Các loại tài sản trong thị trường crypto hiện đang hoạt động theo chu kỳ 4 năm gồm các giai đoạn: Tích luỹ- Tăng trưởng- điều chỉnh- tích luỹ. Trong giai đoạn tháng 9/2022 toàn thị trường đang chịu áp lực bán lớn ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô điển hình là chính sách tiền tệ của FED đang thắt chặt dòng tiền đi các kênh đầu tư. Như một điều dĩ nhiên, thị trường crypto trong giai đoạn này đã và đang đi trện giai đoạn điều đỉnh- tích luỹ, nếu như đúng theo chu kỳ 4 năm của thị trường, Bitcoin havling (thuật ngữ này nhắc đến quy trình giảm một nửa số phần thưởng cho các thợ đào khi họ khai thác được một khối bitcoin mới, được diễn ra định kỳ) thì 2024 sẽ là chuyến tàu tiếp theo cho các nhà đầu tư có mong muốn kiếm tiền từ con sóng lớn khi các chỉ số cho mỗi kỳ luôn tăng trưởng khủng khiếp tính bằng cách x100, x1000 khi nhà đầu tư chọn đúng thời điểm vào thị trường. Thời điểm rất quan trọng, các nhà đầu tư máu mặt vẫn hay nói:" Số tiền vào thị trường không quan trọng, quan trọng là thời điểm vào thị trường".

Có phải Bitcoin havling xảy ra là thị trường trở lại đỉnh cao ?

Câu trả lời là nhưng không phải cứ mua là chiến thắng. Bitcoin và altcoin nói chung bị thao túng bởi nhóm Market Maker thuộc tầm world-class,họ biết thị trường phản ứng ra sao giữa những tin tức tốt và xấu, từ trước đến nay, sau khi Bitcoin havling từ 3 đến 5 tháng,những cú sập kinh hoàng luôn xảy ra để càn quét những nhà đầu tư ( Black Swan) và những chiến binh kiên cường nhất ở lại đều được hưởng quả ngọt. Điều này đã xảy ra nhiều lần qua các thế hệ đầu tư, mỗi chu kỳ mới đều lôi kéo rất nhiều nhà đầu tư mới (F0), chính họ sẽ là thanh khoản và là thế hệ đu đỉnh cho 3-5 năm sau.
Mốc thời gian Bitcoin Halving.
Mốc thời gian Bitcoin Halving.

Nhận biết dòng tiền sạch đổ vào thị trường trong chu kỳ tăng trưởng mới.

Đầu tiên chúng ta phải hiểu dòng tiền sạch là gì ? Dòng tiền sạch là dòng tiền đổ vào thị trường từ người mới không phải đến từ túi cá voi để Pump/Dump kiếm lợi từ những con sóng nhỏ. Do đó, bắt buộc tình hình kinh tế vĩ mô phải tăng trưởng, lãi xuất vay liên ngân hàng thấp và các room tín dụng được mở rộng để thoả mãn các nhà đầu cơ. Tiếp đến, Bitcoin( BTC) có niềm tin với thị trường nhất vì vậy nó có nhiệm vụ dẫn dắt thị trường trong kỳ tăng trưởng. Điều quan trọng cần lưu ý về quy trình Pump toàn chu kỳ uptrend của market maker:

USD -> BTC -> AltCoin top -> Altcoin lowcap -> USD

Chúng ta có thể mua BTC khi giá còn tốt, khi bắt đầu giai đoạn uptrend BTC Dominance sẽ liên tục tăng nên các altcoin sẽ không có cơ hội tăng mạnh, chỉ sau khi Bitcoin hoàn thành vòng tăng giá đầu và chỉ số dominance giảm thì hãy dùng BTC đó mua altcoin bởi vì lúc bitcoin sideway( đi ngang) sẽ là thời điểm vàng để altcoin tăng trưởng cực mạnh, các chỉ số cho thấy tính theo số nhân.
Thời điểm bài viết được đăng tải là tháng 9/2022 trong giai đoạn bitcoin sideway ở giá $19.000,tâm lý toàn thị trường cực kỳ chán nản,các hội nhóm bắt đầu tan rã. Tôi có thể nhận định chúng ta đang ở gần đáy, khoảng $12.000 sẽ là điểm vào phù hợp. Năm 2024 sẽ chứng kiến bitcoin havling và những "cú quét" sau thời điểm đó sẽ mang lại cơ hội sở hữu một vị thế đẹp để gia tăng tài sản.

10 giai đoạn của một chu kỳ trong thị trường tiền mã hóa

Giai đoạn 1: Hy vọng
“Hy vọng” là giai đoạn đầu tiên thị trường tiền mã hóa có đấu hiệu phục hồi sau giai đoạn “không tin tưởng nghiêm trọng”. Ở giai đoạn này thị trường tiền mã hóa có những tín hiệu tích cực cho thấy sẽ có một đợt tăng giá mới. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng và chỉ đầu tư bằng một số vốn nhỏ.
Giai đoạn 2: Lạc quan
“Lạc quan” là giai đoạn thứ hai, lúc này giá của các tài sản tiền mã hóa tăng cao vì dòng tiền mới đã bắt đầu đổ vào thị trường. Giai đoạn này đạt được khi thị trường tiền mã hóa đang trong một xu hướng tăng trưởng bền vững và kéo dài nhiều tháng liền. Khi đó, thị trường có chiều hướng tăng trưởng tích cực hơn và nhiều nhà đầu tư bắt đầu đổ tiền vào thị trường nhiều hơn.
Giai đoạn 3: Niềm tin
Giai đoạn “niềm tin” là dấu hiệu đầu tiên của thị trường tăng giá. Ở giai đoạn này, các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm cơ hội mới trên thị trường tiền mã hóa.
Giai đoạn 4: Hồi hộp
Ở giai đoạn này, mọi người sẽ dễ bị cuốn vào cảm giác hồi hộp, nếu như họ đầu tư ngẫu nhiên vào một dự án bất kỳ, mà không nghiên cứu kỹ lưỡng. Họ tin rằng thị trường đang ở giai đoạn tăng trưởng và lạc quan nhất nên bất kỳ tài sản nào cũng sẽ tăng trưởng theo. Chính vì thế, họ rất dễ đưa ra những quyết định đầu tư theo cảm xúc.
Giai đoạn 5: Hưng phấn
Giai đoạn “hưng phấn” là dấu hiệu đầu tiên cho thấy chu kỳ tăng trưởng của thị trường sắp kết thúc. Cảm xúc của nhà đầu tư sẽ bị chi phối theo sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường tiền mã hóa. 
Ở giai đoạn này, nhà đầu tư sẽ bắt gặp nhiều tờ báo đưa tin về thị trường tăng giá. Các tin tức này điều tạo cho họ cảm giác hưng phấn và một niềm tin bất biến vào việc thị trường sẽ tăng trưởng bền vững trong tương lai.
Giai đoạn 6: Tự mãn
Ở giai đoạn này, xu hướng tăng giá đang bị trì trệ do sự kỳ vọng của nhà đầu tư không được đáp ứng. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy thị trường bắt đầu có xu hướng đảo chiều từ tăng thành giảm. Trong giai đoạn này, mọi người sẽ nghĩ rằng đây chỉ là một nhịp điều chỉnh để chuẩn bị cho một đợt tăng giá mới. 
Giai đoạn 7: Lo lắng
Ở giai đoạn này, mọi người sẽ nhận thức được rằng chu kỳ tăng giá không thể kéo dài mãi. Họ nhìn thấy thị trường đang đảo chiều, nhiều tài sản tiền mã hóa bắt đầu giảm mạnh. Nỗi sợ thua lỗ đã khiến các nhà đầu tư trì hoãn việc đóng các vị thế. Điều này có thể dẫn đến hệ quả là nhà đầu tư phải gánh chịu một khoản thua lỗ lớn hơn.
Giai đoạn 8: Từ chối
Ở giai đoạn này, nhà đầu tư sẽ tiếp tục nhìn thấy giá trị của các khoản đầu tư của họ tiếp tục giảm. Mọi người sẽ có xu hướng từ chối cắt lỗ và tiếp tục kỳ vọng rằng thị trường sẽ phục hồi và tăng trưởng trở lại.
Giai đoạn 9: Hoảng sợ
Trái ngược với kỳ vọng của nhà đầu tư, thị trường tiếp tục giảm mạnh. Ở giai đoạn này, nhà đầu tư sẽ hoảng sợ và có xu hướng bán tháo các tài sản tiền mã hóa. Họ chấp nhận một khoản lỗ tương đối lớn để tránh rủi ro mất toàn bộ số vốn đã bỏ ra ban đầu. 
Giai đoạn 10: Chán nản
Ở giai đoạn này, mọi người gần như đã mất tất cả niềm tin và không còn hy vọng vào thị trường tiền mã hóa. Giá của các tài sản tiền mã hóa đang ở mức thấp nhất và thị trường bắt đầu vào giai đoạn tích lũy trong một khoảng thời gian dài. 
Khi thị trường tiền mã hóa ở trong trạng thái hoài nghi và chán nản được xem là thời điểm tốt để nhà đầu tư bắt đầu đổ tiền vào thị trường để xây dựng vị thế. Tuy nhiên, thị trường vẫn có thể tiếp tục giảm trong ngắn hạn, vì thế nếu là một nhà đầu tư dài hạn (Long-term Holder) sẽ cần phải chuẩn bị tâm lý vững vàng trong giai đoạn này. Mặt khác, khi thị trường bước vào giai đoạn quá tự tin và hưng phấn, nhà đầu tư cần xem xét đến việc đóng các vị thế của mình.
Tuy nhiên, không phải lúc nào chu kỳ thị trường tiền mã hóa cũng tuân theo một khuôn khổ này. Nhà đầu tư cần phải đề ra một vài chiến lược phòng ngừa những trường hợp xấu, chẳng hạn như giai đoạn giảm của thị trường có thể bị kéo dài lâu hơn. 
Hy vọng qua bài viết trên, nhà đầu tư đã hiểu hơn về chu kỳ của Bitcoin và các tài sản tiền mã hóa khác. Từ đó, tự mình đề ra chiến lược tạo lợi nhuận phù hợp với từng giai đoạn trong chu kỳ.