Thiên tài phá hoại Boris Yeltsin
Nếu Mikhail Grobachev là người có công lao lớn nhất trong việc phá nát Liên bang Xô Viết thì Boris Yeltsin có thể xem là kẻ đã đập đến thành trì gốc rễ những gì mà Liên Xô để lại cho nước Nga. Nước Nga thời kỳ Yeltsin được người dân Nga xem như là một thời kỳ tăm tối nhất chỉ đứng sau nước Nga trước thời điểm Cách Mạng Tháng 10 năm 1917; vậy thì con người này đã phá nát nước Nga như thế nào, hãy xem qua bài viết của tôi ở đây.
A, Con đường leo tới đỉnh cao quyền lực
Boris Yeltsin sinh ra tại làng Butka, quận Talisa ở Sverdlovsk Oblast Nga, Nếu có ai tìm hiểu qua về Gaddafi hay Saddam Hussein vốn có tuổi thơ nhiều biến cố tác động làm thay đổi tính cách con người trở nên có chút máu lạnh thì với Yeltsin sự máu lạnh của ông ta không đến qua biến cố mà nó là bản chất con người của ông ta. Yeltsin thường xuất hiện trong tình trạng thiếu nghiêm túc, ngay cả trong các công việc hệ trọng thậm chí còn có phần máu lạnh, đó là do tính cách của ông ta, ngay từ khi còn nhỏ Yeltsin được đánh giá là tuân thủ kỷ luật kém và hay tỏ ra rất ngang bướng. Ông ta tham gia vào các vụ đánh nhau trên đường phố và thường xuyên đối đầu với các giáo viên cũng như chính cha mình. Thậm chí ông ta còn được xem là bố của nghịch dại khi từng rủ rê bạn bè lẻn vào nhà kho của Hồng quân ở gần nhà ăn trộm lựu đạn để cưa chúng ra, kết quả là ông ta đã bị mất đi hai ngón tay. Tuy nhiên dù là như vậy thì ông ta cũng được đánh giá là một người thông minh có thành tích học tập tốt. Yeltsin được nhận bằng giáo dục cao học tại Viện Bách khoa Ural ở Sverdlovsk ngành xây dựng và đã tốt nghiệp năm 1955. Sự nghiệp những năm sau đó của ông ta gắn liền ở đây. Năm 1962 ông ta chính thức ra nhập Đảng chính thức ra nhập Đảng cộng sản Liên Xô, năm 1975 ông ta trở thành bí thư ủy ban vùng và chịu trách nhiệm phát triển công nghiệp vùng. Phải công nhận một điều rằng ông ta rất biết lấy lòng cấp trên, khi Grobachev và Yegor Ligachev đang đề ra chương trình cải tổ và đang rất cần đến những đồng minh có cùng tư tưởng thì Yeltsin đã nắm bắt cơ hội ngàn vàng để leo cao. Yeltsin liên tục thể hiện mình là người có tư tưởng cấp tiến như sa thải và cải tổ bộ máy nhân sự của mình nhiều lần mặc kệ cấp dưới của mình có vi phạm lỗi gì hay không, ông ta không cần biết, cứ sa thải và cải tổ liên tục để làm vừa lòng Grobachev là được. Và rồi không phụ công mong ngóng, Yeltsin được chỉ định vào Bộ chính trị ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô và kiêm chức thị trưởng Moskva từ năm 1985 -1987. Trong những năm cuối cùng của Liên Xô 1989-1991 là thời kỳ mà tình hình chính trường đang vô cùng hỗn loạn. Yeltsin đã tranh thủ được thời cơ leo vào được Hội đồng Xô Viết tối cao và củng cố địa vị của mình tại đây. Năm 1991 Liên Xô lúc này đang vô cùng hỗn loạn khi chính quyền đã bị chia làm hai gồm tổng thống của Toàn thể Liên Xô là Grobachev và Tổng thống của nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết Nga thuộc Liên Xô là Yeltsin. Ngày 18/8/1991, một vụ đảo chính lật đổ Grobachev do những người cộng sản theo đường lối cứng rắn dưới sự lãnh đạo của Vladimir Kryuchkov diễn ra, Grobachev bị giữ lại tại Krym trong khi Yeltsin chạy tới Trụ sở Xô Viết tối cao RSFSR ở Moskva để dẹp cuộc đảo chính. Theo các tài liệu sau này được giải mật, Yeltsin xứng đáng phải nhận tội danh phản quốc khi ông ta đã thông đồng với CIA. Pyotr Shcherbakov Chủ tịch Liên minh các quý tộc Nga ở Mĩ đã kể lại: "Tôi đã cố tìm hiểu các chi tiết của cuộc đảo chính này sau đó vài ngày tôi biết được một điều - CIA đã chuyển tiền qua đại sứ Strauss cho các tướng lĩnh quân đội Liên Xô mà ông ta đã mua chuộc được, các sư đoàn lính dù Taman và Dzerzinhsk đã dùng về phía Yeltsin." Sau khi cuộc đảo chính thất bại, Yeltsin đã chính thức chiến thắng ván cờ của mình. Trong mùa thu năm 1991 chính phủ Nga đã dần kiểm soát được toàn bộ Liên bang Xô Viết, nắm dần từng Bộ. Tháng 11 năm 1991 Yeltsin đã ra một nghi định cấm Đảng cộng sản Liên Xô hoạt động trên toàn bộ lãnh thổ Công hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết Nga. Ngày 8/12/1991 là ngày hành và quyết về mặt giấy tờ đối với Liên Bang Xô Viết, Yeltsin cùng với hai tổng thống của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Ukraina và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Byelorussia tuyên bố tự giải tán của Liên Bang Xô Viết và việc họ thành lập một cộng đồng các quốc gia độc lập CIS với sự tham gia tình nguyện để thay thế.
B, Thâu tóm quyền lực hậu Liên Xô
Ngày 25/12/1991, sự kiện đen tối nhất trong lịch sử nước Nga đã xảy ra. Grobachev từ chức cùng với đó là lá cờ Liên Xô trên nóc điện Kremlin được hạ xuống, chấm dứt 74 năm tồn tại của một siêu cường và sau đó là một thời kỳ được xem là tăm tối nhất đối với người dân Nga. Tuy nhiên mọi thứ vẫn chưa kết thúc ở đây, về mặt danh nghĩa thì Liên Xô đã không còn nhưng thực thế là những thế lực thân Liên Xô và hàng trăm triệu người dân Nga cũng như các quốc gia ủng hộ Liên Xô trên thế giới vẫn còn đầy ra đấy. Chủ yếu là dân Nga, họ đang chống lại chương trình được xem là cải tổ của Yeltsin, trong suốt cả năm 1992 Yeltsin phải đương đầu với Xô Viết tối cao và Đại hội đại biểu nhân dân toàn Nga nhằm giành quyền kiểm soát toàn bộ chính phủ, các lĩnh vực hoạch định chính sách của chính phủ, lĩnh vực ngân hàng và tài sản chính phủ. Ông ta đã quyết định làm một hơi quét sạch mọi sự chống đối. Năm 1993 được xem là năm mà Yeltsin diệt cỏ tận gốc những thế lực chống đối ông ta. Ngày 21/9/1993 là ngày mà Yeltsin giả tán Xô Viết tối cao và Đại hội đại biểu nhân dân bằng một bản nghị định, điều này trái với hiến pháp Nga năm 1978 nhưng với Yeltsin thì hiến pháp chỉ là một tờ giấy vụn.. còn Quốc hội không đồng ý ư ? Yeltsin cho hẳn xe tăng mã thẳng đạn pháo vào tòa nhà Quốc hội và gây ra cái chết của 187 người cùng với 437 người bị thương. Chưa dừng lại ở đó, 2 tuần sau cuộc nã đạn vào Quốc hội, mọi thứ đã biến thành các cuộc ẩu đả đẫm máu trên đường phố, tòa nhà Nghị viện bị ném bom và chiếm giữ, các lãnh đạo Nghị viện thì bị bắt giam. Đến đây Yeltsin đã nắm được toàn bộ quyền lực, lúc này thì người ta đã không còn nhận ra một thành trì Xã hội chủ nghĩa năm nào nữa, chỉ còn một mớ hỗn loạn nát be bét không hồi kết.
C, Yeltsin làm Nga diệt chủng kinh tế Nga
Thực tế cho thấy, không phải lúc nắm quyền lực trong tay mà ngay khi Liên Xô xụp đổ, Yeltsin đã bắt tay vào việc phá hủy nốt những gì mà Liên Xô để lại cho Nga. Chương trình cải cách của Yeltsin bắt đầu có hiệu lực từ ngày 2/1/1992. Kinh tế Nga đã phải hộc máu sau những cải tổ của Grobachev trong 5 năm thì giờ đây chỉ còn biết thoi thóp trước những cải tổ tiếp theo của Yeltsin, một thời gian ngắn sau những cải tổ đó giá cả tăng với tốc độ chóng mặt, chi tiêu chính phủ bị hạn chế và những loại thuế cao bắt đầu có hiệu lực. Một cuộc khủng hoảng tài chính khiến nhiều ngành công nghiệp phải đóng cửa và gây ra tình trạng giảm phát kéo dài, những người quản lý chính sách của chính phủ của Yeltsin trong lúc này đang kiểm được những khoản tiền lớn nhờ những quyền lực về tín dụng, cùng khi ấy tiết kiệm ngân hàng của dân thường nhanh chóng tan thành mây khói cùng với lạm phát khi mà sợ tiền tiết kiệm cả một đời giờ đây chỉ mua được vài chai rượu Vodka. Cái đầu tiên mà Yeltsin làm là triệu hạ nền công nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu khổng lồ của Liên Xô, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nền sản xuất của Liên Xô là một nguồn sức mạnh khiến phương Tây phải sợ hãi. Yeltsin có lẽ đã thấy thương những người bạn phương Tây nên đã triệt hạ luôn sức mạnh sản xuất của đất nước mình để giúp họ đỡ sợ. Từ tháng 1 năm 1992 Nga tiến hành tư nhân hóa quyền sở hữu một cách ồ ạt; tự do hóa giá và hoạt động thương mại để thiết lập giá thị trường hàng hoá và dịch vụ; nhập khẩu ồ ạt hàng hoá từ các nước phương Tây. Biện pháp tự do hàng hoá đã tạo ra một thị trường hỗn loạn trong đó tràn ngập các loại hàng hóa từ phương Tây với giá cắt tổ đẩy nền sản xuất trong nước lâm vào thế chết yểu. Chưa dừng lại ở đó, Yeltsin đã quyết định chia bớt khối tài sản khổng lồ mà Liên Xô để lại cho Nga sang từ thiện cho phương Tây, ông ta thậm chí còn vạch ra kế hoạch chia tài sản để cho những người bạn phương Tây của mình ai ai cũng được hưởng. Đầu tiên là tiến hành tư nhân hóa nhà ở công cộng và xí nghiệp nhỏ, các cơ sở thương mại và dịch vụ với giá rẻ như cho không, tiếp theo đó là tư nhân hóa phần lớn các bất động sản của nhà nước gồm các nhà máy, xí nghiệp lớn, các khu liên hợp công nghiệp và nông nghiệp. Nguồn tài nguyên và lãnh thổ khổng lồ mà phải mất tới hàng ngàn năm các vị Đại đế đã đem về về cho Nga đã được Yeltsin từ thiện cho phương Tây như thế đấy. Chưa hết, ông ta đem tư nhân hóa các tài sản nhà nước đóng vai trò then trốt trong nền kinh tế quốc gia gồm rất nhiều doanh nghiệp lớn trong các ngành công nghiệp nặng và khai khoáng, các tổ hợp năng lượng và nguyên liệu như dầu khí, điện, công nghiệp hạt nhân. Chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm sau ngày Liên Xô xụp đổ, 112.600 xí nghiệp công nghiệp, 85.000 xí nghiệp dịch vụ mà các thế hệ lãnh đạo và nhân dân Liên Xô xây dựng tích cóp đã dâng nạp cho Mĩ và phương Tây. Nước Nga đã mời các chuyên gia về dân chủ và kinh tế thị trường của Mĩ và các nước châu u trực tiếp tham gia xây dựng các phương án cải cách chính trị và kinh tế. Phương án cải cách chính trị và kinh tế chủ yếu của Nga ở thời điểm đó điều phải có sự ủng hộ ngầm của Mĩ. Boris Yeltsin thậm chí không hề giấu giếm khi đề xuất muốn trở thành thành viên, đứng trong hàng ngũ của phương Tây.
Nếu phá hoại kinh tế là một cuộc thi có kỷ lục thì chỉ trong vòng một thập kỷ Grobachev và Yeltsin đã tự phá vỡ kỷ lục của nhau. Lấy cột mốc là kinh tế Liên Xô bị suy giảm 22% trong 4 năm khi chiến tranh với Đức Quốc xã thì Grobachev mất 5 năm để gây thiệt hại gấp đôi còn Yeltsin thì chỉ mất 3 năm để gây thiệt hại gấp 2,5 lần, kỷ lục Guinness có mục nào về phá hoại không ? Nếu có thì 2 ông này rất xứng đáng được đứng vào đó. Cuối cùng thì điều gì đến cũng phải đến, năm 1998 Nga vỡ nợ, đồng rúp mất giá thảm hại, hàng triệu người thất nghiệp, những người còn việc làm thì đi làm mà không được trả lương thậm chí lúc đó các trường học còn phải trả lương cho giáo viên bằng rượu Vodka và giấy vệ sinh. Dân số Nga giảm liên tục, chỉ trong vòng chưa đầy một thập kỷ năm 1991 dân số Nga là 148 triệu người nhưng thời điểm năm 2000 dân số Nga chỉ còn 141 triệu người. Sự xụp đổ của hệ thống cơ sở hạ tầng và tê kiệt của y tế đã dẫn đến tỉ lệ tử vong cao chưa từng thấy.
D, Yeltsin làm Nga suy yếu về chính trị
Thất bại về kinh tế kéo theo đó là những thất thế về chính trị, Liên Xô trước đây là siêu cường có tiếng nói nhất nhì thế giới, mọi quyết định lớn nhỏ của Liên Hiệp Quốc đều cần có ý kiến và cái gật đầu của Liên Xô nhưng giờ đây nước Nga đã phải cúi đầu trước những kẻ thù để bọn họ thỏa sức giẫm lên. Trong bối cảnh Nga bị thất thế và phụ thuộc vào phương Tây, khi đó kẻ thắng trận là Mĩ với tư cách bề trên đã đặt ra những đòi hỏi hà khắc với thái độ ngạo mạn yêu cầu Nga phải cải cách theo chỉ đạo của Mĩ và phương Tây. Mĩ đòi Nga phải xây và dựng thể chế tam quyền phân lập, Lập pháp, hành pháp và tư pháp phải tách rời nhau. Nói cách khác, mô hình quyền lực thống nhất dựa trên cơ sở phân quyền Lập pháp, hành pháp, tư pháp trước đây sẽ bị xóa bỏ. Phương Tây yêu cầu Nga thông qua các liệu pháp sốc thực hiện thị trường hóa toàn diện đồng thời đưa ra củ cà rốt cam kết cung cấp viện trợ kinh tế to lớn, ép Nga thả nổi giá hàng hoá và thực hiện tư hữu hóa trong thời gian ngắn đồng thời ép Nga phải trả giá đắt bằng sự hy sinh to lớn lợi ích quốc gia, dân tộc để được đứng vào hàng ngũ quốc gia dân chủ có nền kinh tế thị trường… nhưng mà viện trợ kinh tế đâu chả thấy, chỉ thấy những quả núi nợ khổng lồ đang chất đống đồng thời buộc Nga phải từ bỏ những căn cứ quân sự ở nước ngoài nhất là những căn cứ quân sự chiến lược có khả năng khống chế đe dọa an ninh của Mĩ và phương Tây. Mặc dù đã đập tan nát tiềm lực khiến Nga không thể ngóc đầu dậy nhưng Hoa Kỳ là một kẻ nhìn xa trông rộng, họ luôn lo sợ một ngày nào đó các hậu bối của Nga sẽ bừng tỉnh và vực dậy mọi thứ nền Hoa Kỳ đã làm mọi cách để Nga tan rã thêm một lần nữa. Mĩ đã làm tất cả để hỗ trợ các lực lượng ly khai dân tộc ở Nga chống lại chính quyền Trung ương, ra sức chia rẽ nước Nga nhằm xoá bỏ hoàn toàn mối đe dọa của tảng đá lớn đối với vị trí siêu cường duy nhất của Mĩ và sự an toàn của đồng minh. Sau khi Liên Xô tan rã, năm 1995 tổng thống đương nhiệm lúc đó của Mĩ là Bill Clinton đã phê chuẩn chiến lược chống Nga và cách thức Mĩ sẽ làm suy yếu, tan ra nước Nga làm nhiều nước nhỏ để dễ bề khống chế.
E, Yeltsin làm Nga suy yếu về quân sự
Hết chính trị lại đến quân sự, đây là thứ mà Mĩ và phương Tây luôn lo sợ khi mà vũ khí của Liên Xô luôn đi trước họ một bước, luôn hơn họ một bậc. Tranh thủ cơ hội nghìn năm có một ngày, phương Tây đã chặt đứt móng vuốt sắc nhọn của con gấu Nga đang thoi thóp, chính trình Nunn-Lugar hay còn gọi là hợp tác cắt giảm mối đe dọa hạt nhân mà Boris Yeltsin ký với Mĩ. Chỉ trong vỏn vẹn một thập kỷ Nga đã tự tay phá hủy hơn 7.610 đầu đạn hạt nhân, 902 tên lửa Liên lục địa, 684 tên lửa đạn đạo cho tàu ngầm, 33 tàu ngầm hạt nhân, 498 hầm phóng tên lửa, 191 bệ phóng di động mặt đất và 492 bệ phóng từ biển, 155 máy bay ném bom chiến lược tầm xa… và còn rất nhiều rất nhiều nữa, một số lượng khí tài siêu khổng lồ. Theo chương trình này thì Mĩ cấp cho Nga một khoản viện trợ thì Nga sẽ phá hủy hết đám tên lửa đầu đạn…đổi lấy 8,8 tỉ đô viện trợ trong đó số vũ khí khí tài trị giá hàng ngàn tỉ USD nhưng nực cười nữa là 40% số tiền 8,8 tỉ đô được trả lại cho Mĩ vì các chuyên gia Mĩ đã có công hướng dẫn Nga tự phá hủy đồ của mình… công lao của Mĩ đối với Nga thật là lớn nên nhận công sức tiền của như vậy kể cũng xứng đáng…Rất nhiều vũ khí của Liên Xô trước đây đã được Nga dưới thời Yeltsin chuyển giao rất nhiều các tinh hoa công nghệ mà Mĩ đã sao chép và bị đánh cắp một cách trắng trợn điển hình như công nghệ chiếc máy bay Yak141 với khả năng cất hạ cánh thẳng đứng để Mĩ chế tạo F-35 bây giờ, Trung Quốc cũng được dịp sao chép rất nhiều công nghệ về xe tăng, xe bọc thép, tàu sân bay.. những bước tiến lớn về quân sự của Mĩ hay Trung Quốc, Triều Tiên… thì không thể thiếu phần công lao của Yeltsin giúp họ bỏ qua công đoạn nghiên cứu, có thể nói là nếu không có công lao to lớn của Yeltsin thì nền công nghệ quốc phòng của Mĩ, Trung Quốc, Triều Tiên… còn lâu mới mạnh như bây giờ.
Trên đây là liệt kê toàn bộ công cuộc và thành tích phá hoại những gì mà Liên Xô đã để lại cho nước Nga.
Tác giả : Chu Đức Thuận