không thực sự thông thái như họ vẫn tưởng. Vị tướng không thể nói lòng dũng cảm là gì, nhà thơ không định nghĩa được thi ca. Đi khắp ngõ ngách ông không tìm thấy một ai thông thái thực sự.
Có lẽ nhà tiên tri đã đúng. Socrates kết luận. Kể từ đó, Socrates coi việc đặt câu hỏi, chất vấn quan điểm là một niềm say mê để ông tiến đến gần hơn với nhận thức sáng suốt, mở ra con đường trở thành một triết gia lỗi lạc.
Với Socrates, vũ trụ luôn chứa đầy sự hứng thú, nhưng nó thiếu tính đối thoại, việc đặt hỏi mang đến đối thoại hiểu sâu hơn về bản chất con người và thế giới. Ông đặc biệt hứng thú những câu hỏi “làm thế nào”: Làm thế nào tôi có thể sống một cuộc đời hạnh phúc, ý nghĩa hơn? Thực thi công lý bằng cách nào? Phải làm sao để hiểu bản thân?
Cách đặt câu hỏi theo Socrates
Đối thoại của Socrates là đối thoại thông qua việc câu hỏi nhằm khám phá và làm rõ các khái niệm, giả định, niềm tin của đối phương.
Ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ cách đặt câu hỏi theo phương pháp Socratic:
Socrates: Thầy Authur, thầy có nghĩ rằng tri thức là điều gì đó có thể truyền dạy được không?
Authur: Ồ, chắc chắn rồi. Tri thức là điều được chia sẻ và truyền dạy cho người khác.
Socrates: Vậy theo thầy, tri thức là gì? Thầy có thể định nghĩa tri thức một cách chính xác không?
Authur: Hm... tri thức là những hiểu biết chính xác về thế giới xung quanh chúng ta.
Socrates: Vâng, đó là một định nghĩa hợp lý. Nhưng vậy tri thức khác với niềm tin đúng đắn như thế nào?
Authur: Ồ, điều này khá khó định nghĩa. Tri thức và niềm tin đúng đắn dường như có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Socrates: Vâng, đây chính là điểm mà chúng ta cần làm rõ. Vậy làm sao chúng ta có thể phân biệt tri thức và niềm tin đúng đắn?
…..
Cứ thế tiếp nổi những câu hỏi đặt ra giúp đối phương nhận ra điểm thiếu sót trong câu trả lời.
[Authur - là nhận vật không có thật, chỉ là cái tên trong ví dụ]
Vai trò quan trọng của phương pháp Socratic trong quá trình tự học
Trong quá trình tự học, phương pháp Socratic là một công cụ hữu ích giúp bạn tìm ra tính xác thực của vấn đề.
Việc liên tục đặt câu hỏi và tìm ra câu trả lời phù hợp giúp bạn rèn luyện tư duy logic, kỹ năng lập luận, khả năng đánh giá các quan điểm khác nhau một cách khách quan.
Những kỹ năng này không chỉ hữu ích trong quá trình tự học, mà còn góp phần vào sự phát triển toàn diện của bản thân.
Có 5 bước áp dụng phương pháp Socratic trong quá trình tự học:
Bước 1: Tự đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi là một bước tiến quan trọng trong quá trình tìm hiểu và giải đáp tri thức. Khi bạn quan tâm đến một chủ đề, hãy suy nghĩ về những câu hỏi bạn cần đặt ra để làm rõ vấn đề.
Ví dụ, nếu bạn quan tâm đến chủ đề học tập, bạn có thể đặt ra các câu hỏi như: Mục đích chính của việc học tập là gì? Nó giúp ích cho tôi như thế nào? Tôi có thể áp dụng những kiến thức này vào thực tế như thế nào?
Tiếp tục suy nghĩ và đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau nhằm làm rõ những điểm chưa hiểu hoặc muốn tìm hiểu sâu hơn. Việc đặt câu hỏi vô cùng quan trọng. Như nhà khoa học Albert Einstein đã nói: "Điều quan trọng là đừng bao giờ ngừng đặt câu hỏi".
Bước 2: Suy ngẫm và phân tích
Khi học tập, đừng chỉ đọc và ghi nhớ thông tin máy móc. Thay vào đó, hãy tập trung phân tích, đánh giá các khái niệm, lập luận về các quan điểm liên quan một cách chi tiết. Vận dụng khả năng suy ngẫm, phân tích sẽ giúp bạn hệ thống được nguồn kiến thức quan trọng.
Bậc hiền triết Khổng Tử đã nhấn mạnh: "Học mà không suy ngẫm thì lãng phí, suy ngẫm mà không học thì nguy hiểm." Học tập mang lại nhiều lợi ích, nhưng để trở thành người tự học giỏi giang, bạn cần phải đầu tư công sức, thời gian vào việc phân tích, suy ngẫm, liên kết các kiến thức.
Ví dụ, học tập giúp bạn nâng cao kiến thức, kỹ năng và khả năng giải quyết vấn đề. Nhưng để đạt được điều đó, bạn cần có sự chủ động tìm tòi, khám phá, đánh giá các quan điểm, ý tưởng. Từ đó, kiến thức mới thực sự được hệ thống hóa và ứng dụng hiệu quả.
Bước 3: Tìm kiếm và kết nối thông tin
Tích cực tìm kiếm các nguồn thông tin liên quan, kết nối với nhiều nguồn thông tin đáng tin cậy giúp bạn mở rộng tầm nhìn.
Bước 4: Thách thức giả định
Khi đặt câu hỏi, hãy thách thức những giả định hoặc niềm tin sẵn có bên trong bản thân, chọn sửa đổi và tiếp nhận thông tin mới một cách khách quan. Một số câu hỏi bạn có tự đặt ra: Kết luận này có chính xác ? Có bằng chứng nào chứng minh giả thuyết này là đúng đắn?
Bước 5: Đánh giá và rút ra bài học
Sau khi hoàn tất bài học, hãy dành thời gian đánh giá lại kiến thức đã học, rút ra các bài học để nâng cao hiểu biết của bản thân.
Các dạng câu hỏi Socratic
Trong cuốn sách Hướng dẫn về nghệ thuật đặt câu hỏi Socratic (2006), Richard Paul và Linda Elder đã xây dựng 6 loại câu hỏi Socratic, bao gồm:
- Câu hỏi làm rõ (Clarification): là những câu hỏi nhằm làm rõ ý nghĩa hoặc yêu cầu của câu hỏi ban đầu. Mục tiêu là để chắc chắn bạn hiểu rõ câu hỏi và có thể trả lời một cách chính xác nhất.
- Câu hỏi thăm dò giả định (Probing Assumptions): là câu hỏi nhằm khám phá các giả định. Mục đích để kiểm tra giả định có hợp lý hay không?
- Câu hỏi tìm lý do và bằng chứng (Probing Reasons and Evidence): Đây là những câu hỏi nhằm tìm hiểu các lý do của các quan điểm/ nhận định. Mục đích là để xác định xem những lập luận đó có được hỗ trợ bởi những dẫn chứng vững chắc hay không.
- Câu hỏi về góc nhìn và quan điểm (Viewpoints and Perspectives): Loại câu hỏi này giúp bạn hiểu được vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau.
- Câu hỏi về hàm ý và hệ quả (Consequences): Câu hỏi này giúp bạn phát hiện ra những tác động tiềm ẩn của một quan điểm hoặc giải pháp.
- Câu hỏi về bản chất của chính câu hỏi ban đầu (Questions about Questions: Câu hỏi này giúp chúng ta tìm hiểu sâu hơn về câu hỏi ban đầu, nhằm hiểu rõ hơn về định nghĩa, tiền đề, định hướng của câu hỏi.
Ví dụ về chủ đề học tập thông qua 6 câu hỏi trên:
- Câu hỏi làm rõ (Clarification):
Khi nói "phương pháp học tập hiệu quả", tôi đang đề cập đến những tiêu chí cụ thể nào?
- Câu hỏi thăm dò giả định (Probing Assumptions):
Việc cho rằng học trực tuyến hiệu quả hơn học tập truyền thống là một giả định đúng hay không?
- Câu hỏi tìm lý do và bằng chứng (Probing Reasons and Evidence):
Tôi có thể cung cấp bằng chứng cụ thể nào về lợi ích của học tập trực tuyến so với học tập truyền thống?
- Câu hỏi về góc nhìn và quan điểm (Viewpoints and Perspectives):
Học sinh sẽ nhìn nhận vấn đề này như thế nào, quan điểm học sinh khác biệt với quan điểm của tôi như thế nào?
- Câu hỏi về hàm ý và hệ quả (Consequences):
Nếu các trường học chỉ tập trung vào hình thức học tập trực tuyến, hậu quả có thể là gì?
- Câu hỏi về bản chất của chính câu hỏi ban đầu (Questions about Questions):
Khi đặt câu hỏi về "phương pháp học tập hiệu quả", phương pháp đánh giá hiệu quả được triển khai như thế nào?
Các bước hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng phương pháp Socrates trong quá trình tự học và tìm tòi kiến thức:
Bước 1: Xác định chủ đề hoặc vấn đề cần tìm hiểu
Để đặt ra câu hỏi đúng bạn cần xác định rõ chủ đề, khái niệm hoặc vấn đề muốn tìm hiểu.
Bước 2: Đặt những câu hỏi mở
Bạn có thể áp dụng những câu hỏi giả định được trình bày phần phía trên. Hoặc bạn có thể sử dụng phương pháp đặt câu hỏi 5W (Who, What, When, Where, Why)
Ai đã/sẽ..." (Who)
"Điều gì đã/sẽ xảy ra..." (What)
"Khi nào..." (When)
"Ở đâu..." (Where)
"Tại sao..." (Why)
Ví dụ: giả sử bạn muốn tìm hiểu kỹ năng tự học. Bạn có thể đặt ra các câu hỏi 5W:
Who:
- Ai là những người tham gia vào quá trình tự học?
- Các cá nhân khác như gia đình, bạn bè, giáo viên có thể hỗ trợ quá trình tự học như thế nào?
What:
- Những kỹ năng và kiến thức cần được tự học?
- Các phương pháp và chiến lược tự học hiệu quả là gì?
When:
- Thời điểm nào là thích hợp để bắt đầu tự học?
- Tần suất và thời lượng tự học như thế nào là hợp lý?
Where:
- Môi trường tự học lý tưởng nên như thế nào?
- Các nguồn tài liệu, công cụ hỗ trợ tự học ở đâu?
Why:
- Tại sao cần phát triển kỹ năng tự học?
- Những lợi ích và ý nghĩa của việc tự học suốt đời?
Bước 3: Suy nghĩ và phân tích câu trả lời của bạn
Để có được câu trả khách quan và chính xác nhất, bạn có thể tham khảo một vài cách thức dưới đây để kết nối được với nguồn thông tin chất lượng.
- Tiếp cận cấc nguồn thông tin khác nhau (Sách, Tờ báo uy tín, Internet…). Hay một số công cụ hỗ trợ tìm kiếm tài liệu như Google Scholar (Cung cấp truy cập đến các bài báo khoa học, luận văn, sách, tóm tắt, trích dẫn từ các nguồn uy tín); Semantic Scholar: Công cụ tìm kiếm tài liệu khoa học, có các tính năng như trích dẫn, phân tích xu hướng nghiên cứu.
- Ghi chép lại các thông tin, quan điểm và ý tưởng mới tìm được. Lưu vào Notion, Google Sheet
- Xem xét lại các câu hỏi, câu trả lời và kiến thức tích lũy được. Lưu trữ, sắp xếp chúng thành một trình tự logic.
- Loại bỏ thông tin dư thừa, không cần thiết.
- Đánh giá mức độ hiểu biết của bạn về vấn đề và xác định những điểm cần tìm hiểu thêm. Liệu kiến thức mình tìm thấy đã đúng và đầy đủ chưa?
Góc bàn luận thêm
Bản chất của kỹ thuật Scratic là đặt câu hỏi đối thoại từ một cá nhân với một cá nhân khác. Nhưng bạn hoàn toàn áp dụng phương pháp này vào trong việc tự đối thoại với bản thân để xây dựng kiến thức.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng khi tự đặt câu hỏi và tự phản biện sẽ có một số điểm hạn chế nhất định như sau:
- Độ chủ quan cao: Khi tự đặt câu hỏi và tự phản biện, bạn dễ bị chi phối bởi những định kiến, thành kiến cá nhân. Điều này sẽ khiến cho câu trả lời của bạn không thực sự khách quan.
- Phạm vi kiến thức hạn chế: Bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tự phản biện về những vấn đề nằm ngoài phạm vi kiến thức/chuyên môn của mình.
- Thiếu đa dạng góc nhìn: Góc nhìn một chiều từ cá nhân sẽ làm hạn chế việc phát triển suy nghĩ đa chiều hay hình thành những ý tưởng đột phá.
- Khó khăn trong việc nhận ra sai lầm: Rất khó có thể nhận ra và sửa chữa những sai lầm khi bạn chính là người đặt câu hỏi và tự đưa ra câu trả lời.
Vậy nên, để khắc phục những hạn chế nêu trên trong quá trình tự học. Khi gặp khó khăn, hãy tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn và kinh nghiệm về lĩnh việc bạn đang học hỏi.
Dù phương pháp Socratic mang lại nhiều lợi ích tích cực, nhưng nó sẽ phát huy hiệu quả tối đa khi được kết hợp với việc trao đổi, thảo luận với người xung quanh.
Điều quan trọng là bạn cần có sự linh hoạt ứng dựng phương pháp Socratic để mang lại hiệu quả trong quá trình tự học nhé.
Nguồn tài liệu tham khảo:
1. Sách: Lên tàu cùng Socrates: Đi tìm ý nghĩa cuộc sống từ các triết gia
2. Sách: Cẩm nang tư duy đặt câu hỏi bản chất
3. Mô hình Socrates: một phương pháp đặt câu hỏi hiệu quả trong dạy học
Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất