Hiệu ứng Dunning-Kruger: Cái bẫy đánh lừa giữa Hiểu và Biết
Hiệu ứng Dunning-Kruger là một loại thiên kiến nhận thức khiến mọi người đánh giá khả năng, kiến thức của họ trong một lĩnh vực nào...
Hiệu ứng Dunning-Kruger là một loại thiên kiến nhận thức khiến mọi người đánh giá khả năng, kiến thức của họ trong một lĩnh vực nào đó cao hơn thực tế.
Khái niệm này dựa trên một nghiên cứu của hai nhà tâm lý học David Dunning và Justin Kruger. Họ kiểm tra khả năng logic, ngữ pháp và mức độ hài hước của những người tham gia. Những người trong nhóm có điểm số thấp nhất lại tự đánh giá khả năng của mình rất cao.
1. Hiệu ứng Dunning-Kruger hoạt động trong đầu chúng ta như nào?
- Khi không có kiến thức gì về lĩnh vực đang bàn đến, sự tự tin của một người bằng 0.
- Khi bắt đầu có một chút kiến thức, sự tự tin của họ tăng lên đáng kể. Đỉnh cao của giai đoạn này được gọi là Peak of Mount Stupid (tạm dịch: đỉnh cao thiếu hiểu biết)
- Khi bắt đầu nghiên cứu kỹ hơn, họ mất đi sự tự tin. Điểm đáy của giai đoạn này là Valley of Despair (tạm dịch: thung lũng thất vọng).\
- Nếu họ vẫn tiếp tục tìm hiểu, sự hiểu biết và tự tin của họ sẽ dần tăng trở lại. Giai đoạn này được gọi là Slope of Enlightenment (tạm dịch: dốc nghiêng khai sáng)
- Khi trở thành người am hiểu lĩnh vực đó, sự tự tin của bạn sẽ tăng đến mức độ ổn định. Đây là giai đoạn Plateau of Sustainability (tạm dịch: cao nguyên bền vững).
2. Những biểu hiện khi rơi vào hiệu ứng Dunning-Kruger
- Đánh giá cao trình độ của mình.
- Không nhận ra được trình độ và sự tinh thông của người khác.
- Không nhận ra sự thiếu sót của mình.
3. Làm sao để hạn chế hiệu ứng Dunning-Kruger?
- Lắng nghe đóng góp từ người khác
Nếu đã không thể tự nhận ra, góc nhìn từ người khác có thể giúp bạn nhận thấy những thiếu sót của mình.
Khi bắt đầu một công việc hay tìm hiểu một lĩnh vực mới, hãy tìm đến những người có kinh nghiệm, như sếp hay những chuyên gia ở lĩnh vực đó, và nhờ họ nhận xét giúp bạn.
- Không ngừng học hỏi
Một khi bạn thu được nhiều kiến thức hơn, bạn sẽ nhận ra kiến thức của mình chỉ là một cái cây trong cả một cánh rừng. Điều này có thể chống lại xu hướng mặc định mình là một “chuyên gia”.
- Rèn luyện tư duy phản biện
Dù đã tìm hiểu thông tin và lắng nghe nhận xét từ người khác, bạn vẫn có thể rơi vào bẫy tâm lý như thiên kiến xác nhận. Vì vậy, hãy luôn đặt câu hỏi về những gì bạn đã biết để thử thách suy nghĩ, niềm tin, và kỳ vọng của mình.
Có một quy trình mà tôi hay thực hiện để khắc phục các đánh giá chủ quan của mình:
Biết một điều gì đó nhưng chưa đủ để hiểu. Tìm hiểu thêm sâu nữa
Đi vào thực tế để cảm nhận rõ lý thuyết và nhận ra mình đã nhận thức đúng hay sai.
Kết luận và đúc kết bằng những kinh nghiệm thực sự.
Tạo ra 1 phương pháp ngắn gọn, đi vào gốc của vấn đề.
Đối chiếu trong việc đầu tư tài chính, crypto người càng tự tin và cao ngạo cho mình biết hết mọi thứ, thực tế trí tuệ của họ đã bị mai một.
Tôi nhận ra thế này, trong chứng khoán, những lần tôi học được 1 kiến thức mới, 1 kinh nghiệm mới được đúc kết ra, tôi luôn có cảm giác thỏa mãn, nghĩ mình đã đạt tới trình độ cao siêu.
Sự tự tin của tôi càng lớn gấp đôi khi tôi dùng kiến thức vừa mới học đó mua đúng 1 mã và có lời. Nhưng rồi nếu lần sau tôi mua và lỗ, lỗ, lỗ … tôi sẽ sinh ra sự chán nản, nghi ngờ phương pháp và mất niềm tin. Từ đó tôi cũng bỏ quên luôn phương pháp mà mình đã thần tượng.
Điều này tôi thấy rất nhiều ở trên thị trường này, khi nhiều anh em chỉ học phương pháp qua loa chứ không đi sâu vào bản chất, dẫn tới sự thua lỗ mà không hiểu vì sao.
Như tôi hay chia sẻ: “Thị trường không có đúng sai”. Tổng quan các nhận định của đám đông làm thành 1 thị trường, đừng có cố áp đặt 1 tư duy nào đó, vẽ các đường mũi tên lên xuống để định hướng cho thị trường. Đừng bao giờ tự mãn khi đúng mà cũng đừng bao giờ nản chí khi sai. Lắng nghe, học hỏi và phải thực hành nhiều là gốc rễ cho việc hình thành 1 phương pháp đầu tư thành công.
Đừng chỉ "Lướt trên bề mặt", hãy lặn sâu xuống để trở nên thông thái hơn. Hiệu ứng Dunning-Kruger Effect không bỏ qua bất kỳ ai cả!
![hubspot-banner](../../../assets/images/banner/hubspot-banner-mobile.png)
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất