Hành trình cho học bổng Erasmus Mundus (phần 2) - Dang-Chuong TA
Học bổng, đặc biệt là những học bổng có giá trị cao như Erasmus Mundus, thường có tiêu chí tuyển chọn rất khắt khe. Việc không nắm...
Abstract
Học bổng, đặc biệt là những học bổng có giá trị cao như Erasmus Mundus, thường có tiêu chí tuyển chọn rất khắt khe. Việc không nắm rõ quy định, tiêu chí, cách thức ứng tuyển, hay thậm chí là thiếu kỹ năng viết luận, phỏng vấn đều có thể khiến bạn bị trượt học bổng. Ngoài ra, một profile hoàn hảo không chỉ dừng lại ở điểm số cao hay kinh nghiệm dày dặn, mà còn cần được trình bày một cách khoa học, ấn tượng và phù hợp với yêu cầu của từng chương trình học bổng.
Bài viết này sẽ cung cấp cách tìm kiếm thông tin tổng quan về học bổng Erasmus Mundus (EM), đồng thời là case study về chương trình Master Erasmus Mundus Program - Decentralised Smart Energy Systems (DENSYS). Ngoài ra, bài viết sẽ hướng dẫn các bước chuẩn bị hồ sơ du học, lập kế hoạch và cung cấp các kinh nghiệm và tips kể từ lúc bắt đầu tìm hiểu học bổng EM đến lúc nộp hồ sơ.
Disclaimer: Mọi thông tin chia sẻ trong bài viết đều là kinh nghiệm cá nhân của tác giả, bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo.
I. Introduction
Với sự phát triển của xã hội, nhu cầu du học ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện tài chính để chi trả học phí và sinh hoạt phí tại các quốc gia mong muốn theo học. Để hỗ trợ kinh phí, nhiều loại học bổng như học bổng toàn phần, bán phần hay các quỹ học bổng đã được tạo ra. Tuy nhiên, quá trình nộp đơn xin học bổng đầy thách thức, do nhiều nguyên nhân như hồ sơ chưa tốt, thiếu kinh nghiệm, hoặc bối rối trước lượng thông tin lớn về học bổng.
Lượng thông tin khổng lồ có thể đến từ các nguồn chính thống như trang web của chương trình học bổng hoặc từ các nền tảng mạng xã hội như Facebook, LinkedIn, và YouTube. Các bạn mới bắt đầu thường gặp khó khăn trong việc khai thác và sử dụng hiệu quả những thông tin này. Sự phức tạp và đa dạng của các yêu cầu và hướng dẫn từ mỗi học bổng càng làm tăng thêm sự khó khăn cho quá trình này.
Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ cách làm của mình khi nộp đơn xin học bổng, lên kế hoạch và những trải nghiệm cá nhân trong quá trình chuẩn bị hồ sơ. Hy vọng rằng những kinh nghiệm này sẽ cung cấp cho các bạn đọc một cái nhìn tổng quan và những gợi ý hữu ích để áp dụng vào hành trình xin học bổng.
Bonne chance!
II Methodology
Với các học bổng chính phủ, việc đạt được học bổng đòi hỏi một sự kết hợp hoàn hảo giữa 'thiên thời, địa lợi, nhân hòa'. 'Thiên thời, địa lợi' là những yếu tố khách quan mà bạn khó kiểm soát, chẳng hạn như tính chất ngoại giao của học bổng, sự ưu ái dành cho một số quốc gia nhất định, hoặc sự thay đổi về quốc gia được chọn trong các năm khác nhau hay đơn giản là quỹ học bổng hết fund và xin lại re-fund từ Liên Minh Châu Âu giống như trường hợp của mình.
Ngược lại, 'nhân hòa' là những yếu tố mà bạn có thể kiểm soát và cải thiện, như việc xây dựng một hồ sơ cá nhân thật tốt, kết nối với các mentor (free, not coaching service). Hồ sơ này, theo cá nhân mình nghĩ phải gồm 2 thành phần chính đó là những gì bạn đã có và những gì bạn chưa có, thông qua Letter of Motivation mà bạn bày tỏ được niềm đam mê, động lực của bạn khi bạn học chương trình thạc sĩ.
Ở phần tiếp theo trong Methodology, dựa trên kế hoạch mà mình đã đề ra từ năm 2023, mình sẽ đưa ra các nội dung mà mình chuẩn bị ứng các mốc thời gian cụ thể.
2.1 Tìm kiếm thông tin cơ bản và lên kế hoạch cụ thể
2.1.1 Thông tin cơ bản về học bổng
Nhiều thông tin cơ bản của học bổng có thể được tìm kiếm qua trang web này.
Ngoài ra còn các kênh thông tin phi chính thống khác nhau Youtube, Group Facebook như Scholarship Hunter của Việt Nam.
Mình không chuyên về các tất cả các loại học bổng, nên mình ở bài viết này mình sẽ đi vào chuyên sâu hơn về học bổng Master Eramus Mundus. Đầu tiên, các bạn có thể tìm thông tin cơ bản về loại HB EM qua link sau đây, mình thấy viết khá là đầy đủ:
Tuy nhiên, thông tin về giá trị học bổng trong này đã cũ. Từ năm 2024, tức là khoá năm nay. Số tiền Living cost (sinh hoạt phí) mà mỗi tháng bạn được nhận là 1400 Euro, phí Visa được miễn. Bên cạnh đõ, những chi phí như tiền vé máy bay, tiền cọc và tiền thuê nhà, sinh hoạt 1-2 tháng đầu bạn sẽ phải tự lo, do khi sang đó người ta đang làm tài khoản ngân hàng để chuyển tiền cho bạn.
Tiếp theo, các bạn có thể search chương trình mà mình muốn học thông qua search Keywords qua kênh website này.
Ví dụ, với background của mình học về Thermal Energy Systems, mình sẽ search các keywords liên quan tới nó như là Energy, Thermal, Renewable, Electric, Smart grid, Hydrogen, etc.
Bước tiếp theo bạn click vào từng loại học bổng và đọc thông tin. Ở đây, mình đang đọc thông tin về học bổng DENSYS. Đọc qua một lượt rồi click vào link dẫn tới website của chương trình học Master ở bên tay phải của màn hình.
Ở bước này các bạn nên lập 1 list học bổng, take note lại các thông tin quan trọng, mình higly recommend sử dụng Notion, còn nếu có cách hay hơn thì bạn có thể tự áp dụng.
2.1.2. Lên kế hoạch cụ thể
Sau khi đi đã take note các thông tin HB mà bạn tìm được, mình nghĩ nên chọn ra khoảng 3-5 chương trình quan trọng và hợp với mình nhất để chú tâm apply. Số lượng này có thể thay đổi tùy vào khả năng và nhu cầu của bạn, nhưng ở giai đoạn ban đầu, nên giữ trong khoảng này để dễ quản lý. Sau khi hoàn thiện hồ sơ, bạn có thể điều chỉnh để phù hợp hơn với từng chương trình.
Tiếp theo trước khi đi vào viết kế hoạch mình muốn nhắn nhủ một điều với các bạn scholar hunters như sau:
Học bổng không tìm người giỏi nhất, học bổng tìm người phù hợp nhất
Vậy làm như thế nào để trở thành người phù hợp nhất? Đầu tiên :v bạn phải đọc thật kỹ các thông tin trên trang Web của chương trình thạc sĩ. Từ yêu cầu đầu vào, course description, quá trình apply, deadline, etc,. để xem bản thân mình có match với học bổng không hay match như thế nào.
Dưới đây là Link notion dẫn tới 1 Table, phân tích xem hồ sơ của bản thân matching của mình với HB như thế nào, từ đó lập plan và cần đạt các mục tiêu trong khoảng 9 tháng cho tới Deadline. Tuy nhiên, mình cũng sẽ show kết quả thực tế đạt được so với lúc plan ra sao.
Sau khi build plan, mình bắt đầu thực hiện nó. Tất nhiên, việc đảm bảo đi đúng kế hoạch đặt ra là khá khó, với nhiều biến số trong tương lai. Mình cũng không phải ngoại lệ, một việc tồi tệ xảy ra với mình và kế hoạch của mình không on track được.
2.2 Kết nối với Mentor (Free)
Hiện nay, vấn đề mentor học bổng đang là một thực trạng đáng bàn luận. Mình xin trích dẫn lời anh Đặng Nhật Minh, mặc dù mình không đồng ý với một vài quan điểm của anh, nhưng không thể phủ nhận là mình nể phục anh ý giỏi và có sự tôn trọng dành cho anh Minh.
" Thu phí để hỗ trợ trực tiếp hay thông qua lớp học săn học bổng không phải là Mentor, mà nên gọi là huấn luyện viên (Coach), hoặc người hướng dẫn (Supervisor), hoặc đôi khi giáo viên (Teacher) nếu xét theo tiêu chí dạy thêm học thêm không cần bằng cấp sư phạm ở nhà. Mentor là người hỗ trợ cho mentee vô điều kiện và không ràng buộc, không vụ lợi bao gồm nhận tiền công, hay danh tiếng. Việc khoe lên đã đào tạo cả ngàn mentee để thu hút thêm người tới học là lời khẳng định bạn không phải là mentor chính gốc. Đôi khi mentor vẫn nhận tiền là để trả cho đúng ly trà sữa khi họ đã dành thời gian ngồi tư vấn cho mentee (chứ chả lẽ bắt mentor trả tiền cho việc riêng của mentee) chứ không phải là tiền công tư vấn của mentor. Sau khi trợ giúp, đường ai nấy đi mentor và mentee không liên quan tới nhau. Chỉ là một hành động đẹp giúp người qua đường mà thôi."
Link bài viết gốc:
Còn dưới đây là suy nghĩa của mình:
< Nếu một người làm nghiên cứu, việc đơn giản như tìm kiếm thông tin của một học bổng mà còn không làm được, thông tin được public đầy trên mạng, cũng không phải không có người đạt học bổng này, vậy thì nếu không tự làm, tự kết nối thì đừng bao giờ nghĩ tới viết những công bố khoa học có chất lượng và cũng không bao giờ trở thành một nhà nghiên cứu giỏi được.>
Câu nói này từ một anh Doctor trong group VietPhD.org khi một bạn cũng giống như mình đang có ý định join các lớp học dạy về học bổng, bạn ý có đăng trên nhóm và hỏi ý kiến các anh chị ( Đại ý là như vậy, mình thêm một chút mắm muối vào :v. Không dám để dấu "..." , vậy nên để dấu <...> ). Sau đó, khi đọc cmt kia, mình dẹp luôn cái ý tưởng đó, vì trở thành nhà nghiên cứu giỏi là một trong những mục tiêu quan trọng của mình. Tốn 4 triệu cho 1 lớp học general về học bổng và tốn thêm 7 triệu nữa cho lớp học cấp tiếp theo, mentor 1-1 là một khoản tiền quá lớn với mình khi đó (Thực ra hiện tại tháng 5, 2024, mình thấy có nơi còn đề giá 45 triệu :v). Từ hồi còn là sinh viên, mình đã không có thiện cảm với việc các bạn đổ xô đi học các lớp học thêm trên trường ĐH cho các môn giải tích, đại số, v.v thậm chí còn mở cả trung tâm dạy mấy môn đại cương ở BK như vậy. Mình thấy rằng, học hành không tử tế trên lớp, mặc dù có thể một vài các thầy cô trên trường có thể dạy hơi chán, buồn ngủ nhưng không thể phủ nhận các thầy có là người có kiến thức lâu lăm trong bộ môn mình dạy. Vậy thì tại sao không chủ động học và tìm tòi, ngồi bàn đầu mà hỏi các thầy cô mà lại tốn tiền đi học thêm như hồi C3 vậy. Hay là việc "dạy IELTS" phổ biến bây giờ cũng vậy. Tất nhiên có cung thì sẽ có cầu, nhưng mình cho rằng nên chỉ dùng từ chia sẻ các học IELTS và chữa bài cho học sinh thôi, còn thực sự không nên dùng từ dạy bởi vì những người đó không có bằng cấp cụ thể về việc dạy IELTS và mình dắm chắc là không ở đâu có cấp bằng dạy IELTS cả, giám khảo IELTS thì có đấy. Mình nghĩ rằng nếu không đủ giỏi, hay có bằng cấp thì chưa nên dùng từ "đi dạy người khác" mà nên dùng từ "chia sẻ" thôi. Việc dạy người khác khi mà bản thân kiến thức của người đó còn chưa vững và không bài bản, nhỡ may dạy sai thì theo cá nhân mình thì khá là "thiếu đạo đức, và thiếu tự trọng".
Rất xin lỗi vì đã lan man, nhưng mình khá là blame kiểu "Mentor tính phí" này, mình nghĩ là việc tìm mentor các bạn hoàn toàn có thể tìm các anh chị mentor tốt và có tâm miễn sao các bạn chứng minh là mình có đam mê và thật sự quyết tâm với học bổng. Mình nghĩ là với tinh thần Pay-it-forward, bạn sẽ tự động kết nối với những người phù hợp với mình thôi.
Với mình, mình đã có connect với anh mentor trước đó trên Facebook, đọc các bài đăng của anh trong nhóm Scholarship Hunter, mình cảm thấy anh là một người Open-minded. Vậy nên, ngay sau khi anh có đăng tin tìm mentees trên nền tảng Menteelogy, mình đã điền và đăng ký tham gia liền.
Mình rất cảm kích anh vì đã giúp đỡ mình trên hành trình apply học bổng. Anh đưa ra các hướng dẫn, suggest một vài ý tưởng và chữa bài luận, thư động lực và vẫn support mình đến tận bây giờ về các điều nên biết trước khi sang EU v.v. Mặc dù vẫn áy náy, ngày đầu mình cứ gọi nhầm tên anh :v, để anh phải nhắc 2 lần.
Ngoài mentor, các bạn có thể connect với các bạn khoá trên hay các bạn khác mà đã đạt được HB ngành bạn hỏi xin advice hay đơn giản là tìm kiếm một người bạn cũng đang trên con đường tìm kiếm học bổng để cùng đồng hành.
2.3 Các cách trình bày về thư động lực, CV, letter of recommendation v.v
2.3 Các cách trình bày về thư động lực, CV, letter of recommendation v.v
Vì lý do bảo mật thông tin, nên mình không thể public toàn bộ các tài liệu của mình về học bổng được. Với cả, còn lý do cá nhân nữa là mình cũng đang mentor free cho một số bạn, nên mình cũng chưa muốn public. Có lẽ mình sẽ public CV, thư động lực, thư giới thiệu (có che tên các thầy cô) vào đầu năm sau khi mà mình đã mentors cho các em sau.
Mình chỉ có một số lời góp ý về các thứ ở trên:
2.3.1 CV
Với CV, các bạn cần phải tìm hiểu kỹ là mẫu CV mà chương trình họ yêu cầu như thế nào, thường thì CV của chương trình EM sẽ là mẫu EuroPass. Mình viết theo cấu trúc:
+ Education
+ Scientific research
+ Short Course
+ Work Experience
+ Honor and Awards
+ Short Course
+ Language
+ Extracurricular activities
Trong đó mỗi yếu tố sẽ có tầm quan trọng riêng, nếu bạn kém CGPA do năm nhất, năm hai, ăn chơi hơi quá đà. Hay cả đại học ăn chơi quá đà. Thì có thể bổ sung bài báo với dân research hay là kinh nghiệm làm việc, short course các chứng chỉ giá trị vào trong CV.
Don't put too much, vì chất lượng hơn số lượng.
2.3.2 SOP hay LOM ( thư động lực)
Mình nghĩ đây là thứ quan trọng nhất trong hồ sơ HB của bạn, tất nhiên là đi kèm với CV nữa. Với SOP, khi mà bạn viết ra là bạn đang tự thuyết phục bản thân mình. Vì nếu bản thân mình mà bạn còn không thuyết phục được là mình xứng đáng được đi, mình xứng đáng được HB, vậy thì làm sao hội đồng HB chấp nhận mình. (:v Trường hợp ăn may thì không áp dụng nhé, mình đang áp dụng case thường với một đứa rất ít gặp may mắn kiểu "trời cho, bỗng dưng trúng số" như mình thôi).
SOP mình thấy thường có hai cách viết mở bài. Một là kiểu mơ mộng, hay là đưa câu chuyện của bản thân. Vd như là " Em ngắm sao băng bay, hiện tượng bắc cực quang từ hồi bé xíu thì em muốn học vật lý, khoa học vũ trụ". Mình nghĩ không hợp viết văn thơ như vậy, nên mình viết mở bài theo cách là đi từng chung đến riêng. Cụ thể ra sao mình sẽ trình bày phía dưới.
Đất nước đang gặp khó khăn về năng lượng, nêu các khó khăn và hậu quả có thể xảy đến trong tương lai. Với các thứ kể trên thì mình tin là hệ thống năng lượng XYZ, cách tiếp cận ABC là key để giải quyết vấn đề. Và đó là lý do mình muốn đi học chương trình Master này.
Tiếp theo là phần body 1, mình trình bày về những gì bản thân đã có, không nên ôm hết những thứ có ở trong CV, hãy biến tấu cho hợp lý và đảm bảo có sự thống nhất, logic giữa CV và SOP. Rồi sau đó mình có nhấn mạnh là từ lúc tốt nghiệp ra trường, mình đã muốn học cao hơn và chương trình Master này là perfect one for me (:v thực ra cái nào tôi cũng nói là perfect one for me ạ). Sau đó kể từ khi phát hiện ra chương trình này thì mình đã lập plan và tìm kiếm các hướng nghiên cứu fit với chương trình là Hydrogen, Energy Storage Systems hay thậm chí là Nuclear Engineering.
Ở Body 2, mình nhấn mạnh vào việc nếu được chọn làm sinh viên ở trường ĐH đó thì mình sẽ làm gì, học các môn nào, nghiên cứu những gì và ý tưởng làm luận văn về điện gió Offshore và Onshore sản xuất Hydrogen, nó align với định hướng phát triển năng lượng của đất nước trong Quy Hoạch điện VIII.
2.3.3 LOR (Thư giới thiệu)
Kế hoạch ban đầu của mình là xin thư giới thiệu từ thầy mình (Supervisior, khối Academic) và sếp mình (khối Industry). Tuy nhiên, một chuyện đột ngột xảy ra, nên mình đã phải xin thư từ thầy phó trưởng khoa.
Với thư giới thiệu thì các bạn có thể tự viết rồi nhờ thầy ký vào hoặc là nhờ thầy tự viết. Sau đó, chương trình sẽ gửi email submit thư cho thầy cô bạn. Tuy nhiên mỗi cách sẽ có ưu nhược điểm khác nhau. Ví dụ cách 1, thì mình tự kiểm soát được nội dung bức thư nhưng văn phong sẽ phải tốt để hai thư không giống như từ một người viết. Còn với cách 2 thì ngược lại.
III Result
Cuối cùng, mình đã đỗ Học bổng EM của EU và học bổng Eiffel của chính phủ Pháp. Sau rất nhiều đắn đo, mình chọn EM, mặc dù mình biết nó có rủi ro là không xin được refund. Thôi thì tầm này, mọi sự tuỳ duyên, tầm này tin vào ông trời một lần :v. Cầu mong ông cho cháu nhận được tin vui ạ.
IV Conclusion
Được học bổng là tin vui, tạch thì cũng đừng buồn. Có thể hồ sơ của mình chưa tốt năm nay, còn quyết tâm thì năm sau comeback, còn không thì mình có thể tìm học bổng khác phù hợp với mình hơn. Hay nếu không được học bổng, mà bạn vẫn muốn đi học ở châu Âu thì có thể tự tích cóp tiền đi học. Du học chưa chắc là đổi đời, đổi vị trí thì sure nhưng đổi đời thì không.
P/s: Phần đầu mình viết khá là trông khá là chuẩn chỉ, nhưng càng về cuối, type hơi nhiều, mỏi tay và oải nên mình có phần viết lôm côm. Thôi thì của ít lòng nhiều, văn có thể không mượt nhưng mình hi vọng là nội dung bài viết này có thể sẽ có hữu ích với bạn. Lời cuối, chúc các bạn thành công trên con đường đi học của chính mình.
Bonne Chance!
Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất