Sự thỏa mãn của một người là không có giới hạn, khi đạt được điều này, chúng ta lại nhanh chóng muốn có một cái khác.
Ví dụ 1: Nếu trúng số 10 tỷ, ngày đầu tiên, ngày thứ 2, ngày thứ 3, bạn hoàn toàn chìm vào một niềm vui sướng vì trời ơi, tôi trúng số rồi. Hạnh phúc tràn trề và sự thoải mái lên tới đỉnh điểm, bạn có thể đi mua nhà, mua xe, nuôi gái và làm những điều hàng loại phía sau, trông thích lắm.
Vẻ mặt của tôi khi biết mình trúng số ( Phim: Bổng dưng trúng số)
Vẻ mặt của tôi khi biết mình trúng số ( Phim: Bổng dưng trúng số)
Nhưng sau khi đạt được những điều đó rồi thì. Trước đây, lo miếng ăn qua ngày thì giờ không phải lo, nhưng cứ thấy trong người nó sao sao, kiểu gì đó, mà không thể hình dung được, ngày qua ngày lại qua ngày sau khoảng độ thời gian thì.
Mọi cảm giác vui sướng, hạnh phúc, hân hoan như ngày đầu đã biến mất. Cảm giác khi đi con xe BMW, ta thấy nó cũng bình thường, mấy em chân dài ta thấy cũng bình thường. 
Ví dụ 2: Tôi nhớ thằng em họ vào năm lớp 4, bố nó mua cho nó chiếc xe đạp, oách lắm nha. Sáng nào cũng dậy sớm làm ướt cái khăn rồi lau đi lau lại con xe, rồi còn đòi đi mua đồ ăn sáng cho bà nội bằng con xe này nữa.
Nhưng sau một thời gian thì. ''Bin ơi''
Nguồn ảnh từ trên mạng không phải xe của Bin nha
Nguồn ảnh từ trên mạng không phải xe của Bin nha
-Nãy tao đi xe mày bị rớt xuống ruộng á,
Bin trả lời rằng: Dạ, để nó đi
Ví dụ 3: Đặc biệt, đối với những người yêu thích và mua sắp những sản phẩm công nghệ hay quần áo .....càng như thế. Họ tình nguyện đứng hàng dài để mua những sản phẩm mới ra lò, nhưng cũng chỉ vài tháng sau, cảm giác chán chường nhanh chóng ập tới mà chính họ cũng không rõ nguyên nhân từ đâu.
Công nhận thì thời trang trong ''Emily in paris'' rất ấn tượng, nên mai tui sẽ chạy đi mua mẫu item này mới được.
Công nhận thì thời trang trong ''Emily in paris'' rất ấn tượng, nên mai tui sẽ chạy đi mua mẫu item này mới được.
Ví dụ 4: Đặc biệt, khi yêu hay trong mối quan hệ trạng thái thích nghi với khoái lạc cũng được thể hiện rõ ràng. Sự hứng thú, mới lạ với người mình yêu lúc đầu, sự thông cảm và thấu hiểu ở đoạn giữa và cuối cùng là sự chán chường, cảm giác quen thuộc với người ấy và suy nghĩ kết thúc mối quan hệ và tìm người mới. 
Couple trong Cặp đôi oan gia và hành trình tìm lại tình yêu
Couple trong Cặp đôi oan gia và hành trình tìm lại tình yêu
Như vậy: Toàn bộ quá trình được thu gọn và diễn ra như sau: 1. Xuất hiện ham muốn. 2. Tìm cách thỏa mãn 3. Có được điều mình ham muốn và thỏa mãn được với bản thân 4. Thích nghi với những khoái lạc và coi sự tồn tại của nó là hiển nhiên. 5. Suy nghĩ và tìm tòi về một thứ gì đó mà bản thân mình ham muốn khác. 6. Tiếp tục chặng đường như trên.
Các ví dụ trên đều nhằm thể hiện:

Hiệu ứng thích nghi với khoái lạc

 Hedonic adaptation - quá trình trí óc thích nghi với các tác nhân tích cực hoặc tiêu cực, và dần phai nhạt cảm xúc với chúng (dù là tích cực hay tiêu cực) theo thời gian. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy không còn hạnh phúc với điều mình đang có, và liên tục tìm kiếm thứ tốt hơn để thấy vui vẻ hơn.
Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao để khiến bản thân không còn tình trạng kia nữa, không còn thì hơn quá nhưng làm sao để bản thân bớt bớt lại cái nết như trên?
Làm sao để chúng ta tìm ra cốt lõi của sự hạnh phúc và biết trân trọng với những điều mình đang có trong cuộc sống hiện tại?
Kĩ thuật được tác giả trong chủ nghĩ khắc kỉ đề cập tới là:

Kỹ thuật tưởng tượng tiêu cực

Nói về ví dụ: cảm không còn mới mẻ như ngày đầu khi ở cạnh người bạn yêu. Khi yêu nhau, kết hôn chúng ta thường cho rằng họ sẽ tồn tại với chúng ta mãi mãi ( mãi mãi là bao lâu thì mình cũng không biết) nhưng kiểu mình mặc định trong tâm thức của mình là họ sẽ tồn tại mãi mãi, kiểu trong tương lai gần gần.
Và đến một ngày nào đó không may mắn họ lỡ biến mất khỏi chúng ta, cãi vả làm tan vỡ mối quan hệ hay tai nạn cướp mất đi tính mạng, chúng ta sẽ trở nên hối hận và đau đớn hơn bao giờ hết để chấp nhận hiện thực trên, chúng ta trở nên đầy tự trách vì không biết biết thương cậu ta nhiều hơn nữa. Chúng ta liên tục tự vấn bản thân: ''tại sao lại không yêu thương, không trân trọng cậu ta nhiều hơn thế nữa''. Sẽ như thế nào nếu chúng ta tiếp tục bị dặt vặt với những câu hỏi trên trong thời gian dài.
Trong chủ nghĩ khắc kỉ cho rằng: chúng ta cần phải nghĩ tới sự ra đi, cái chết và những điều tồi tệ sẽ có một ngày nào đó xảy đến với người ấy, với chúng ta. Tức là suy nghĩ tới những gì mang tính ''tiêu cực'' đối với việc nào đó đang hiện diện xung quanh chúng ta và quan trọng là đối với những ham muốn mà chúng ta đang cảm thấy chán.
Làm như vậy đồng thời sẽ giúp chúng ta trở nên trân trọng những điều ấy hơn, chúng ta sẽ biết yêu thương quý mến những người cạnh ta. Và nếu một ngày nào đó, những điều tiêu cực kể trên trở thành sự thật, chúng ta cũng sẽ một phần nào bớt buồn hơn vì mọi thứ chúng ta đã nghĩ tới rồi.