Học sinh trầm cảm do áp lực cuộc sống?
Thực ra mình dừng việc viết cũng lâu lắm rồi. Nhưng vấn đề này làm mình thực sự muốn viết và phải viết về nó để chúng ta cũng suy ngẫm và đi tìm câu trả lời cho chính mình.
Khá là sốc.
Hôm nay khi mình đi dạy, ngồi nghe các cô chú đồng nghiệp kể về nỗi lo sợ về học sinh mắc các chứng về tâm lý. Cả một buổi chiều và tối trăn trở về vấn đề này. Khi mình tìm kiếm từ khóa “trầm cảm ở học sinh” và đây là kết quả. Khoảng 30 triệu kết quả trong vòng 0,36 giây.
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một bệnh lý, là một trong các rối loạn tâm lý phổ biến và có thể xảy ra ở bất kì đối tượng nào. Bệnh lý này sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu như buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, mất dần hứng thú đối với cuộc sống hiện tại, suy nghĩ tiêu cực,… và có 4 mức độ trầm cảm.
Các triệu chứng và các mức độ trầm cảm mọi người có thể tìm hiểu chi tiết hơn ở trên mạng. Ở bài viết này, mình không đề cập sâu đến nó. Mình muốn đi sâu vào nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài của vấn đề trầm cảm ở học sinh.
Trầm cảm ở học sinh (trầm cảm học đường) hiện đang có xu hướng gia tăng đáng kể. Tình trạng này có thể xuất hiện chớp nhoáng hoặc kéo dài trong suốt thời gian học tập tại trường của các em. Nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần, thể chất của người mắc, đồng thời làm suy giảm chất lượng học tập và cuộc sống của học sinh.
Vậy nguyên nhân từ đâu?
Theo như mình quan sát sau một thời gian đi dạy và cũng như tìm hiểu ở các bài báo thì mình rút ra có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó mình phân tách làm 2 nguyên nhân chính
Một là nguyên nhân bên trong:
Nguyên nhân bên trong là sự tác động lẫn nhau giữa những yếu tố của cùng 1 vật chất. Nguyên nhân bên trong có thể gây nên chứng trầm cảm đó là:
- Nguyên nhân sinh học: Thời gian từ 6-18 tuổi là quãng thời gian thay đổi tâm sinh lý rõ rệt nhất của một con người. Và từ 6-18 tuổi cũng chính là độ tuổi các em đi học. Khi có sự thay đổi sinh học ở bên trong dẫn đến sự thay đổi hoocmon, thay đổi quá trình trao đổi chất. Các chất dẫn truyền thần kinh đảm nhiệm chức năng dẫn truyền tín hiệu tới những thành phần khác của não bộ và cơ thể. Khi các chất dẫn truyền này bị biến đổi hoặc hư hại thì chức năng cảm thụ của hệ thần kinh cũng bị thay đổi dẫn đến bệnh trầm cảm. Ở lứa tuổi học đường là các em sẽ bước vào thời kỳ dậy thì, tâm sinh lý ở khoảng thời gian này đang thay đổi nên các em chưa có đủ khả năng nhận thức toàn diện về một vấn đề gặp phải. Các em dễ bị ảnh hưởng từ chính những suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi cá nhân. Trong trường hợp này nếu không được định hướng đúng thì những suy nghĩ và hành vi tiêu cực sẽ ám ảnh các em gây nên những hành động đáng tiếc. Ở đây, mình muốn nhấn mạnh KHÔNG PHẢI CỨ THAY ĐỔI sinh lý là bị trầm cảm.
- Nguyên nhân di truyền: Những người có người thân bị trầm cảm thường có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn so với những người bình thường
- Nguyên nhân do giới tính: Nếu như một bạn nào đó là giới tính thứ ba, khi các em nhận ra giới tính thật của bản thân sẽ thường cảm thấy tự ti, mặc cảm và không dám công khai. Hoặc nếu lỡ cho mọi người biết, nhiều khi do sự trêu chọc, dè bỉu của bạn bè, mọi người xung quanh mà áp lực vượt quá ngưỡng chịu đựng của các em.
Hai là nguyên nhân bên ngoài:
Nguyên nhân bên ngoài là sự tác động lẫn nhau giữa những kết cấu vật chất khác nhau. Nguyên nhân bên ngoài có thể
- Áp lực từ cuộc sống, gia đình, xã hội: Những áp lực từ việc học hành, từ các mối quan hệ bạn bè, quan hệ xã hội cũng như việc dạy dỗ từ gia đình, nhà trường gây cho các em cảm giác căng thẳng, stress, mệt mỏi, áp lực lớn.
- Bị ám ảnh những đau thương: Có thể xuất phát từ tổn thương tâm lý gia đình, tổn thương qua việc bị lạm dụng, bị mất mát,…
- Lối sống không lành mạnh: Những thói quen xấu ở tuổi thanh thiếu niên như lười vận động, nghiện điện tử, thức khuya, ăn uống không điều độ, sử dụng các loại chất kích thích từ sớm... là những nguyên nhân gây suy giảm thể chất, suy nhược thần kinh dẫn đến trầm cảm.
Sau khi phân tách làm 2 nguyên nhân. Mình nhận ra phần lớn là do nguyên nhân bên ngoài, chỉ số ít hiếm hoi là mắc chứng do nguyên nhân bên trong. Vì bản thân mỗi con người đều có sự thay đổi trong mọi quá trình. Và sự thay đổi sinh học, sinh lý và tâm lý là chuyện tất yếu phải xảy ra. Con người là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội. Vì vậy con người cảm nhận có sự thay đổi về sinh học, khi đó con người sẽ biết tự điều chỉnh để phù hợp với xã hội. Nếu như không vượt qua được ranh giới đó, bản thân đã mắc một bệnh lý nào đó.
Nguyên nhân bên ngoài tác động rất lớn đối với học sinh và cả mọi người xung quanh. Thứ nhất xét đến từ nơi gần gũi nhất, đó là ngôi nhà. Các em có thể sống với bố mẹ, ông bà, người thân hoặc có thể là những người cùng hoàn cảnh. Đó là môi trường ảnh hưởng nhiều nhất đến các em. Khi ở với người lớn, không thể tránh khỏi những áp đặt, những suy nghĩ cho rằng con còn nhỏ, phải nghe lời bố mẹ mới là đúng. Đó chính là áp lực thế hệ. Mình nghĩ người lớn nên định hướng cho các em thay vì áp đặt suy nghĩ và hành động. Tuy nhiên ở với người lớn được nhiều hơn mất.
Khi ở với những người cùng độ tuổi-bạn bè, các em thiếu đi cái nhìn khách quan và chuyện đúng sai chưa thể phân biệt một cách rõ ràng. Nhưng chính bản thân các em đôi khi lại cho rằng bạn bè mình đúng hơn bố mẹ - tuổi đời, kinh nghiệm sống gấp đôi, gấp ba các em.
Qua hai ý phân tích mình thấy rõ nhất là sự không thấu hiểu và chưa quan tâm đến tâm sinh lý của học sinh.
Tại sao bây giờ lại có rất nhiều học sinh bị trầm cảm?
Do chênh lệch thế hệ, áp đặt suy nghĩ từ cha mẹ, nhà trường quá lớn đối với học sinh?
Không phải, những thế hệ trước họ không phải chịu những áp lực này ư? Họ còn chịu nhiều áp lực hơn thế, nhưng tại sao các thế hệ trước họ ít mắc bệnh lý này hơn. Theo mình, thì phải xét đến nguyên nhân bên ngoài thứ ba.
Thứ ba xét đến lối sống của học sinh.
Thế hệ học sinh bây giờ được sinh ra trong giai đoạn nền kinh tế thế giới đang vận động với tốc độ biến chuyển ngày càng nhanh, các chu kỳ kinh tế đang được rút ngắn lại. Chuyện này đồng nghĩa với việc công nghệ thông tin phát triển và phát triển rất nhanh. Các thiết bị điện tử và mọi thông tin được cập nhật liên tục.
Do đó các em được tiếp xúc với đồ công nghệ sớm, dùng mạng xã hội sớm, tiếp xúc với thông tin nhanh và cũng nhiều tin rác.
Báo sức khỏe đời sống: Trẻ dùng điện thoại thông minh: Tìm đường bay cho “chim non rời tổ”
“Theo báo cáo phân tích tình hình trẻ em Việt Nam (2016) của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và UNICEF, sự phổ biến nhanh chóng của công nghệ truyền thông và thông tin tại Việt Nam đã tạo ra môi trường mới cho bạo lực, xâm hại và bóc lột trẻ em - đó là môi trường mạng. 1/4 số trẻ được khảo sát chia sẻ rằng các em từng có trải nghiệm đau buồn khi sử dụng mạng xã hội. 1/3 số trẻ sử dụng mạng là nạn nhân của bắt nạt trên mạng. Có thể nói chưa bao giờ việc tiếp cận trẻ em và có thể có động thái xâm hại trẻ em lại dễ dàng đến vậy.”
Như mình đã đề cập ở nguyên nhân bên ngoài thứ 2: các em có thể bị ảnh hưởng xấu tâm lí.
Quay lại nguyên nhân thứ 3, còn về một nguyên nhân nữa mình muốn nhắc đến ở bài viết này. Đó là thực trạng vấn nạn sử dụng chất kích thích ở học sinh. Do kinh tế phát triển nhanh nên dẫn đến nhiều hệ lụy kéo theo, trong đó có việc buôn bán chất kích thích cấm và chưa trong mục cấm nhưng có hại, đó là thuốc lá điện tử, thuốc lá truyền thống, “mai thúy” trong kẹo hàng, sử dụng rượu bia sớm,… được buôn bán tràn lan và không có nguồn gốc rõ ràng. Khi tiếp xúc với những chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia, một số thuốc an thần chống trầm cảm (seduxen, rohypnol, imenoctal, …) khi dùng quá liều hoặc dùng trong thời gian lâu,… ảnh hưởng rất nhiều tới giấc ngủ, vấn đề ăn uống, thay đổi nhịp tim, huyết áp. Nó còn tác động mạnh đến tâm lý gây ảo giác, hoảng loạn, tăng hoạt động,…
Khi cơ thể chưa hoàn toàn đủ thích ứng với các chất kích thích và bản thân các em chưa kiểm soát được suy nghĩ cùng cơ thể thì dẫn đến sự suy giảm về thể chất, suy nhược về thần kinh là chuyện chắc chắn xảy ra, do đó các em dễ mắc bệnh lý này hơn.
Khi cơ thể chưa hoàn toàn đủ thích ứng với các chất kích thích và bản thân các em chưa kiểm soát được suy nghĩ cùng cơ thể thì dẫn đến sự suy giảm về thể chất, suy nhược về thần kinh là chuyện chắc chắn xảy ra, do đó các em dễ mắc bệnh lý này hơn.
Giải pháp nào để giúp các em?
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất