Hiện nay, 99,99% các nội dung dạy tự vệ đều chỉ quan tâm đến việc chuẩn bị cho các tình huống bạo lực cố định như: “chống bị túm áo”, “chống bị túm tóc”, “chống kề dao vào cổ”... Nhưng đây chỉ là những chi tiết không quan trọng.
Khi bạn tra cứu về từ khóa tự vệ trên Google, bạn sẽ nhận được hàng triệu kết quả về việc sử dụng võ thuật như thế nào trong các tình huống tự vệ. Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn phiến diện và chẳng thể nào trang bị cho bạn những kiến thức tự vệ bài bản nhất.
Như đã nói ở trong bài viết trước, việc tự vệ tốt là tránh xa nguy hiểm ngay từ đầu. Các bạn có thể xem lại qua bài viết Sự thiển cận của những nội dung dạy tự vệ.
Tự vệ không chỉ gói gọn trong võ thuật và bạo lực
Tự vệ không chỉ gói gọn trong võ thuật và bạo lực
Tuy nhiên, nếu buộc phải sử dụng bạo lực, đừng lệ thuộc vào võ thuật mà hãy tận dụng các thủ thuật sống còn sau.

NHẬN ĐỊNH TÌNH HUỐNG TRONG TỰ VỆ

Đầu tiên, hãy tự xem bản thân bạn như một người lính đang chuẩn bị bước vào một màn ẩu đả bạo lực. Thứ tiên quyết cần phải làm trước khi để bạo lực nổ ra (chủ động hoặc bị động) là bạn phải xác định được rõ ràng các yếu tố sau:
Vũ khí và lợi thế:Những vũ khí gần phía bạn và trong tay đối tượng (vũ khí có thể là gạch, đá, cành cây, viên bi-da...)
Đường tẩu thoát: Kể cả thất bại hoặc thành công, bạn sẽ tẩu thoát theo đường nào là an toàn? Bạn sẽ cần kiểm tra xem đâu là cửa thoát hiểm, đâu là cầu thang hay cố gắng định hướng phía đường lắt léo, nhiều ngã rẽ để dễ lẩn trốn...
Cơ hội thành công: Sau cùng, bạn phải tính toán đến những khả năng có thể xảy ra trước khi buộc phải kéo vào tình huống bạo lực. Giả sử trên gần phía bạn có cả những vũ khí nguy hiểm dạng sắc bén và cả những món vũ khí mang tính va đập, bạn sẽ cần phải chắc chắn rằng đối tượng gây hấn có đủ khả năng gây nguy hiểm đến bao nhiêu để lựa chọn món vũ khí tự vệ thích hợp.
Lúc này trên bàn có 2 cốc bia và 2 chén thủy tinh. Bạn hoàn toàn có thể ném chén để gây rối và dùng cốc bia làm vũ khí. Tuy nhiên, hãy suy tính thật kỹ hậu quả trước nhất.
Lúc này trên bàn có 2 cốc bia và 2 chén thủy tinh. Bạn hoàn toàn có thể ném chén để gây rối và dùng cốc bia làm vũ khí. Tuy nhiên, hãy suy tính thật kỹ hậu quả trước nhất.
Nên nhớ rằng sau mỗi một tình huống bạo lực sẽ luôn là những hậu quả đáng tiếc cho cả hai bên. Và sau mỗi một cuộc ẩu đả sẽ thường có pháp luật can thiệp. Đừng để bạn lâm vào tình cảnh "chưa đánh được người mặt đỏ như vang, đánh được người mặt vàng như nghệ". Các yếu tố về pháp luật trong tự vệ có thể được xem qua bài viết Đập vỡ chai thủy tinh để tự vệ không ngầu như trên phim.

HÀNH ĐỘNG

Sau khi đã hoàn thành 3 bước đầu tiên trong việc nhận định tình huống, giờ đây, điều bạn cần làm là chuẩn bị tinh thần cho cuộc ẩu đả. Nếu đã xác định rõ rằng tình huống bạo lực sẽ xảy ra và không thể ngăn cản, hãy tìm cách che giấu đi mọi ý đồ tấn công của bạn. Yếu tố bất ngờ sẽ là thứ giúp bạn chiếm thượng phong.
Vì thế, bằng mọi giá hãy giấu đi những lợi thế mà bạn có. Khả năng tự vệ thành công của bạn phụ thuộc hoàn toàn vào tình huống ra đòn đầu tiên. Vì chỉ cần đối tượng biết rằng bạn đang có lợi thế, chúng sẽ dè chừng hơn hoặc trở nên điên cuồng hơn và khiến bạn càng khó chống trả.
Yếu tố bất ngờ sẽ luôn chiếm thượng phong trong mọi cuộc ẩu đả
Yếu tố bất ngờ sẽ luôn chiếm thượng phong trong mọi cuộc ẩu đả
Giả sử như đã thành công triệt hạ được đối tượng. Nếu có khả năng khống chế, hãy gọi cảnh sát để hỗ trợ. Nếu không có khả năng khống chế, hãy bỏ trốn khỏi vị trí đó và gọi cảnh sát đến.
Mọi hành vi thành khẩn hợp tác với cảnh sát sau khi có ẩu đả cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn là người tự vệ chính đáng. Giúp cho bạn bớt gặp phải một vài rắc rối trong trường hợp nếu đối tượng là một gã "Chí Phèo" chính hiệu biết ăn vạ.
Tất nhiên, gặp rắc rối với pháp luật cũng chẳng phải là điều dễ dàng gì. Tuy nhiên, bạn cũng đâu muốn trở thành đối tượng gây nguy hiểm và bỏ trốn.