Nếu như các bạn quan tâm và chú ý đến bài đăng này, thì hẳn các bạn đã rất nhiều lần nghe thấy những câu kiểu như "Mày chơi game cho lắm vào, rồi có ngày mày sẽ…" thế này và thế kia. Thưa các bạn, chúng ta đang sống trong một thế giới với rất nhiều định kiến và sai lầm. Tương tự đối với ngành công nghiệp game. Nhiều người, họ luôn miệng nói game là thứ nguy hại, tồi tệ, dơ bẩn. Theo thời gian, điều đó trở thành định kiến. Lí do là bởi ngành công nghiệp game còn rất mới và lạ, và khi rất mới và lạ, người ta dễ nhìn vào cái tiêu cực và đánh đồng về bản chất của nó.
Nhưng có một sự thật thú vị rằng chỉ riêng trong năm 2019, ngành công nghiệp GAME đã thu về tới 151.9 triệu đô la. Wow. Một con số khổng lồ. Điều đó chứng tỏ GAME đem lại một nguồn lợi ích to lớn kinh tế và xã hội và không hẳn là xấu xa như nhiều người quan niệm. Vậy...

GAME LÀ GÌ?

Từ điển sẽ nói cho bạn rằng GAME là “một trò chơi mà trong đó, người chơi cố gắng để đạt được một mục tiêu nhất định như vượt qua thử thách hoặc giành điểm thưởng, được dựa trên luật chơi và sử dụng các vật phẩm hỗ trợ kèm theo trò chơi.”
Trong cuốn sách “The Grasshopper: Games, Life and Utopia”, Bernard Suits đã định nghĩa về việc chơi game là "the voluntary attempt to overcome unnecessary obstacles" (Tạm dịch: Chơi game, giống như “một nỗ lực mang tính tự nguyện nhằm vượt qua các trở ngại không cần thiết.) Đó là một định nghĩa chuẩn.
Nhưng ai mà nhớ được. Nhà thiết kế trò chơi Chris Crawford đã nghĩ ra một cách phân loại thú vị và có hệ thống để giải thích điều đó. Ông gọi tất cả những thứ bạn tương tác nhằm mục đích giải trí là “game”.
Khi bạn vận dụng óc sáng tạo để vẽ một bức tranh, hay làm một bài thơ,… bạn đang làm vì cái đẹp, vì nghệ thuật. Nếu bạn làm những điều trên với mục đích thương mại thì sản phẩm đầu ra sẽ là giải trí ví dụ như phim, sách, kịch,… hay gọi chung là media. Khi có sự tương tác, sản phẩm của bạn sẽ trở thành một món đồ chơi như fidgetspinner. Chơi lâu cũng chán, bạn muốn thử thách bản thân? Hãy tạo ra một mục tiêu. Đến đây, nếu không có đối thủ, không có ai để tranh đua cùng thì đơn thuần đó chỉ là một câu đố, một thứ cần được giải mã (puzzle) như khối rubik chẳng hạn. Còn nếu có đối thủ, một sự mâu thuẫn, đối đầu từ hai hay nhiều phía, cạnh tranh với nhau để đạt mục tiêu được nảy sinh. Tuy nhiên nếu không can thiệp đến nhau, nó chỉ dừng lại ở mức cuộc thi chẳng hạn như bơi, trượt băng. Còn nếu có thì sao? Bạn chính thức vừa tạo ra một trò chơi và cuộc vui bắt đầu. GAME ON! Do đó nếu hiểu theo cách phân loại này thì GAME là tập hợp của những cụm từ in đậm ở trên, hội tụ tinh hoa của sự sáng tạo, niềm vui mà vẫn căng như dây đàn, khiến con người thỏa mãn và chìm đắm.
SƠ ĐỒ PHÂN LOẠI GAME CỦA CHRIS CRAWFORD
SƠ ĐỒ PHÂN LOẠI GAME CỦA CHRIS CRAWFORD
Khi chơi game, ta nhắm đến một mục tiêu nhất định. Mục tiêu có thể là điều kiện, yêu cầu để chiến thắng, hoặc việc xây dựng chiến thuật. Ví dụ, điều kiện của trò “Oẳn tù tì” là phải thắng đối phương, nhưng để chơi thì người chơi cần có chiến lược lựa chọn khi nào ra kéo, búa và bao để thắng. Hãy nhìn vào sự khác biệt giữa chúng.
Đặc biệt, điều hấp dẫn nhất ở một game là quá trình ta chơi game đó. Khi mà về cơ bản, mỗi lần chơi sẽ rất khác nhau và ta sẽ không biết trước được kết cục. Giống như biến cố với xác suất trong toán học vậy. Mỗi lần chơi là một biến cố và những gì thực sự diễn ra khi đó là xác suất có thể. Nói tóm lại, đó gọi là những ”cơ hội” trong game và chúng được hình thành bởi những hành động như chia bài, tung xúc sắc, phân vai,... hoàn toàn ngẫu nhiên.
Nhưng nhìn chung, game mang tính giải trí và vui vẻ. Và nó cũng tác động tích cực lên trí tuệ và cảm xúc, tinh thần, kỹ năng con người. Ta vận dụng tính logic để hiểu luật chơi, áp dụng thành chiến thuật, rồi vận dụng các kỹ năng phán đoán, óc quan sát, suy nghĩ, hay cảm giác cạnh tranh công bằng lành mạnh để chơi một game.
Đó là những định nghĩa cơ bản, khái quát nhất về game. Game không bao giờ nên được mặc định là chỉ những trò chơi trên điện thoại. Game rộng hơn và đa dạng về thể loại và hình thức chơi. Cho nên đừng đánh đồng và quy chụp. Sau tất cả, game không xấu, chỉ có những người “xấu” làm game trở nên xấu đi mà thôi.
Bài viết gốc được đăng tải trên Blog Game hóa: