Là một người sinh năm 2000, học Ngoại Thương và chứng kiến những câu chuyện của các lứa em đằng sau thi Đại Học, mình thật sự rất cảm xúc, để viết lên những dòng này.
Disclaimer: Bài này là hoàn toàn theo quan điểm và trải nghiệm của mình. Nếu mọi người có ý kiến trái chiều thì có thể comment cho mình/em biết nhé. Mình thực sự mong muốn được học hỏi từ cộng đồng Spider ^^.
Nguồn - Báo VietNamnet.vn
Nguồn - Báo VietNamnet.vn
Mình có 3 đứa em họ hàng xa năm nay thi Đại học, 2 đứa em được 26.25 - 26.5, nhưng lại không đỗ nổi 1 trường nào trên Hà Nội, 1 đứa em được 24.5, và bạn có thể hình dung được đấy, nó thậm chí còn không đỗ 1 trường Đại học nào, kể cả nguyện vọng cuối cùng trong list. Bố mẹ em đến nhà mình và nói chuyện với mình, rằng họ thực sự buồn khi thấy con mình học ngày đêm nhưng lại không đỗ nổi 1 trường mong muốn. Còn có em mình biết, đăng kí 50 nguyện vọng và đỗ nguyện vọng thứ 47. Tức giận, ghét bản thân, khóc, tuyệt vọng, hay có em chia sẻ với mình rằng: "Em là tội đồ của cả nhà, khi có việc thi ĐH thôi cũng không làm nổi"..có lẽ là cảm xúc của nhiều 2k3 lúc này khi biết tin mình trượt ước mơ mình ấp ủ suốt 3 năm trời. Còn bố mẹ, mình nghĩ/mong rằng bậc cha mẹ nào cũng sẽ hiểu rằng, mình buồn 1 thì con mình buồn 100 vì tương lai là của con, con sẽ là người chịu trách nhiệm phần lớn, chỉ là cách thể hiện lúc này cho con là phù hợp hay không.
ĐIỂM SỐ ĐẠI HỌC TỐT VÀ ĐĂNG KÍ NGUYỆN VỌNG ĐÚNG LÀ HAI CÂU CHUYỆN HOÀN TOÀN KHÁC NHAU (1)
Mình học Ngoại Thương, khoa Kinh tế đối ngoại chất lượng thường, thi bằng điểm chay (không có ielts) và thừa 3 điểm ĐH. Hồi đó mình được giải quốc gia và cũng nằm trong đội tuyển suốt 3 năm học cấp 3. Khoa mình lấy 24.9, kém hơn năm nay 4 điểm. Mình nhớ rằng trước khi biết điểm, cộng đồng mạng đã đồng loạt lên án Bộ Giáo dục rằng tại sao họ lại tàn nhẫn với các em học sinh như thế, khi ra đề quá thách đố các em, hay bài cuối của môn Toán chỉ có giáo sư mới làm được...Có lẽ vì thế nên độ phân hóa điểm của năm mình vô cùng lớn, ai học cẩn thận chắc chắn sẽ được điểm tốt, ai học lơ mơ thì gần như là điểm thấp. Và chính vì điều này dẫn đến việc khóa của mình có những kết quả khá tích cực. Một là không đủ tự tin vào bản thân, và càng được củng cố khi biết điểm tầm thấp hơn so với mức mình nghĩ là 3-4 điểm, sẽ không dám chọn những trường mình mong muốn, mà lựa chọn an toàn ở những top thấp hơn. May mắn cho nhiều bạn rằng số điểm nó ở trạng thái thế này: NV1 < X < NV Expectation. Số kém may mắn thì có thể đỗ khoa đã ấp ủ từ lâu nhưng lại không đăng kí. Hai là những bạn tự tin, hoặc tìm hiểu kĩ trước khi nộp hồ sơ, sẽ vào được trường đúng như ý muốn.
Và rất nhiều trường hợp khác, nhưng nhìn chung là rất ít ai khi biết điểm đầu vào của Đại Học lại lên án Bộ giáo dục, hoặc xảy ra một case phổ biến lúc đó là lên án tiếp câu chuyện tại ra đề khó nên con tôi trượt, vì câu chuyện hậu sau khi biết điểm là đăng kí nguyện vọng, lại nằm phần lớn trong quyết định của chính mình.
Từ năm đó trở đi, có thể thấy điểm Đại học luôn cao chót vót, như khoa mình năm nay lấy gần 29 điểm - vậy trung bình phải 9.4 một môn mới có thể vào được trường, nếu không có bằng Ielts. Ai cũng thích điểm cao, và để vừa lòng phụ huynh, yếu tố dịch bệnh, hay các yếu tố bên ngoài khác, Bộ Giáo dục đã cho một đề thi không có nhiều sự phân hóa như năm của mình.
Và tất nhiên, "lạm phát" điểm xảy ra. Giờ đây, câu chuyện có đỗ Đại học hay không, lúc này không thể (phần lớn) đổ lỗi cho BGD được nữa. Vì có nhiều case khác nhau, nên trong bài viết này mình chỉ đề cập tới case phổ biến nhất là: Điểm tốt, nhưng lại trượt nguyện vọng mong muốn hay trượt Đại học vì đăng ký sai. Sở dĩ tại sao các em được điểm tương đối ổn nhưng không đỗ trường tốt hay đúng nguyện vọng của mình, hay trượt ĐH cũng nằm phần lớn ở việc : điểm "ảo". Điều này dẫn đến việc các em lựa chọn nguyện vọng chưa chính xác, chưa tìm hiểu kĩ trước khi điền lại danh sách nguyện vọng, hoặc tự tin rằng với số điểm này mình có thể đỗ được NV1, NV2..Câu chuyện chọn trường nào, rõ ràng rất quan trọng trong việc quyết định các em có đỗ ĐH, hay đỗ nguyện vọng mình mong muốn hay không.
Có nhiều lời khuyên động viên các em, mình biết rằng giờ đây có đọc thì cũng thấy không khấm khá gì so với sự thất bại quá lớn (là các em nghĩ vậy) đầu đời (hoặc đã vài lần rồi). Nên là một người đi trước, thì mình nghĩ rằng có một số điều mà các em 2k3 nên nhớ, cũng như các khóa sau, hay những người có ý định thi lại ĐH:
VỚI CÁC EM 2K3/TRƯỢT ĐẠI HỌC, KHÔNG VÀO ĐƯỢC TRƯỜNG NHƯ MÌNH MONG MUỐN LÚC NÀY:
Điều đầu tiên cho tất cả: cứ buồn đi. Nhưng phải đứng dậy, và có thể ghi nhớ:
- Nếu các em đỗ Đại học, nhưng vào trường gần như thấp nhất trong danh sách nguyện vọng của mình, thì đây chính xác là cơ hội tuyệt vời để các em tỏa sáng. Các cụ có câu "thà làm vua xứ mù còn hơn là làm thằng chột chỗ sáng". Việc các em được điểm cao hơn so với nguyện vọng em chọn, như em họ mình 26.5 nhưng đỗ vào trường với mức điểm sàn là 20 điểm, là cơ sở để mình tin rằng em có thể trở thành sinh viên ưu tú trong 4 năm Đại Học. Tất nhiên là có nhiều yếu tố khác, tất nhiên là không phải chỉ ở các em mà còn tất cả mọi người, nhưng quan trọng rằng điều đó có thể hoàn toàn làm được khi các em quyết tâm. Và các em biết đấy, trở thành một ngôi sao ở bất kì trường nào, không hề dễ nhưng khi em đạt được, chắc chắn sẽ có rất nhiều cơ hội mở ra như việc: được offer ở lại trường, được trường tài trợ đi học Thạc sĩ, được tham gia các chương trình exclusive với thầy cô như làm nghiên cứu...
Mình không hề nói rằng làm 1 người bình thường ở trường top là không tốt, cực tốt luôn đó chứ nhưng mà chắc chắn rằng việc mình cố gắng để nổi bật trong cộng đồng như thế sẽ khó hơn nhiều so với trở thành ngôi sao ở 1 trường với chất lượng đầu vào thấp hơn. Và mình tin rằng 2k3 có thể làm được. Đây chỉ là một gợi ý của mình để các em nhìn thấy ánh sáng nơi cuối đường, còn rất nhiều lựa chọn tuyệt vời khác và rất nhiều trường hợp sẽ xảy ra. Vì mỗi người có một con đường khác nhau.
- Nếu các em thực sự trượt Đại học (không đỗ một trường nào), thì không sao cả, bởi vì:
+ Trường quốc tế hay khoa quốc tế ví dụ như RMIT, BUV, IBD của NEU... đều thực sự tốt ngang ngửa, thậm chí hơn rất nhiều với các trường công top đầu tại VN. Mình đã chứng kiến lứa các bạn bằng tuổi mình, được đầu tư bài bản, tiếng anh master, và rất thành công, đều xuất phát từ những trường quốc tế.
+ Đi du học. Trải nghiệm. Cơ hội tuyệt vời để khám phá thế giới, tư duy,...điều mà mình ước rằng mình có được khi học Thạc Sĩ.
+ Nếu không được cả hai, hãy học Tiếng Anh. Dù em có muốn thi lại vào năm sau, hay không học Đại học, thì nó vô cùng cần thiết. Không một công ty nào offer mức lương "khủng" cho một sinh viên fresh graduate hoặc under-graduate (ví dụ như các công ty mình từng thi như Unilever, Shopee, Central Retail, Vingroup...) lại không yêu cầu điều kiện cần là Tiếng Anh. Và mình nghĩ rằng với những ai khởi nghiệp, hay đơn giản là mở rộng tầm mắt của mình lại không có Tiếng Anh trong tay. Cá nhân mình thấy thực sự TA rất có ích với mình, đơn giản việc có thể dịch bài viết hay về Business cho cộng đồng Spiderum đọc chẳng hạn (mình mới viết được 2 bài thui, và còn phải thay đổi nhiều nữa).
Và thực sự, còn vô vàn các con đường khác, case by case mỗi người lại khác nhau, nhưng không bao giờ (cực hiếm) có việc một người bình thường - sinh ra ở con số 0 và thậm chí là âm :(, có thể chờ tới một ngày "thời đến cản không kịp", chỉ khi nào chuẩn bị đủ, cố gắng đủ, và vô vàn các yếu tố khác cộng hưởng lại thì thời mới tới mà thôi.
VỚI CÁC EM 2K4,...trở về sau:
Như đã đề cập ở (1), bỏ qua chuyện các em phải cố gắng như thế nào để đạt được điểm số, chỉ tính chuyện sau khi các em biết điểm, thì việc các em cần làm, theo quan điểm của mình:
+ Có một người đi trước dẫn dắt về cách chọn trường, và người đó nên là người chắc chắn về những gì mình đề xuất. Ví dụ: em ruột mình 2k2, thi được 24 điểm, khi nhìn phổ điểm và đọc các bài báo, mình biết chắc rằng không thể đỗ được NEU, nên mình đã định hướng cho em vào IBD của NEU (hiểu đơn giản là khoa quốc tế, nhận bằng Anh Quốc). Và kết quả là giờ nó còn nói TA hay hơn cả mình :D, và mình phải mượn sách kinh tế của nó đọc (vì All in English còn mình thì đọc sách TV). Nếu không, hãy hỏi thật nhiều người, và tự mình quan sát, tìm hiểu để đưa ra lựa chọn tốt nhất.
+ Nên chọn lựa nhiều nhất có thể và rank từ trên cao xuống, lấy mức áng chừng từ các mức điểm của năm ngoái. Đừng nghĩ rằng mình chỉ có thể vào trường này, nếu không thì thôi. Đừng nghĩ rằng lựa chọn 10 là đủ, hãy chọn 20 đi. Nếu được thì chọn hẳn 50 trường (như case mình đã kể, đỗ NV 47 ^^). Càng nhiều càng tốt. Sai lầm của các em trượt ĐH mà mình biết là chọn cảm tính nhiều hơn, và tự tin rằng với mức điểm 25 trở lên thì trường nào cũng đỗ. Nhưng không nhé, sự thật có thể thấy rõ ràng ở năm nay và năm 2k2, 2k1. Hãy đau đầu vì nó, thay vì nghĩ rằng cứ chọn khoán nhé.

Cuối cùng,...

As always, những bài học trên mạng về sự thất bại, thành công, luôn luôn đúng trong thời điểm này, nên mình sẽ không nói nữa. Nhưng có một điều không bao giờ sai, rằng Đại học không phải con đường duy nhất, bởi vì mỗi người có một con đường riêng.
Có thể lấy ví dụ về cuộc đời của mình : Mình vừa trượt một cuộc thi tuyển dụng với mức lương thực sự vô cùng hấp dẫn với một đứa sinh viên tự lập mọi thứ từ năm 2 (không tính trước đó đã thất bại nhiều thứ khác), mình đã khóc nức nở, nhưng biết không, mình sẽ không bao giờ bỏ cuộc vì mục tiêu cuối cùng đâu. Vì sau mỗi lần thất bại, mình lại chăm chỉ hơn, hiểu được bản thân hơn về cả knowlege, skills, mental health...Nên mình thực sự rất trân trọng nó.
Có những mất mát bạn nghĩ rằng thật quá kinh khủng với bản thân, hay tại sao mình lại không được như người ta, thì hãy cứ tin rằng, sau này còn có những vấp ngã, những sự thật đau đớn hơn thế rất nhiều nhé =)). Remember, What doesn't kill you make you stronger ^^.
P/s: Dành tặng những spider đọc bài viết này quyển sách Factfulness đã thay đổi suy nghĩ của mình về cách nhìn nhận cuộc đời và thế giới qua những dòng chữ full of data (hoàn toàn không phải nói suông và xuất phát từ quan điểm cá nhân) chứng minh về những sự thật mà chúng ta phần lớn chắc chắn hiểu sai.
Bản Tiếng Anh