Tôi gửi imesage cho Dương khoe về loài hoa lạ tôi vừa kiếm được về sau chuyến leo núi. Nó chốt lại câu: "Ông nhảy từ rừng ah!"... Ah thì đúng mà. Nhưng tôi cần nó để trả lời câu hỏi. Nó là hoa gì! Có nhất thiết phải xinh xẻo vậy không? Và liệu tôi có thể trồng, nhân giống nó trong vườn nhà!?
V/về một loài hoa trên đường leo núi ở vùng Tây Bắc, Việt Nam, cụ thể đây là dãy Hoàng Liên Sơn. Nơi có rất nhiều kỳ hoa dị thảo. Người viết chuyên sâu hơn về sinh học con người, không có chút chuyên môn gì về cây cối. Tất cả những gì người viết có thể làm là google, lượm lặt, đối chiếu thông tin nhằm xác định chính xác nhất đây là loài gì, có quý hiếm và có độc hay không. Có độc thì ra chợ nào mua Tuyệt tình đơn để uống. Bài viết có một vài nội dung không phù hợp để thực hành trong thực tế.
Hoa báo xuân ghi nhận từ đường từ đỉnh Kỳ Quan San xuống lán Bành Hang. <i>Take by Phan</i>
Hoa báo xuân ghi nhận từ đường từ đỉnh Kỳ Quan San xuống lán Bành Hang. Take by Phan
Sách đỏ Việt Nam xuất bản năm 2007, Phần II- Thực vật
Trang 306-307, Sách đỏ Việt Nam năm 2007, Phần II- Thực vật, có miêu tả chi tiết về một loài thực vật số 236 đặc hữu hẹp của Việt Nam như sau:
HOA BÁO XUÂN SAPA- PRIMULA CHAPAENSIS Gagnep.1929. Synonym: Primula huana W. W. Smith.1936. Tên khác: Anh thảo Sapa Họ: Anh thảo- Primulacese Đặc điểm nhận dạng: Cỏ nhiều năm, có thân rễ dài 2 cm phủ đầy lông màu hung, mang 1-2 lá xuất phát từ gốc; phiến là hình tim, cỡ 10-28 x 8-20 cm, chóp tù hay nhọn, mép lá có răng nhỏ; cuống lá dài 15-25 cm; cuống hoa dài 1,5-2 cm. Đài hình chuông dài 6-10 mm, xẻ 5 thùy, đồng trưởng và dài đến 14 mm ở quả. Tràng màu hồng, gồm ống dài 10-12 mm và tận cùng là 5 thùy hình trứng ngược dài 4-5 mm; các thùy khía đôi. Nhị 5, đính ở họng tràng và đối diện với các thùy tràng. Bộ nhụy gồm 5 lá noãn hợp thành bầu thượng 1 ô chứa nhiều noãn. Quả nang chứa nhiều hạt.
Sinh học sinh thái: Ra hoa tháng 1-4, có quả tháng 5-8. Cây chịu bóng ưa đất ẩm nhiều mùn. Mọc rải rác vùng núi đá vôi, ở độ cao 1500-1600m. Phân bố: - Trong nước: Lào Cai (Sa Pa); - Thế giới: Trung Quốc (Vân Nam); Giá trị: Nguồn gen hiếm và độc đáo. Cây có dáng và hoa đẹp có thể trồng làm cảnh. Tình trạng: Khu vực phân bố rất hẹp (Ở Việt Nam mới tìm thấy ở một địa điểm), số cá thể gặp rất ít, môi trường sống xâm hại do nạn phá rừng. Phân hạng: VU A1 a, b, c Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá hiếm "R". Bảo vệ triệt để những cây còn lại trong vườn Quốc gia Hoàng Liên. Cá thể nhân giống để gây trồng. Tài liệu dẫn: CCVN, 1:889, FCLV, 26: 140; SĐVN: 221
Như vậy nhiều đặc điểm miêu tả về chủng loài này trong sách đỏ có nhiều nét tương đồng với loài hoa chúng tôi bắt gặp. Với cấp đánh giá hiếm "R" (bị đe dọa, có nguy cơ không còn nhìn thấy) việc bắt gặp một quần thể lớn ở ngoài khu bảo tồn là điều thật may mắn! :) Đừng nhổ nó!
Tuy nhiên với hình ảnh vẽ (ảnh vẽ được thực hiện vào năm 1996), không thể hiện ảnh màu, lá có nhiều khác biệt cho nên khó có thể khặng định loài hoa chúng tôi tìm thấy là Báo xuân Sapa.
Hoa báo xuân Bạch Mộc (Tên này do người viết đặt theo địa điểm phát hiển khi chưa xác định đích xác tên tuổi)
Ngày 18.3, Lai Châu, từ đỉnh Kỳ Quan San xuống lán Bành Hang, ở độ cao khoảng 2000m, chúng tôi bắt gặp từng khóm hoa hình dạng nhỏ nhắn, màu tím xanh tươi sáng. Hoa phân bố rải rác khoảng 60m theo chiều cao. Địa hình khu vực này tương đối dốc, rừng trúc dày, độ che phụ lớn, lớp thực bì mỏng, đất nhiều mùn ẩm.
Đây là loài hoa thân thảo có nhiều nét tương đồng với các loài hoa trồng trang trí phổ biến trong vườn. Tràng hoa gồm 5 cánh sắp xếp khá mất trật tự. Một vài bông so le theo kiểu sếp ngói nhưng phần lớn là so le chồng lên nhau. Mỗi cánh hoa chia nhỏ ở đầu cánh, từng cánh có răng cưa. Nhụy hoa vàng, thành vòng tròn lớn. Giữa nhụy và cánh có hình thành một vòng trắng tương đối rõ ràng. Hoa cao khoảng 12 cm, có thể mọc thành chùm 2 đến 3 bông. Lá màu xanh thẫm, chóp nhọn, cuống lá ngắn thuôn.
Địa điểm phát hiện chúng rất đa dạng, trải dọc theo dãy Hoàng Liên Sơn thuộc nhiều tỉnh (Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái), không chỉ gói gọn trong Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn thuộc địa phận Sa Pa.
Hoa Báo xuân Bạch Mộc. <i>Take by Hoa</i>
Hoa Báo xuân Bạch Mộc. Take by Hoa
Hoa báo xuân Putaleng.<i> Ảnh của bạn Toàn Quốc Lý- Hội Đam mê leo núi</i>
Hoa báo xuân Putaleng. Ảnh của bạn Toàn Quốc Lý- Hội Đam mê leo núi
Hoa Báo xuân Tà Chì Nhù cách vườn Quốc gia Hoàng Liên Sơn khoảng 70km theo đường chim bay. <i>Ảnh của bạn Hong Nguyen- Nhóm Đam mê leo núi</i>
Hoa Báo xuân Tà Chì Nhù cách vườn Quốc gia Hoàng Liên Sơn khoảng 70km theo đường chim bay. Ảnh của bạn Hong Nguyen- Nhóm Đam mê leo núi
Hoa báo xuân Bạch Mộc và Báo xuân Sapa cấp độ R là một!? (Qua mắt thấy, tay ngõ bàn phím, đây là đánh giá chủ quan của người viết dựa trên những luận cứ có được)
Hoa báo xuân - Primula là một chi của hơn 400 loài thân thảo lâu năm trong họ Primulaceae (Họ Anh thảo), phân bố rộng rãi trên toàn thế giới.
Những bông hoa nở vào mùa xuân này có nhiều kích cỡ, hình dạng và màu sắc khác nhau. Chúng là một trong những cây cảnh phổ biến nhất. Với những bông hoa sặc sỡ, tươi sáng, rực rỡ có nhiều màu sắc, lý tưởng cho trong vườn có bóng mát, rìa lối đi. (Primula (Primrose) – A to Z Flowers)
Hoa báo xuân trên kết quả tìm kiếm của GG Lens có kiểu giáng lá (giống 100%), hoa (tương tự 95%) với hoa Báo xuân Bạch Mộc. <a href="https://www.atozflowers.com/flower/primula/">Primula (Primrose) – A to Z Flowers</a>
Hoa báo xuân trên kết quả tìm kiếm của GG Lens có kiểu giáng lá (giống 100%), hoa (tương tự 95%) với hoa Báo xuân Bạch Mộc. Primula (Primrose) – A to Z Flowers
Hoa báo xuân màu violet xinh đẹp trên dãy Alpo của Thụy Sỹ. Violet blooming natural primula flowers on rock in alpine mountains in Switzerland
Hoa báo xuân màu violet xinh đẹp trên dãy Alpo của Thụy Sỹ. Violet blooming natural primula flowers on rock in alpine mountains in Switzerland
Như vậy hoa báo xuân là một loài phổ biến, sử dụng Googlelens có thể tìm kiếm rất nhiều loài có kiểu giáng đồng nhất về lá, thân, màu sắc và chỉ sai khác đôi chút về kiểu giáng cánh hoa loài hoa Báo xuân Bạch Mộc chúng tôi tìm bắt gặp (Hoa Bạch Mọc cách lá có răng cưa, giữa nhụy hoa vàng và cách hoa xuất hiện một vòng trắng khá rõ ràng).
Ngay cả trên núi Putaleng cũng xuất hiện một số khóm hoa có kiểu giáng tương tự đến 98%:
Hai loài hoa đặc điểm nhận dạng tương đồng đến 98% được chụp trên núi Putaleng. Hoa bên trái trên cánh hoa không có răng cưa, đây có thể là một biến dị do môi trường sống của nó<i>. Ảnh Toàn Quốc Lý- Hội Đam mê leo núi</i>
Hai loài hoa đặc điểm nhận dạng tương đồng đến 98% được chụp trên núi Putaleng. Hoa bên trái trên cánh hoa không có răng cưa, đây có thể là một biến dị do môi trường sống của nó. Ảnh Toàn Quốc Lý- Hội Đam mê leo núi
Một vài trang Web tiếng Việt có thể hiện Hoa báo xuân Sapa với ảnh minh họa là loài hoa chúng tôi bắt gặp trên núi Bạch Mộc tuy nhiên độ tin cậy các trang này không cao, không có dẫn nguồn, nếu có cũng là Sách đỏ Việt Nam.
Trang duoclieu.edu.vn, tại bài viết thực hiện 14.3.2018 bởi Dược sĩ Lưu Anh có ghi:
Một loài hoa mang tên của Thị trấn Sapa – Báo xuân Sapa (Primula chapaensis Gagnep). Một loài cây cho hoa rất đẹp và nằm trong Sách đỏ. Ở Việt Nam, mới chỉ gặp một điểm phân bố ở Sapa. Nơi còn lại gặp được loài này trong tự nhiên là huyện Mã Quan (Vân Nam – Trung Quốc, nên gọi là Mã Quan Báo xuân). Hai điểm phân bố này cách nhau ~90 km đường chim bay và ~160km đường “chim đi bộ” (qua cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu).
Như vậy Báo xuân Sapa có thể không phải là loài hoa chúng tôi đang tìm kiếm.
Hóa báo xuân Sapa trên trang <a href="https://spiderum.com/duoclieu.edu.vn">duoclieu.edu.vn</a> với đặc điểm lá và khu phực phân bố phù hợp với sách đỏ Việt Nam.
Hóa báo xuân Sapa trên trang duoclieu.edu.vn với đặc điểm lá và khu phực phân bố phù hợp với sách đỏ Việt Nam.
Nói tóm lại!
Sau 2 tuần trồng làm quen với điều kiện nuôi nhốt trong nhà, hoa đã tàn và người viết sẽ tiếp tục chăm sóc để tăng số lượng cá thể loài. Báo xuân Bạch Mộc là một loài hoa đẹp, việc xác định tên tuổi chính xác cần tới các chuyên gia về thực vật (Or người viết có thể chờ sách đỏ Việt Nam update bản full màu để viết Season 2). Người viết không hỵ vọng nó là loài hoa mới, chỉ kỳ vọng nó được phổ biến rộng rãi và biến nó thành một loài đặc trưng của Sapa.
Lt Phan. 30.3.2023