Hồng Đăng viết, hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm. Có lẽ nào anh lại quên em, có lẽ nào anh lại quên em?

Trịnh Công Sơn viết, Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, mùa hoa sữa về, thơm từng cơn gió...

Hoàng Hiệp viết, nhớ phố Quang Trung, đường Nguyễn Du những đêm hoa sữa thơm nồng...

Phú Quang viết, chỉ còn mùi hoa sữa nồng nàn trong căn phòng nhỏ, đêm cuối thu trăng lạnh mờ sương...

Trương Quý Hải viết, hoa sữa thôi rơi, ta bên nhau một chiều tan lớp...

Trẻ trung hơn nữa có:

Hoa sữa rơi vây đầy quanh trên đường nơi anh thường đi với em

Chúng ta nhìn ra được gì, qua thống kê trên?! Họ đều là những vị nhạc sĩ tài hoa, và hoa sữa trong những ca khúc đó, đều là hình ảnh nổi bật tạo nên giá trị cốt lõi cho những tình khúc không chỉ lãng mạn, mà còn là nổi tiếng.

Rượu thơm gái đẹp ngập mồm, có ai chưa từng ngân nga những ca khúc đó?!

***

Không mấy ai biết rằng ngoài danh xưng rất lãng mạn là Hoa Sữa, thì loài hoa này còn có một tên gọi khá phũ phàng, là hoa Mò Cua. Nó cũng từa tựa như sự phũ phàng từ Hoa Cứt Lợn, một loại hoa rất đẹp và bình dị.

Năm 1994, lần đầu tiên có một vụ kiện hoa sữa, diễn ra ở một tỉnh miền Trung tớ quên mẹ, hình như là Đà Nẵng. Ngày đó, hoa sữa là vấn nạn của một dãy miền Trung, bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng..., sau này có thêm ở một số tỉnh Tây Bắc, như Lạng Sơn chẳng hạn. Tất cả, bắt nguồn từ sự lười biếng và thiếu hiểu biết và bắt chước lãng mạn quá đà của anh em công quyền nhà ta. Hoa sữa dễ trồng, dễ chăm, gỗ lành, bóng mát, tán rộng và tròn.

Mỗi tội mùi thì khắm quá thể khắm, hehe.

***

Tại sao bọn văn nghệ sĩ lại thích chém gió về hoa sữa, và chúng có thật lòng yêu nồng nàn hương vị này đến thế không?!

(Ngắt câu viều)