Tôi biết mà. Tôi biết điều này sẽ xảy ra với tôi. 
Họ sẽ không bao giờ để tôi trở thành tổng thống.


Bài viết của một phóng viên đưa tin về chiến dịch của Hillary Clinton từ đầu mùa bầu cử cho đến khoảnh khắc cuối cùng.
Tình hình dần trở nên tệ hơn khi một vài người nói với tôi rằng Chelsea Clinton đã bật nắp Sâm Panh. Lúc đó chỉ mới 9 giờ tối vào đêm bầu cử và cô ấy đang được làm tóc và trang điểm trong phòng khách sạn Peninsula. Cô ấy ngừng lại rồi bắt đầu rót thứ rượu, mà có người cho là Veuve Clicquot, vào ly của mọi người. Cô đinh ninh rằng trong vài giờ đầu, chiến thắng sớm của Donald Trump tại những bang đỏ (West Virginia, Oklahoma, Alabama) sẽ kết thúc và bản đồ đại cử tri sẽ sớm trở lại có lợi cho mẹ của cô.
Ba giờ sau, Vành đai Rỉ sét (Rust Belt) đang chìm trong sắc đỏ, và ai đó phải đi báo tin này cho bà Hillary Clinton.
Người ủng hộ bà Hillary theo dõi cuộc bầu cử tại New York. Todd Heisler/The New York Times
Quản lý chiến dịch, Robby Mook, lúc này đã kiệt sức và bi quan, nói với sếp mình rằng bà ấy sẽ thua. Bà không tỏ ra ngạc nhiên cho lắm.
"Tôi biết mà. Tôi biết điều này sẽ xảy ra với tôi," bà nói, chỉ cách khuôn mặt xám lại của Mook vài inch. "Họ sẽ không bao giờ để tôi trở thành tổng thống".
Vào tháng 7 năm 2013, Jill Abramson, cựu tổng biên tập của New York Times phân công cho tôi chuyên mục Hillary trước thềm bầu cử 2016. Đó là 649 ngày trước khi bà Clinton thông báo rằng bà sẽ tranh cử lại, và 1,226 ngày trước khi bà thua ông Trump.
Hillary Clinton, bên trái Bill Clinton, và Tim Kaine, đang đọc diễn văn thua cuộc tại Manhattan vào ngày sau đêm bầu cử. Ruth Fremson/The New York Times
Mỗi quyết định lớn trong độ tuổi 20 và 30 của đời tôi - khi nào nên cưới, khi nào mua căn hộ, có nên đông lạnh trứng của mình cho đến hậu bầu cử - đều xoay quanh một câu hỏi lởn vởn trong tâm trí tôi: Vậy còn Hillary Clinton thì sao?
Tôi nghĩ rằng, nếu có ai đó biết kẻ mà bà Clinton thường ám chỉ đến với từ "they", đại diện cho một đội quân kẻ địch (cả có thật lẫn tưởng tượng) đã dồn hết sức mạnh và khiến bà thua trong cuộc đua đến chức tổng thống dễ thắng nhất trong lịch sử hiện đại, thì đó chính là tôi.
Họ là thuyết âm mưu lớn của phe cánh hữu. Họ là chế độ phụ quyền mà sẽ không bao giờ để một đệ nhất phu nhân đầy tham vọng phá vỡ "cái tấm kính cao nhất, dày nhất" ấy. Họ là những người dân sống tại Wisconsin và giám đốc FBI James Comey. Họ là những phụ nữ nông thôn da trắng, thà bỏ phiếu cho một người đàn ông từng khoác lác về xâm hại tình dục còn hơn là một người phụ nữ tỏ ra mỉa mai xuất thân của họ.
Kết quả hình ảnh cho white women trump supporters
Ảnh: Breibart
Và đúng vậy, họ là những phóng viên chính trị ("có cái tôi lớn và vô não," bà gọi chúng tôi như vậy) thích lởn vởn quanh bà chuyện email và bị điêu đứng bởi sự hào nhoáng của ứng viên truyền hình thực tế đầu tiên.
Đó là điều khó chịu để nhận ra rằng, bạn đã ở phe sai lầm của lịch sử. Hàng tháng hậu bầu cử, mỗi lần tôi nghe những từ "Nga" và "thông đồng", hiện thực này lại xuất hiện trong đầu tôi, gói gọn mọi thứ.
Hillary Clinton trên đường vận động tranh cử, đang rời phi cơ của mình tại Ohio, một vài ngày sau khi email của chủ tịch chiến dịch của bà bị hack. Doug Mills/The New York Times
Và điều kì lạ là, mùng 7 tháng 10, 2016, lại bắt đầu như mọi ngày. 
Phòng tin của Times yên tĩnh vào buổi chiều đó. Và rồi, khoảng 4 giờ chiều, tôi nghe thấy tiếng "Ôi Chúa ơi," và "Ôi, Chúa" và "Jesus Christ" từ phòng này lan sang phòng khác cho đến khi những người đồng nghiệp tôi nghe như thể một dàn đồng ca trong nhà thờ. Tờ Washington Post vừa đăng tải video của một ứng viên tổng thống đảng Cộng Hòa khoe khoang về việc        xâm hại tình dục phụ nữ.
Tôi nhìn chằm chằm vào màn hình, và cứng đờ toàn thân như cảnh pause lúc ông Trump và Billy Bush bước xuống xe bus, và một nữ diễn viên vô danh đang chuẩn bị đón họ.

Tôi vẫn trong sự rối rắm này vào lúc 4:30 p.m. khi WikiLeaks tweet một link dẫn dẫn đến những email từ hòm thư Gmail của chủ tịch chiến dịch của bà Clinton, John Podesta, bao gồm những đoạn ghi âm từ bài phát biểu của bà cho những công ty phố Wall.
Việc bà Clinton từ chối công khai những bài phát biểu này đã gây tranh cãi lớn trong bầu cử sơ bộ của Đảng Dân Chủ, tôi thường nhìn thấy những người biểu tình cầm biểu ngữ nói rằng "Tôi chỉ muốn ngồi nhà đọc những bài phát biểu Goldman Sachs của bà." Giờ đây những đoạn sốt dẻo của những tài liệu khó tìm nhất đã hạ cánh trên đùi của chúng ta.
Nhưng đó không phải là tin đặc biệt. Đó là giống như một vụ cướp ngân hàng.
Các biên tập viên và phóng viên nhanh chóng thảo luận cách xử lý các email đó. Mọi người đồng tình rằng bởi những email này đã được công khai, và không hề quan trọng đối với cử tri - đó là công việc của báo Times để "xác nhận" và "ngữ cảnh hóa" chúng. Tôi không tranh biện rằng dường như những email này bị trộm bởi một chính phủ thù địch nước ngoài mà đã dàn dựng cuộc tấn công vào hệ thống bầu cử của chúng ta. Tôi không trì hoãn việc đăng bài cho đến khi chúng tôi có một cuộc thảo luận thấu đáo hơn. Tôi không hề nhắc đến khả năng chúng tôi sẽ trở thành con rối trong kế hoạch của Vladimir Putin. Tôi viết bài.
Vào tháng 12, sau bầu cử, những người đồng nghiệp của tôi tại Washington viết một bài báo (sau này đã giành giải Pilitzer) về người Nga đã triển khai một kế hoạch tin tặc hoàn hảo như thế nào. Tôi đang ngồi trên tàu khi đọc tin đó. Tôi chưa có phần việc mới nào và vẫn đang cố tồn tại trong cái không khí hậu bầu cử mà phải mất mấy tháng nó mới tan biến. Tôi chắc hẳn đã đọc dòng này 15 lần: "Tất cả những nhà xuất bản lớn, bao gồm The Times mà đã đưa tin về email rò rỉ trên WikiLeaks của DNC (Ủy Ban Đảng Dân Chủ) và Podesta, đều vô tình trở thành công cụ của tình báo Nga."
Bà Clinton bay đến một buổi vận động tại Pittsburgh vào ngày Thứ Sáu trước ngày bầu cử. Ảnh: New York Times.
Những "dư luận viên" của Bernie và Trump trên Twitter đã gọi tôi là con điếm mặt lừa và cò mồi của Hillary, nhưng không gì đau đớn hơn khi chính những người đồng nghiệp của tôi gọi tôi là công cụ của tình báo Nga. Và phần tệ nhất là, họ đã đúng.
Một vài tuần trước Ngày Bầu cử, tôi mắc kẹt trong phòng làm việc và đọc cẩn thận email của Podesta. Tôi muốn ra ngoài. "Tôi cảm thấy cuộc bầu cử đang không diễn ra trong phòng làm việc của mình," Tôi nói. "Nhưng nó đã kết thúc," một biên tập viên đáp lại, rồi nhắc lại tôi rằng Times đã dự báo bà Clinton có 93 phần trăm chiến thắng.  Những "They" xấu xa đang cố giữ tấm kính vững chắc đó, lúc này, có vẻ không mạnh chút nào.
Cho đến ngày cuối cùng vận động, tôi không hề cảm thấy đây là một chiến dịch tranh cử đang dành phần thắng. Không phải là tôi nghĩ ông Trump sẽ thắng. Tôi tin vào số liệu. Nhưng tôi không thể rũ bỏ cảm giác khó chịu rằng cho dù có bao nhiêu người tôi gặp ở những nhà thờ cho người da màu, ở sảnh công đoàn hay nhà thể chất của trường học cấp ba trên cả nước đã chia sẻ với Hillary Clinton những vấn đề của họ, cho dù có bao nhiêu người phụ nữ cùng hô khẩu hiệu, "Deal me in!", bà ấy cũng sẽ không thể thắng.
Tôi đưa mắt đảo quanh một buổi vận động phiếu bầu tại Akron, Ohio. Còn chỉ hơn 1 tháng nữa là đến Ngày Bầu Cử. Có hàng chục ghế trống tại khu báo chí. Đống dây điện rối tung để trên những chiếc bàn gấp. 
Người ủng hộ bà Clinton tại buổi vận động tại Arkon, Ohio, 2016. Ảnh: he New York Times.
Tôi nhớ lại sự kiện Harkin Steak Fry, một sự kiện chính trị của Đảng Dân Chủ, vào mùa thu 2014, đó là trước khi bà Clinton trở thành ứng viên và khi ông Trump còn là ngôi sao truyền hình, khi bà còn là sự ám ảnh của truyền thông. Hai trăm phóng viên đứng dọc bãi cỏ để chụp lấy câu chuyện hấp dẫn và drama mà báo Salon gọi là "một năm chính trị mù mịt sắp tới".
Kết quả hình ảnh cho hillary clinton harkin steak fry

Một người phụ nữ với một cơ hội thực sự để trở thành tổng thống, giành được sự chú ý của thế giới bằng một cú lật thịt bò, vẫn chưa đăng kí tranh cử khi mùa bầu cử giữa nhiệm kỳ đang tới.
Tôi luôn nghĩ rằng đây là cách mà Hillary Clinton sẽ chiến thắng. Đó là một lối suy nghĩ đau đớn luôn được áp đặt cho bà: Bà ấy được mong đợi sở hữu sự cứng rắn của một tổng tư lệnh, sự ấm áp của một người bạn gái và khiếu hài hước của một người bạn say xỉn. Và nếu như bà sở hữu mọi điều như vậy, vẫn sẽ có nhiều người nghĩ ra một phẩm chất nào đó mà bà thiếu, bởi đơn giản, chúng ta không hề có một khuôn mẫu cho một nữ tổng thống. Một anh hùng nữ quyền đầy cam chịu sẽ không làm nên lịch sử trong một đại tiệc đầy hoa lá, mà ở trong một thực tế ảm đạm.
Cuối mùa thu năm đó, nhóm báo chí đi thực tế của chúng tôi lấy tên là "the Girls on the Bus" bởi nhóm chúng tôi luôn có khoảng 20 phóng viên, và 18 người trong số đó là phụ nữ. Chúng tôi gọi chiến dịch của bà là "Hillary's Death March to Victory".
Bà Clinton bước xuống bục sau buổi diễn thuyết tại Manchester, N.H., hai ngày trước ngày bầu cử. Ảnh: The New York Times.
Bà ấy rập khuôn vào bài phát biểu. "Xin chào [điền tên thành phố của bang dao động vào đây]!"
Bà đọc một đoạn ngắn về việc lập danh sách. "Tôi có một kế hoạch cho tất cả mọi thứ. "Bạn biết đấy, có thể đây là việc dành cho phụ nữ. Chúng ta lập danh sách, đúng không? Tôi thích lên danh sách. Và tôi tôi thích gạch bỏ những thứ trong danh sách đi!"
Nếu tôi phải chỉ ra một động lực thúc đẩy duy nhất đằng sau ứng viên Hillary, rõ ràng đó là khao khát làm cho xong công việc này. "Cuộc bầu cử chỉ còn cách 10 ngày nữa." bà nói tại một buổi vận động tại Des Moines. "11 ngày, nhưng chúng ta chỉ còn nửa ngày hôm nay ".
Hồi tôi mới bắt đầu đưa tin bà Clinton năm 2007 cho báo Wall Street Journal, bà là một thượng nghị sĩ thực tế luôn gần gũi với cử tri tại bang mình. Nhưng trong lần tranh cử thứ hai, bà như một Rip Van Winkle, thức giấc sau một nhiệm kỳ làm ngoại trưởng, để rồi nhận ra đây là đất nước hoàn toàn xa lạ. Bà ấy đã bỏ lỡ sự trỗi dậy của Đảng Trà. Bà đã bỏ lỡ phong trào Occupy Wall Street và sự giận dữ của người dân về chăm sóc sức khỏe, cứu trợ ngân hàng và 1%. (Ý của tác giả: Tại Mỹ, nhóm 1/10 của 1% dân số sở hữu của cải tương đương với 90% còn lại).
Và vào đầu năm 2015, khi những cố vấn nói với bà rằng người dân không còn muốn được gọi là tầng lớp trung lưu - một dữ liệu nói lên sự chuyển đổi quan trọng trong tâm lý người Mỹ, và rõ ràng là một điềm báo rằng đang có điều gì đó khác biệt trong cuộc bầu cử này - Hillary Clinton chỉ nhìn nhận đây như một thử thách về ngôn ngữ. 
Người ủng hộ Clinton tại Las Vegas vào ngày 12 tháng 10 năm 2016. Ảnh: The New York Times.
Cố vấn của bà đã đưa ra một cái tên khác cho nhóm người khác lạ này, bao gồm 121 triệu người Mỹ, những người không ai khác chính là tầng lớp trung lưu. Đó là Người Mỹ thường ngày! (Everyday Americans). Nghe như thể Walmart - Giá rẻ mỗi ngày vậy. 
"Người Mỹ thường ngày muốn một người tranh đấu, và tôi muốn là người tranh đấu ấy," bà Clinton lặp lại cụm khẩu hiệu này vài tháng cho tới khi ban tranh cử của bà đã thử nghiệm 84 khẩu hiệu thay thế khác.
Chúng tôi sử dụng cụm danh từ "Người thường ngày" không lâu sau đó. Khi một hàng dài phụ nữ xếp hàng bên ngoài một sự kiện tại North Charleston, S.C., chúng tôi hỏi ban vận động, "Còn bao nhiêu Người thường ngày không thể vào trong?"
Bà Clinton tỏ ra biểu cảm với câu hỏi bà cảm thấy thế nào trong ngày sinh nhật, vào ngày 26/10/2016. Ảnh: New York Times.
Ngay cả trụ sở ban vận động tại Brooklyn cũng không miễn nhiễm với cách gọi ấy. Khi Chelsea Clinton yêu cầu một phi cơ riêng để bay tới một sự kiện, ông Podesta nhún vai. "Cô ta không phải một người Mỹ thường ngày," ông nói.
Giờ đây chúng ta có một chính quyền mà không có bất cứ người thường ngày nào bên trong. Chúng ta đang sống trong sự hỗn loạn của chính quyền Trump, và Robert Mueller đang tiếp tục điều tra vào khả năng thông đồng giữa ban vận động Trump và nước Nga. Hillary Clinton giờ đây đã thích ứng với cuộc sống phi thực tế với việc nói chuyện tại những hội nghị của phụ nữ. Tôi bắt đầu nhận ra "they" mà bà ấy kể lại đêm bầu cử đã thay đổi.
Họ là thuật toán và sự xâm phạm dữ liệu của Facebook. Họ là Tin Giả được tạo dựng nên bởi quân đội mạng của Putin. Họ là những hacker trong bóng đêm đã đánh cắp lấy email của chủ tịch ban vận động của bà với hi vọng làm suy yếu nền dân chủ của chúng ta. Và họ là The Times và tôi và tất cả những nhà báo đã đưa tin về những email bị đánh cắp đó.
Bà Hillary tại Miami, tháng 10, 2016. Ảnh: The New York Times.
Tất nhiên, tất cả những thế lực bên ngoài đáng lẽ đã không đáng lo hay gây nhiều áp lực lên tôi, lên đất nước, nếu Hillary, ban vận động của bà cùng những trợ tá lâu năm của bà - họ như thể một hòm đồ chơi cũ kỳ, gồm những người đã bật đèn xanh cho những phán đoán tệ nhất của bà từ những năm 1990 - cho phép cuộc bầu cử quá sát nút từ những lúc đầu tiên. Người Nga, sau tất cả, đâu có xâm nhập vào lịch trình của bà và xóa đi tất cả buổi vận động tại Wisconsin. (Bà Hillary bất ngờ để thua Wisconsin dù đây là bang đã bầu cho Đảng Dân Chủ liên tục từ năm 1988 và được coi là "Thành trì Xanh").
Tôi chưa từng kể cho ai điều này. Một lần khi tôi đến thăm trụ sở ban vận động tại Brooklyn, tôi nhìn thấy một chiếc IPhone trong nhà vệ sinh nữ. Tôi không chắc, nhưng nó có vẻ thuộc về một trong những trợ tá của ông Podesta bởi khi tôi cầm nó lên, một loại thông báo về lịch trình của ông hiện trên màn hình. Tôi đặt nó trở lại trên bồn rửa rồi đi vào buồng vệ sinh, đi ra và rửa tay. Tôi để điện thoại nguyên ở đó, sợ rằng nếu tôi bật nó lên một lần nữa, hay chỉ chạm vào, những trợ tá sẽ nghĩ tôi đọc trộm. Hành động này có thể coi như một sự xâm phạm mà nhẹ nhất sẽ làm giấy mời đến trụ sợ bị hủy bỏ và nặng nhất, sẽ khiến tôi bị khai trừ khỏi mục báo này vì hành vi trái quy tắc.
Kết quả hình ảnh cho john podesta concession speech
Ông John Podesta, chủ tịch ban vận động của bà Clinton, phát biểu trong đêm bầu cử, sau khi kết quả được dự báo rằng bà Clinton không thể thắng. Ảnh: Washington Examiner.
Tôi không thể giải thích tại sao, tôi không nghĩ việc đưa tin về những email bị đánh cắp của John Podesta có sự khác biệt so với những tin tức bình thường khác.