HÌNH TƯỢNG NGƯỜI GÓA PHỤ ẤN ĐỘ QUA HAI TRUYỆN NGẮN "BỘ XƯƠNG" VÀ "SỐNG HAY CHẾT" CỦA RABINDRNATH TAGORE
Giới thiệu chung Ấn Độ là một quốc gia có nền văn minh phát triển rực rỡ, không kém Hi lạp, La Mã, Ai Cập. Trên đất...
Giới thiệu chung
Ấn Độ là một quốc gia có nền văn minh phát triển rực rỡ, không kém Hi lạp, La Mã, Ai Cập. Trên đất nước Ấn Độ giàu có về văn hóa, văn học rất được xem trọng. Cùng với Nhật Bản, Ấn Độ là một trong hai quốc gia có nền văn học hiện đại xuất hiện sớm nhất ở phương Đông. Từ giữa thế kỉ XIX, sau những va chạm với văn học và ngôn ngữ phương Tây, đặc biệt là văn học Anh và tiếng Anh, văn học hiện đại Ấn Độ ra đời. Một trong những nhà văn tiên phong của văn học hiện đại Ấn Độ, người có vai trò vô cùng quan trọng trên hành trình hiện đại hóa văn xuôi Ấn Độ thế kỉ XX, không ai khác, đó chính là Rabindranath Tagore. Tên tuổi Tagore nổi tiếng hơn cả ở lĩnh vực thơ ca. Tuy nhiên, nếu như nhắc đến Tagore, chúng ta chỉ nhìn vào những thành tựu thơ ca đồ sộ của ông mà quên mất rằng ông là một tài năng sáng tạo thành công ở rất nhiều thể loại thì thật là một thiếu sót. Sự nghiệp sáng tác của Tagore rất lớn, tài năng sáng tạo của ông thật là vô tận, ở lĩnh vực nghệ thuật nào, ông cũng đạt được thành tựu huy hoàng. Đặc biệt, ở thể loại truyện ngắn, ông là người có đóng góp rất lớn và có một vị trí không ai thay thế được ở Ấn Độ nói chung và ở quê hương ông nói riêng. B.M.Chandhuri đã viết: “Sự đa dạng và uyên bác là những mặt quan trọng trong thiên tài của ông, để đánh giá được sự vĩ đại của con người này chỉ qua thơ ca và còn ít đầy đủ hơn nữa là chỉ qua những bài thơ mang cảm hứng tôn giáo và đầy sự hiến dâng của ông chỉ vì chúng đoạt giải Nobel thì quả là một khiếm khuyết rất lớn”. Tagore – niềm tự hào của xứ sở dòng sông Hằng linh thánh không chỉ là một nhà thơ với những vần thơ tuyệt diệu mang cảm nhận độc đáo, sâu sắc, mà còn là một bậc thầy trong lĩnh vực truyện ngắn. Buddhadva Bose đã khẳng định: “Tagore đã mang truyện ngắn đến cho chúng ta thậm chí ngay cả khi người ta còn chưa biết đến nó tại Anh”.
Truyện ngắn Tagore được xem là quà tặng quý giá dành cho văn hóa Ấn Độ, luôn toát lên tinh thần nhân đạo cao cả. Một trong những đề tài nổi bật trong truyện ngắn Tagore là đề tài về số phận người phụ nữ Ấn Độ trong hôn nhân. Dưới chế độ hà khắc với những quan niệm tín ngưỡng, tập tục cổ hủ, người phụ nữ Ấn Độ hầu như không có quyền quyết định bất cứ điều gì, kể cả mạng sống của mình. Đặc biệt, qua hình tượng người góa phụ, tác giả phác họa cho ta thấy được tấn bi kịch hạnh phúc, bi kịch mắc kẹt giữa “sự sống và cái chết”. Từ việc khảo sát hình tượng về người góa phụ Ấn Độ qua hai truyện ngắn Sống hay chết và Bộ xương của R.Tagore, người viết mong muốn có được cái nhìn bao quát, sâu sắc về tiếng nói bênh vực người phụ nữ, tinh thần nhân đạo cao cả của truyện ngắn Tagore nói riêng và văn học Ấn Độ nói chung. Bên cạnh đó, có được sự liên tưởng, so sánh với một số tác phẩm cùng chủ đề trong các nền văn học khác.
Truyện ngắn Ấn Độ có nhiều tác phẩm viết về sự bất công đối với phụ nữ, viết về nạn tảo hôn, những tập tục cổ hủ, vấn nạn hồi môn, sự bất bình đẳng giới, hôn nhân ép buộc,…và số phận người góa phụ cũng là một trong những đề tài thường được các nhà văn hiện đại Ấn Độ quan tâm. Truyện ngắn của một số tác giả như Amrita Pritam, Krisan Chandar, Prem Chand,…miêu tả những người phụ nữ phải lấy chồng sớm mà không biết mặt chồng, có khi phải sống cuộc đời góa bụa khi tuổi còn rất nhỏ và bị ràng buộc trong nhiều hủ tục lạc hậu, luật lệ hà khắc.
Theo Luật Manu điều 147 – 148: “Khi còn là đứa trẻ, một cô gái hoặc ngay cả khi đã trở thành người lớn tuổi, người phụ nữ không được làm cái gì độc lập, ngay cả khi ở trong nhà mình. Trong thời thơ ấu người con gái phải theo cha, tuổi trẻ cô phải theo chồng, khi chồng chết cô phải theo con trai”.
Xúc động sâu sắc trước số phận bất hạnh, sự bất công về địa vị xã hội của người phụ nữ Ấn Độ, Tagore đã viết nên những tác phẩm mang đậm giá trị nhân đạo. Hình tượng người phụ nữ Ấn Độ trở thành một trong những hình tượng trung tâm, xuyên suốt trong các tác phẩm truyện ngắn của Tagore.
Qua việc khảo sát hai truyện ngắn “Bộ xương”, và “Sống hay chết” của Tagore, người viết tập trung vào nghiên cứu hình tượng người góa phụ Ấn Độ dưới chế độ hà khắc với những tập tục cổ hủ. Từ đó, hiểu rõ về tinh thần nhân đạo trong truyện ngắn của Tagore, có được cái nhìn sâu sắc về hình tượng người phụ nữ trong văn học Ấn Độ nói chung, và sự liên tưởng về hình tượng người góa phụ trong văn học châu Á qua một số tác phẩm văn học khác. Để làm rõ vấn đề, người viết sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: phân tích luận điểm và luận cứ để chứng minh cho vấn đề. Sau đó, tổng kết, đánh giá, nhận định một cách khái quát hơn.
Rabindranath Tagore (1861 – 1941) được biết đến là nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ, một triết gia, là Đại sứ văn hóa của Ấn Độ trên thế giới, ông được mệnh danh là “Ngôi sao sáng của Ấn Độ phục hưng”. Năm 1913, Tagore bước lên đài vinh quang, trở thành người châu Á đầu tiên được nhận giải Nobel văn học với tập Thơ Dâng. Tagore luôn được nhớ đến như một đại văn hào, một nhà dân tộc chủ nghĩa kiên cường, và nhất là một nhà tư tưởng nhân văn lỗi lạc. Ông đem lại cho các dân tộc bị áp bức niềm tin vào sự bình đẳng, hội nhập, và chỉ ra viễn ảnh tốt đẹp cho con người là sự học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn minh. Sáng tác nghệ thuật cũng như nhiều tác phẩm của ông về phê bình văn học, triết học và xã hội học… luôn là những dẫn chiếu quý giá và nóng hổi tính thời sự. Và cuộc đời 80 năm luôn tự mang hai sứ mệnh: phục hưng dân tộc và đoàn kết thế giới trong nền văn hóa quốc tế, với một thái độ hết sức nhẫn nại và khiêm nhường của Tagore cũng sẽ luôn được nhắc đến như một tấm gương cho nhân loại.
Sinh ra trong thời kì phục hưng Bengali, Tagore lớn lên trong một gia đình ngập chìm trong tri thức cổ xưa của Ấn Độ, và cũng đồng thời chịu ảnh hưởng của những làn gió mới thổi từ phương Tây. Ông là một nhà nghiên cứu khoa học nhân văn thực sự và đã giảng giải các tư tưởng về tình yêu, niềm tin, cái đẹp và tình anh em, sự hòa hợp. Hầu hết những ai đã từng tiếp xúc với Tagore và các sáng tác của ông đều nhận thấy ở ông một sự bao quát sâu rộng của tinh thần Ấn Độ phục hưng. Jun Ohrui phát biểu: “Chẳng có gì là quá đáng khi nói rằng R.Tagore là nhà thơ cũng như nhà văn vĩ đại nhất trong suốt ba nghìn năm hoạt động của văn học Ấn Độ”. Hòa hợp cuộc sống phong phú của Ấn Độ được tích lũy qua hàng ngàn năm cùng với nền văn học cổ điển Anh đã khắc sâu trong tâm hồn Tagore từ thuở bé và khả năng thiên bẩm về nghệ thuật đã khắc họa nên hai mặt của một tâm hồn: cái trầm ngâm, sâu sắc, trừu tượng và trầm lặng của Ấn Độ hòa hợp với cái sôi nổi, phóng khoáng của văn hóa tiến bộ phương Tây. Điều này cũng đã được thể hiện khá đậm nét trong những truyện ngắn của ông.
Trong toàn bộ sáng tác của Tagore, ông luôn hướng tới con người, mong muốn giải thoát cho nhân loại bằng chính ngòi bút của mình. Ông đã để lại trên từng trang viết của mình một tinh thần nhân đạo, tình cảm thiêng liêng, triết lí nhân văn. Nhân vật góa phụ trong truyện ngắn Tagore được nhà văn xây dựng như một biểu tượng của cuộc sống đầy bi kịch. Qua văn chương, Tagore đã thừa nhận quyền lên tiếng của người phụ nữ và thừa nhận sự đấu tranh của họ trước những tủi nhục bằng sự chia sẻ, cảm thông sâu sắc. Với những đóng góp to lớn về ý nghĩa nhân văn và giá trị nghệ thuật cho truyện ngắn Ấn Độ, Tagore quả thật xứng đáng là một tâm hồn vĩ đại của nhân dân Ấn Độ.
Đặc điểm nội dung trong hai truyện ngắn Bộ xương và Sống hay chết
Trong truyện ngắn “Sống hay chết”, nhân vật phải vật lộn với số phận của mình. Con đường giành lấy quyền sống của người góa phụ Kadambini dường như không có lối thoát. “Sống hay chết” kể về một góa phụ trẻ không có con, Kadambini. Số phận trớ trêu khiến chị trở thành một người phụ nữ chẳng còn ai thật sự là người thân máu mủ với mình trên cõi đời này. “Người đàn bà góa của gia đình Saradasankar, một địa chủ của làng Ranihat, không còn anh em họ hàng nào bên phía cha đẻ. Từng người một đã lần lượt qua đời cả. Trong gia đình đằng chồng cũng chẳng còn một ai để chị có thể gọi là của riêng mình, chồng cũng chẳng còn, mà con thì không có”. Kadambini sống với anh chồng, chị dâu và một đứa cháu nhỏ. Chị yêu thương đứa trẻ như chính con ruột của mình, ngày đêm tận tụy chăm sóc cho nó. Mọi người và cả chính bản thân Kadambini cũng tin rằng mình là một con ma. Câu chuyện bắt đầu bằng cái chết đột ngột của Kadambini và “thi thể” cô nhanh chóng được đem đi hỏa táng tại bãi hỏa táng của làng bên cạnh một con sông đã hoàn toàn khô cạn. Khi những người đàn ông mải miết kiếm củi thì “cái xác” bỗng tỉnh dậy. Vì lý do nào đó, trái tim người góa phụ đã ngừng đập và chị chỉ bất tỉnh tạm thời mà thôi. Khi nhìn thấy mặt đất hỏa táng xung quanh trong màn đêm chết chóc khủng khiếp, bản thân Kadambini tin rằng mình đã chết và bây giờ mình là một con ma. Chị cảm thấy mình lạc lõng, không có chỗ nào để đi và không còn ý nghĩa gì với mọi người nữa. Chị quyết định không thể trở về gia đình nhà chồng được nữa, mà sẽ đi tìm một người bạn gái thời thơ ấu gắn bó. Kadambini đến ở với bạn được một thời gian, và cuối cùng, khi chồng người bạn gái nhận được thông tin rằng Kadambini đã chết thì họ nghĩ người phụ nữ đang ở trong nhà họ là một hồn ma. Họ đã đuổi Kadambini đi trong tiếng la hét, nguyền rủa. Kadambini sau đó trở về nhà chồng mình. Chị tìm cách lẻn vào nhà, đến phòng của đứa cháu nhỏ yêu quý. Khi ôm chặt đứa cháu nhỏ trong vòng tay, nơi căn phòng ấm áp ấy, Kadambini nhận ra mình không phải là một hồn ma. “Giờ đây cuối cùng Kadambini hiểu ra rằng mình vẫn chưa chết…Trong ngôi nhà của bạn mình, chị cảm thấy tình bạn thuở ấu thơ đã chấm dứt. Trong phòng của đứa trẻ mà chị yêu thương chị biết rằng “thím” của nó chưa hề chết”. Tuy nhiên, nghiệt ngã thay cho chị, người trong gia đình chồng đã phát hiện ra chị và họ la hét khi nhìn thấy Kadambini. Họ cầu xin chị đừng mang bất hạnh cho gia đình và dòng tộc của họ. Họ trách chị tại sao lại hiện hồn về trước mặt một đứa trẻ ngây thơ vô tội. Kadambini đau khổ và tuyệt vọng vì chẳng ai tin chị vẫn còn sống. Chị nhấc chiếc chậu đồng dưới sàn lên và đập vào trán mình, máu chảy ròng ròng. Chị muốn chứng minh rằng, chị vẫn còn sống.
Nỗi tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, Kadambini cuối cùng đã trầm mình xuống cái giếng nước, từ trên nhà Saradasankar, người ta nghe thấy tiếng rơi đánh tõm. Và chỉ có cái chết – lần này là vĩnh viễn – mới có thể chứng minh rằng “trước đó chị vẫn còn sống”. Sự tồn tại của góa phụ ở đây được so sánh với sự tồn tại của một con ma. Góa phụ này, như tiêu đề cho thấy, đều đang sống và chết, hoặc có lẽ không sống cũng không chết. Kadambini không có “chỗ giữa những người sống” và càng “không có chỗ giữa những người chết”. Chị không thuộc về thế giới của người sống, chị bị mắc kẹt ở đó, như một kiếp đời cô đơn, đầy bất hạnh. Góa phụ, giống như một hồn ma lạc lõng, vẫn lảng vảng ở trong những gia đình xung quanh. Giống như một hồn ma, họ không được phép tham gia vào bất cứ cái gì trong đời sống gia đình vì người ta sợ hồn ma sẽ đem đến những bất hạnh. Đến cái quyền cơ bản nhất của con người, “quyền được sống”, “quyền được thừa nhận sự tồn tại của mình”, vậy mà người góa phụ ấy cũng không có được.
Trong truyện ngắn “Sống hay chết”, nhân vật phải vật lộn với số phận của mình. Con đường giành lấy quyền sống của người góa phụ Kadambini dường như không có lối thoát. “Sống hay chết” kể về một góa phụ trẻ không có con, Kadambini. Số phận trớ trêu khiến chị trở thành một người phụ nữ chẳng còn ai thật sự là người thân máu mủ với mình trên cõi đời này. “Người đàn bà góa của gia đình Saradasankar, một địa chủ của làng Ranihat, không còn anh em họ hàng nào bên phía cha đẻ. Từng người một đã lần lượt qua đời cả. Trong gia đình đằng chồng cũng chẳng còn một ai để chị có thể gọi là của riêng mình, chồng cũng chẳng còn, mà con thì không có”. Kadambini sống với anh chồng, chị dâu và một đứa cháu nhỏ. Chị yêu thương đứa trẻ như chính con ruột của mình, ngày đêm tận tụy chăm sóc cho nó. Mọi người và cả chính bản thân Kadambini cũng tin rằng mình là một con ma. Câu chuyện bắt đầu bằng cái chết đột ngột của Kadambini và “thi thể” cô nhanh chóng được đem đi hỏa táng tại bãi hỏa táng của làng bên cạnh một con sông đã hoàn toàn khô cạn. Khi những người đàn ông mải miết kiếm củi thì “cái xác” bỗng tỉnh dậy. Vì lý do nào đó, trái tim người góa phụ đã ngừng đập và chị chỉ bất tỉnh tạm thời mà thôi. Khi nhìn thấy mặt đất hỏa táng xung quanh trong màn đêm chết chóc khủng khiếp, bản thân Kadambini tin rằng mình đã chết và bây giờ mình là một con ma. Chị cảm thấy mình lạc lõng, không có chỗ nào để đi và không còn ý nghĩa gì với mọi người nữa. Chị quyết định không thể trở về gia đình nhà chồng được nữa, mà sẽ đi tìm một người bạn gái thời thơ ấu gắn bó. Kadambini đến ở với bạn được một thời gian, và cuối cùng, khi chồng người bạn gái nhận được thông tin rằng Kadambini đã chết thì họ nghĩ người phụ nữ đang ở trong nhà họ là một hồn ma. Họ đã đuổi Kadambini đi trong tiếng la hét, nguyền rủa. Kadambini sau đó trở về nhà chồng mình. Chị tìm cách lẻn vào nhà, đến phòng của đứa cháu nhỏ yêu quý. Khi ôm chặt đứa cháu nhỏ trong vòng tay, nơi căn phòng ấm áp ấy, Kadambini nhận ra mình không phải là một hồn ma. “Giờ đây cuối cùng Kadambini hiểu ra rằng mình vẫn chưa chết…Trong ngôi nhà của bạn mình, chị cảm thấy tình bạn thuở ấu thơ đã chấm dứt. Trong phòng của đứa trẻ mà chị yêu thương chị biết rằng “thím” của nó chưa hề chết”. Tuy nhiên, nghiệt ngã thay cho chị, người trong gia đình chồng đã phát hiện ra chị và họ la hét khi nhìn thấy Kadambini. Họ cầu xin chị đừng mang bất hạnh cho gia đình và dòng tộc của họ. Họ trách chị tại sao lại hiện hồn về trước mặt một đứa trẻ ngây thơ vô tội. Kadambini đau khổ và tuyệt vọng vì chẳng ai tin chị vẫn còn sống. Chị nhấc chiếc chậu đồng dưới sàn lên và đập vào trán mình, máu chảy ròng ròng. Chị muốn chứng minh rằng, chị vẫn còn sống.
Nỗi tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, Kadambini cuối cùng đã trầm mình xuống cái giếng nước, từ trên nhà Saradasankar, người ta nghe thấy tiếng rơi đánh tõm. Và chỉ có cái chết – lần này là vĩnh viễn – mới có thể chứng minh rằng “trước đó chị vẫn còn sống”. Sự tồn tại của góa phụ ở đây được so sánh với sự tồn tại của một con ma. Góa phụ này, như tiêu đề cho thấy, đều đang sống và chết, hoặc có lẽ không sống cũng không chết. Kadambini không có “chỗ giữa những người sống” và càng “không có chỗ giữa những người chết”. Chị không thuộc về thế giới của người sống, chị bị mắc kẹt ở đó, như một kiếp đời cô đơn, đầy bất hạnh. Góa phụ, giống như một hồn ma lạc lõng, vẫn lảng vảng ở trong những gia đình xung quanh. Giống như một hồn ma, họ không được phép tham gia vào bất cứ cái gì trong đời sống gia đình vì người ta sợ hồn ma sẽ đem đến những bất hạnh. Đến cái quyền cơ bản nhất của con người, “quyền được sống”, “quyền được thừa nhận sự tồn tại của mình”, vậy mà người góa phụ ấy cũng không có được.
Cũng vướng vào nỗi đau của những bi kịch, nhân vật trong truyện ngắn “Bộ xương” là một hồn ma quay về tìm lại bộ xương của mình với nhân vật “Tôi” – người kể chuyện. Truyện được kể mang tính chất hoang tưởng. Motip về cái chết và sự trở về của linh hồn đã được Tagore vận dụng một cách thành công và đặc sắc trong truyện ngắn này. Dưới dạng những câu đối thoại trò chuyện giữa bóng ma và nhân vật “Tôi”, cuộc đời đầy bất hạnh, éo le của người con gái ấy đã được vẽ lại trước mắt độc giả.
Đó là một cô gái xinh đẹp, trẻ trung. Cô lấy chồng khi còn rất trẻ, và cảm giác ấy với cô “chẳng khác gì cảm giác của một con cá bị mắc câu”. Bộ xương đã cất lên những lời đầy chán chường da diết: “…tôi cảm thấy cứ như thể một người lạ giật tôi ra khỏi ngôi nhà của tuổi thơ yên bình bằng những cái móc câu sắc nhất – và tôi không có cách nào để thoát khỏi anh ta”. Và chỉ sau hai tháng kết hôn, chồng cô qua đời và cô bắt đầu những chuỗi ngày dài đau khổ của một góa phụ. Sau khi nhìn “săm soi” khuôn mặt cô gái, ông bố chồng đã khẳng định cô mang một đôi mắt báo hiệu điềm xấu và rằng cô ta chính là kẻ sát phu. Cô gái bị đuổi khỏi nhà, cô trở về nhà bố mẹ đẻ và phải nói rằng cô còn quá trẻ để hiểu chuyện gì đang xảy ra với mình – một cô gái góa bụa quá trẻ trung và mang sắc đẹp rạng rỡ.
Đó là một cô gái xinh đẹp, trẻ trung. Cô lấy chồng khi còn rất trẻ, và cảm giác ấy với cô “chẳng khác gì cảm giác của một con cá bị mắc câu”. Bộ xương đã cất lên những lời đầy chán chường da diết: “…tôi cảm thấy cứ như thể một người lạ giật tôi ra khỏi ngôi nhà của tuổi thơ yên bình bằng những cái móc câu sắc nhất – và tôi không có cách nào để thoát khỏi anh ta”. Và chỉ sau hai tháng kết hôn, chồng cô qua đời và cô bắt đầu những chuỗi ngày dài đau khổ của một góa phụ. Sau khi nhìn “săm soi” khuôn mặt cô gái, ông bố chồng đã khẳng định cô mang một đôi mắt báo hiệu điềm xấu và rằng cô ta chính là kẻ sát phu. Cô gái bị đuổi khỏi nhà, cô trở về nhà bố mẹ đẻ và phải nói rằng cô còn quá trẻ để hiểu chuyện gì đang xảy ra với mình – một cô gái góa bụa quá trẻ trung và mang sắc đẹp rạng rỡ.
“Người phụ nữ trong các truyện ngắn của Rabindranath Tagore đầy nữ tính, mảnh mai và xinh đẹp, nhưng cũng rất sáng suốt và mạnh mẽ” (Srinavas Iyengar).
Cô như là một đóa hoa chăm pa tuyệt đẹp. Các chàng trai nhìn cô đắm đuối và cô cũng đáp lại ánh nhìn của họ. Một nụ cười trên môi hồng, một sức sống căng tràn, một tâm hồn kiêu hãnh với sắc đẹp kiều diễm của mình và mơ rằng cả thế giới này đang phải lòng cô ấy và các chàng trai trên thế giới này đều là những ngọn cỏ dưới chân cô; người góa phụ trẻ tuổi ấy làm sao trái tim có thể thôi không buồn sầu bởi sự cô đơn và kìm tỏa của bao luật lệ hà khắc giam hãm. Cô gái thường mặc chiếc Xari sặc sỡ đầy quyến rũ với những chiếc vòng tay xinh đẹp. Sau đó, một anh chàng tốt nghiệp trường y và là bạn của anh trai cô trở thành bác sĩ của gia đình cô. Anh ta đến ở tại gian buồng tầng trệt nhà cô và cô gái cũng thường xuyên đến trò chuyện với anh về thuốc men và độc dược như cần bao nhiêu liều thuốc này hay thuốc kia thì chết người. Câu chuyện tình cảm của hai người ngày càng nở rộ.
Một hôm, người góa phụ trẻ tuổi hay tin chàng trai sắp cưới vợ. “Cô dâu là người sẽ thừa kế một gia sản lớn, người sẽ mang đến cho chàng bác sĩ một số tiền đáng kể”. Tối ngày cưới đó, cô gái đã lấy một ít thuốc độc trong phòng bỏ vào ly rượu của anh ta. Sau khi uống cạn, anh ta đi đến nhà cô dâu. Còn cô – người góa phụ xinh đẹp, mặc bộ quần áo cô dâu rực rỡ, lấy các món đồ trang sức ra khỏi hộp và tự đeo cho mình, chấm một chấm đỏ, biểu tượng của cô dâu, lên trán. Nàng uống thuốc độc và nằm xuống giường, tưởng tượng ra cảnh người ta đến và tìm thấy nàng với hình ảnh nụ cười tươi nở trên môi của một góa phụ xinh đẹp. Nhưng…còn đâu phòng cô dâu, còn đâu xiêm áo cô dâu. Cô gái chợt bừng tỉnh khi nghe thấy những tiếng lách cách bên trong cơ thể mình và nhìn thấy ba đứa sinh viên đang sử dụng bộ xương của cô để nghiên cứu. Trong lồng ngực, nơi xưa kia trái tim cô đập rộn ràng, nơi mỗi bước chuyển động của cô gái tạo nên những làn sóng của sắc đẹp tỏa ra như những viên kim cương lấp lánh, thì ở đó, giờ đây, một thầy giáo đang cầm cây thước vừa chỉ vừa gọi tên từng chiếc xương để giảng dạy kiến thức về xương khớp. Và nụ cười cuối cùng – nụ cười đã nở ra đón cái chết ấy, giờ không còn nữa. Câu chuyện kết thúc ở đây, khi bình minh vừa ló dạng, linh hồn ấy lặng lẽ rời xa chàng trai trẻ.
Đằng sau câu chuyện mang màu sắc hoang đường ấy là cả một tấm lòng xót thương của tác giả về kiếp người phụ nữ. Nhân vật được khắc họa một cách hoang đường, nhưng vấn đề đặt ra trong truyện ngắn là không hề hoang đường. Có biết bao người phụ nữ Ấn Độ xã hội hiện đại này cũng còn phải gánh chịu những bi kịch tương tự. Hai lần đến với tình yêu là hai lần người góa phụ trẻ tuổi phải nhận lấy khổ đau và bất hạnh. Ban đầu, cô phải gánh chịu tiếng điều là kẻ “sát phu”, sống đời sống của một góa phụ: một phụ nữ xinh đẹp với những giấc mơ đẹp và khát khao cuộc sống lứa đôi hạnh phúc, nhưng buộc phải sống một cuộc sống không có tình yêu và không có sợi dây liên hệ nào với những người xung quanh. Câu chuyện tình yêu với chàng bác sĩ lại không thể đem lại một kết cục tốt đẹp. Bởi lẽ, giữa một xã hội đầy những bất công đối với người phụ nữ có chồng mất sớm, khi người ta chỉ chạy theo vật chất và bị vật chất làm cho lu mờ đi tất cả, thì làm sao, cô gái đáng thương ấy tìm được hạnh phúc đích thực cho mình? Người góa phụ không còn cách nào khác, chọn giải pháp tự kết liễu đời mình với hy vọng sẽ được tái sinh trong một cuộc đời mới với tình yêu đẹp. Thế nhưng , hành trình tìm đến tình yêu và vẻ đẹp thời xuân sắc không bao giờ đến đích. Hồn ma của cô gái thấy mình vẫn chỉ là bộ xương trong phòng học, không hề có dấn hiệu của sự sống hay cảm xúc.
Chính Tagore đã từng phải thốt lên một cách cay đắng: “Trong mọi vật biết sống và suy nghĩ, chính chúng ta, đàn bà là đau khổ hơn cả”. Tiếng kêu xót xa ấy khiến ta nhớ đến tấm lòng nhân hậu và sự cảm thương sâu sắc mà đại thi hào Nguyễn Du từng viết nên:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
(Truyện Kiều)
Nhân vật góa phụ của Tagore, sống mà như đã chết. Bởi chính họ đang phải gánh chịu tấn bi kịch tinh thần to lớn: bị xua đuổi, bị cự tuyệt, phải trốn tránh tình yêu và chết trong sự cô đơn. Nhưng chết rồi vẫn chưa thể giải thoát, linh hồn họ vẫn còn lưu luyến dân gian bởi những khát khao, ước muốn về tình yêu của họ vẫn thưa thể thực hiện được trong cái xã hội bất công và ngột ngạt này. Với họ, tìm đến cái chết là sự hy vọng để được tái sinh, để có thể lưu giữ lại khoảnh khắc tươi đẹp nhất của cuộc đời, để được làm con người với tất cả ước mơ và khát vọng hạnh phúc một cách đúng nghĩa.
Hình tượng người góa phụ trong truyện ngắn của Tagore hiện lên với số phận đau khổ, phải sống trong những giằng xé tinh thần đến muôn nẻo khác nhau của đời sống trần thế. Tagore trăn trở trước cuộc sống thực tại, lo âu cho từng số phận đang phải sống trong một xã hội đầy rẫy áp bức, bất công với sự trói buộc của những hủ tục lạc hậu, sự phân biệt đẳng cấp nghiệt ngã. Là một nhà văn đặc biệt nhạy cảm với những biến thái trong đời sống tinh thần xã hội, Tagore đã cảm nhận được nhiều vấn đề nóng bỏng của hiện thực đang diễn ra trong mỗi gia đình ngay cả khi nó vẫn đang giữ được cái vẻ ngoài phẳng lặng. Ông nghe thấy những điều mà không phải ai cũng hiểu, nhìn thấy được nỗi đau khổ của con người dù là nhỏ nhất. Những người góa phụ trong tác phẩm Tagore mang vẻ đẹp tươi tắn rạng ngời của tuổi thanh xuân, khát khao hạnh phúc lứa đôi, gắn bó sâu sắc và chịu sự lệ thuộc ở gia đình chồng. Một góa phụ xinh đẹp bị mang danh “sát phu”, một góa phụ sống lạc lõng giữa đời thực như một hồn ma và không được nhận sự thừa nhận của mọi người, tất cả họ đều mang những vẻ đẹp đáng quý, đáng được trân trọng, nhưng cuối cùng đều phải kết thúc cuộc đời bằng cái chết oan nghiệt. Họ là những người góa phụ bị đè nén, bị những lễ giáo và hủ tục lạc hậu trói buộc. Những hủ tục ấy như một bức tường thành cao, dày bủa vây lấy người góa phụ, không có cánh cổng nào để thoát ra ngoài. Tuy nhiên, nhân vật của Tagore không chỉ cam chịu, phó mặc cho số phận mà đã bắt đầu có ý thức phản kháng, báo hiện sự thức tỉnh của ý thức cá nhân trong cuộc đấu tranh vì quyền sống của con người, vì hạnh phúc của cuộc đời mình. Trong bức tranh xám xịt của cuộc sống đã xuất hiện những tia sáng mong manh. Điều này cho thấy một sự kết hợp hài hòa giữa hai cảm hứng hiện thực và lãng mạn trong sáng tạo của Tagore.
Những góa phụ trong truyện ngắn Tagore không có được một cuộc sống hạnh phúc. Họ sống như những bóng ma, lầm lũi và chịu sư ghẻ lạnh, xa lánh. Đó cũng là thực trạng chung của xã hội Ấn Độ. Trong gia đình truyền thống Ấn Độ, con trai được coi trọng hơn con gái. Và những người góa phụ nói riêng, người phụ nữ nói chung, họ tồn tại được là nhờ sự khơi gợi tình thương ở mọi người chứ không phải do người ta tôn trọng nhân phẩm và danh dự của họ. “Cái chết” – như là một sự phản kháng lại cuộc đời đầy bất công, giải thoát cho người góa phụ khỏi hiện thực nghiệt ngã này, chứng minh rằng trước đó họ đã từng “tồn tại”. Bằng cái chết, người góa phụ trong Bộ xương và Kadambini trong Sống hay chết đã cất lên tiếng nói phản kháng quyết liệt, tiếng nói đòi hạnh phúc cuộc sống. Nhưng thực sự cái chết có là sự giải thoát cho họ? Hay đó cũng chỉ là một con đường tuyệt vọng của nỗi đau dài tiếp nối cả ở kiếp sau? Nỗi khắc khoải hạnh phúc vẫn thường trực trong linh hồn họ, con đường kiếm tìm hạnh phúc thật sự của người góa phụ thực sự vẫn rất xa xôi và vô định. Những hồn ma ấy, vẫn vất vưởng đâu đó, ôm trong mình nỗi đau của một “kiếp đàn bà” nhỏ bé, bất hạnh. Sức khái quát và ý nghĩa phê phán xã hội của tác phẩm càng trở nên sâu sắc. Ngòi bút bậc thầy của Tagore đã xây dựng thành công hình ảnh những góa phụ trẻ tuổi với cuộc sống đầy bất hạnh. Niềm vui hòa nhập với cuộc sống mới là bản chất của hạnh phúc. Tuy nhiên, những góa phụ đáng thương ấy lại bị tách riêng ra khỏi thế giới cuộc sống này, họ phải sống trong cảnh lệ thuộc những người xung quanh và gia đình chồng. Một khi đã chịu sự ghẻ lạnh của nhà chồng, thì cũng tức là, họ đã tuyệt nhiên bị cắt đứt mối dây liên hệ với cuộc sống này. Những yếu tố huyền ảo trong hai tác phẩm đã góp phần không nhỏ vào sự thành công về nghệ thuật.
Hình tượng người góa phụ trong hai tác phẩm kể trên hiện lên với vẻ đẹp dịu dàng của sự nữ tính, khát khao tình yêu, khát vọng sống mãnh liệt. Đó đều là những người phụ nữ ý thức sâu sắc giá trị và phẩm hạnh của bản thân mình. Do đó, càng ý thức cao bao nhiêu, họ càng dễ rơi vào những bi kịch tinh thần bấy nhiêu, và đau khổ thì lại càng nhân lên gấp bội. Một Kadambini ban đầu còn ngỡ chính mình là một hồn ma ngay giữa đời thực. Kamdambini sống trong nỗi ám ảnh kinh hoàng, thậm chí, chị còn sợ cái bóng của chính mình. Từ tư thế của sự bị động về nhận thức, bị áp đặt bởi sự sống lại của một linh hồn đã chết, Kadambini dần trở nên chủ động và tự mình cho mình là một hồn ma thực sự và cư xử như một kẻ không bóng hình. Càng đau đớn hơn, khi người bạn gái thân thiết thuở ấu thơ dần dần xem chị như là một người đàn bà đĩ thỏa. Nếu như lúc đầu khi Kadambini mới đến ở nhờ, chị ta thương cảm cho bạn bao nhiêu thì bây giờ, với bản tính ganh ghét, sự ghen tuông của một người đàn bà lo sợ sự có mặt của một người đàn bà khác trong nhà mình đã khiến chị ta thay đổi cách cư xử với Kadambini. Tất cả bùng nổ ở giây phút chồng chị ta kể cho vợ nghe về việc anh ta hay tin Kadambini qua đời vào chính ngày đúng hôm trước khi chị tới nhà họ một ngày. Kamdambini rời khỏi nhà bạn trong nỗi đau đớn tột cùng, giữa thế giới này, chị hoàn toàn lạc lõng.
Nếu như bi kịch thực sự của Kamdambini là bi kịch về sự sống và cái chết thì bi kịch thực sự của người góa phụ trẻ tuổi trong Bộ xương lại là bi kịch về tình yêu. Tình yêu không có lỗi, lỗi ở sự hà khắc của chế độ góa phụ, ở những kẻ bạc tình ham mê vinh hoa phú quý như chàng bác sĩ nọ. Tất cả đã dồn người đàn bà xinh đẹp ấy vào con đường tìm đến lưỡi hái của tử thần. Và cuối cùng, cách mà người góa phụ chọn lựa cuối cùng, xem như là sự giải thoát cho số phận bất hạnh của mình, để giữ mãi vẻ đẹp thanh xuân ở thời điểm hiện tại. Bi kịch của hai người góa phụ ấy, đề là những bi kịch tinh thần đầy bất hạnh và rơi vào bế tắc.
Thành công ở nghệ thuật kể chuyện độc đáo, Tagore đã lựa chọn ngôi kể một cách linh hoạt. Ở “Sống hay chết”, tác giả sử dụng ngôi kể thứ ba, người kể ẩn mình nhưng điểm nhìn nhân vật lại linh hoạt. Khi thì đứng ở điểm nhìn của chính tác giả bằng những câu bình luận, khi thì đứng trên điểm nhìn của nhân vật, bộc lộ những suy nghĩ nội tâm, tình cảm của nhân vật. Còn ở truyện ngắn “Bộ xương”, tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể xưng tôi – trong vai một thầy giáo đang trò chuyện với hồn ma trở về từ cõi chết để đòi lại bộ xương của mình. Qua những đoạn đối thoại, hồn ma ấy dần dần kể lại cho chúng ta nghe về cuộc đời đầy bất hạnh.
Vấn đề số phận người phụ nữ không chỉ bức thiết đối với riêng Ấn Độ, mà còn bức thiết đối với phương Đông, vì ở đó, người phụ nữ luôn phải gánh chịu nhiều thiệt thòi, bất công. Một trong những quốc gia châu Á còn mang nặng tư tưởng phong kiến “trọng nam khinh nữ”, luật lệ hà khắc, hủ tục lạc hậu đối với số phận người phụ nữ chính là Trung Quốc. Trung Quốc là các nôi của đạo Khổng – Khổng giáo là triết học và tôn giáo mang tính chất đặc trưng như một “căn cước phương Đông” – đặc biệt khắt khe với người phụ nữ. Cho đến bây giờ, Lỗ Tấn vẫn là nhà văn Trung Quốc thiết tha nhất và hiểu biết sâu sắc nhất cuộc sống của lớp người dưới đáy xã hội. Hình ảnh thím Tường Lâm trong Lễ cầu phúc là chân dung những người góa phụ nông dân bất hạnh nhất trong văn học hiện đại Trung Quốc: chồng chết, ở vậy nuôi con, con chết, họ cô đơn ngay giữa đồng loại của mình vì không tìm được sự cảm thông.
Nằm trong cùng mạch nguồn thấm đượm tinh thần nhân văn ấy, văn học hiện đại Việt Nam cũng có những tác phẩm cất lên tiếng nói bênh vực cho số phận của người phụ nữ, đặc biệt là người góa phụ. Trong sáng tác của nhóm “Tự lực văn đoàn”, để đấu tranh cho quyền sống, quyền bình đẳng của người phụ nữ, nhân vật Loan trong Đoạn tuyệt đã phản ứng gay gắt với mẹ chồng: “Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi, bà cũng là người, tôi cũng là người”. Cô đã dũng cảm và mạnh mẽ đứng dậy đấu tranh để được giải phóng, không chịu sự ràng buộc của bất kì một luật lệ, một quan niệm nào. Trong tiểu thuyết Lạnh lùng, Nhung là cô gái góa còn ở tuổi đôi mươi. Tuy nhiên, do quy định khắc nghiệt của lễ giáo, người phụ nữ góa bụa phải thủ tiết thờ chồng. Điều này đã bóp nghẹt khát vọng tình yêu chính đáng, không cho cô được phép đi thêm bước nữa. Những diễn biến tâm trạng xảy ra không dứt giữa khát vọng chính đáng và sự ngăn cản, đè nén, ép buộc của những dây trói vô hình nghiệt ngã.
Qua ngòi bút của các tác giả, những khát khao hạnh phúc của người góa phụ được hiện lên một cách giản dị nhưng thiết tha, gợi lên trong lòng độc giả bao nỗi cảm thương về số phận bất hạnh của những người phụ nữ nói chung trong xã hội đầy rẫy những bất công. Những người góa phụ ấy, phải chịu nhiều tủi nhục, ngang trái, nhiều bất công đè nén cuộc đời mình. Đứng giữa cơn lốc cuồng phong vùi dập số phận, người góa phụ không chỉ cháy bỏng khát khao quyền được sống, quyền được hưởng hạnh phúc mà còn họ còn mang ý thức phản kháng, biết đứng dậy đấu tranh để giành lấy hạnh phúc, giành quyền sống chính đáng cho mình. Cho dù, người phụ nữ cuối cùng vẫn chưa thực sự tìm được cho mình một con đường chiến thắng số phận nghiệt ngã, nhưng họ đã vùng vẫy, tự tìm cho mình một lối thoát giữa những lề thói phong kiến hà khắc và hủ tục lạc hậu. Bằng những trang viết của mình, các tác giả đã thừa nhận quyền lên tiếng của những người góa phụ và thừa nhận sự đấu tranh của họ. Những người góa phụ ấy, đến cuối cùng, đã phải dùng cái chết xem như là cách giải thoát cuối cùng cho số phận đầy nghiệt ngã của mình. Sự ra đi ấy, như là minh chứng dữ dội và hùng hồn cho lời khẳng định đanh thép, đòi lấy bình quyền và hạnh phúc cho số phận người phụ nữ nói chung: “Linh hồn của người phụ nữ cũng có quyền giống như linh hồn nam giới” (Gandhi).
Qua truyện ngắn của mình, Tagore đã chứng tỏ ông là một tài năng bậc thầy trong việc vận dụng yếu tố huyền thoại trong từng sáng tác của mình. Hiện thực pha lẫn huyền thoại đã tạo cho các truyện ngắn một màu sắc mĩ lệ, hư ảo – cái hư ảo mang đậm chất phương Đông và đượm màu tâm linh Ấn Độ. Tất cả những điều đó đã làm nên một vẻ đẹp riêng Tagore không trộn lẫn. Chính nhờ sự hư cấu, yếu tố huyền ảo mà cách thể hiện của nhân vật trong truyện ngắn Tagore đa dạng và có chiều sâu hơn. Ở các nhân vật góa phụ trong hai truyện ngắn kể trên, thực tế đối với họ càng khắc nghiệt bao nhiêu thì khát vọng của họ càng bùng cháy mãnh liệt bấy nhiêu. Với sự tiếp nối thủ pháp truyền thống của văn học Ấn Độ trong các sử thi, thần thoại và các thủ pháp hiện đại mang nét cá tính sáng tạo của riêng mình, Tagore đã đem đến cho thế giới truyện ngắn của mình một màu áo nghệ thuật mới, vừa quen vừa lạ, vừa gần gũi nhưng lại rất độc đáo.
Cách kết thúc là cái chết, con đường tìm lại chính mình và tìm kiếm hạnh phúc của người góa phụ, tuy không có hậu, nhưng lại phản ánh được hiện thực đầy rẫy những bất công của xã hội truyền thống Ấn Độ, gửi gắm niềm tin bất diệt vào con người, vào tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn cho người phụ nữ. Kết thúc có hậu trong hai truyện ngắn trên chỉ là những giấc mơ và khát vọng riêng. Những nhân vật góa phụ ấy cùng chịu nỗi khổ chung, “lời bạc mệnh chung” – chôn vùi tuổi xuân, chôn vùi hạnh phúc dưới sự ngu muội, dưới những định kiến và quy luật nghiệt ngã của xã hội.
Người đọc cũng dễ dàng nhận thấy chất thơ trong truyện ngắn của Tagore. Truyện của ông, khi dịu dàng sâu lắng, khi sắc cạnh gai góc, khi thổn thức cùng những trăn trở và nỗi đau của nhân vật. Khép lại trang sách, người đọc vẫn còn bị ám ảnh bởi số phận của một “kiếp góa phụ” ở đời. Trái tim của người nghệ sĩ ấy đã dùng ngòi bút tài năng của mình khơi lên bao tình cảm nhân văn tốt đẹp nơi độc giả, chạm được đến trái tim của độc giả.
Một hôm, người góa phụ trẻ tuổi hay tin chàng trai sắp cưới vợ. “Cô dâu là người sẽ thừa kế một gia sản lớn, người sẽ mang đến cho chàng bác sĩ một số tiền đáng kể”. Tối ngày cưới đó, cô gái đã lấy một ít thuốc độc trong phòng bỏ vào ly rượu của anh ta. Sau khi uống cạn, anh ta đi đến nhà cô dâu. Còn cô – người góa phụ xinh đẹp, mặc bộ quần áo cô dâu rực rỡ, lấy các món đồ trang sức ra khỏi hộp và tự đeo cho mình, chấm một chấm đỏ, biểu tượng của cô dâu, lên trán. Nàng uống thuốc độc và nằm xuống giường, tưởng tượng ra cảnh người ta đến và tìm thấy nàng với hình ảnh nụ cười tươi nở trên môi của một góa phụ xinh đẹp. Nhưng…còn đâu phòng cô dâu, còn đâu xiêm áo cô dâu. Cô gái chợt bừng tỉnh khi nghe thấy những tiếng lách cách bên trong cơ thể mình và nhìn thấy ba đứa sinh viên đang sử dụng bộ xương của cô để nghiên cứu. Trong lồng ngực, nơi xưa kia trái tim cô đập rộn ràng, nơi mỗi bước chuyển động của cô gái tạo nên những làn sóng của sắc đẹp tỏa ra như những viên kim cương lấp lánh, thì ở đó, giờ đây, một thầy giáo đang cầm cây thước vừa chỉ vừa gọi tên từng chiếc xương để giảng dạy kiến thức về xương khớp. Và nụ cười cuối cùng – nụ cười đã nở ra đón cái chết ấy, giờ không còn nữa. Câu chuyện kết thúc ở đây, khi bình minh vừa ló dạng, linh hồn ấy lặng lẽ rời xa chàng trai trẻ.
Đằng sau câu chuyện mang màu sắc hoang đường ấy là cả một tấm lòng xót thương của tác giả về kiếp người phụ nữ. Nhân vật được khắc họa một cách hoang đường, nhưng vấn đề đặt ra trong truyện ngắn là không hề hoang đường. Có biết bao người phụ nữ Ấn Độ xã hội hiện đại này cũng còn phải gánh chịu những bi kịch tương tự. Hai lần đến với tình yêu là hai lần người góa phụ trẻ tuổi phải nhận lấy khổ đau và bất hạnh. Ban đầu, cô phải gánh chịu tiếng điều là kẻ “sát phu”, sống đời sống của một góa phụ: một phụ nữ xinh đẹp với những giấc mơ đẹp và khát khao cuộc sống lứa đôi hạnh phúc, nhưng buộc phải sống một cuộc sống không có tình yêu và không có sợi dây liên hệ nào với những người xung quanh. Câu chuyện tình yêu với chàng bác sĩ lại không thể đem lại một kết cục tốt đẹp. Bởi lẽ, giữa một xã hội đầy những bất công đối với người phụ nữ có chồng mất sớm, khi người ta chỉ chạy theo vật chất và bị vật chất làm cho lu mờ đi tất cả, thì làm sao, cô gái đáng thương ấy tìm được hạnh phúc đích thực cho mình? Người góa phụ không còn cách nào khác, chọn giải pháp tự kết liễu đời mình với hy vọng sẽ được tái sinh trong một cuộc đời mới với tình yêu đẹp. Thế nhưng , hành trình tìm đến tình yêu và vẻ đẹp thời xuân sắc không bao giờ đến đích. Hồn ma của cô gái thấy mình vẫn chỉ là bộ xương trong phòng học, không hề có dấn hiệu của sự sống hay cảm xúc.
Chính Tagore đã từng phải thốt lên một cách cay đắng: “Trong mọi vật biết sống và suy nghĩ, chính chúng ta, đàn bà là đau khổ hơn cả”. Tiếng kêu xót xa ấy khiến ta nhớ đến tấm lòng nhân hậu và sự cảm thương sâu sắc mà đại thi hào Nguyễn Du từng viết nên:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
(Truyện Kiều)
Nhân vật góa phụ của Tagore, sống mà như đã chết. Bởi chính họ đang phải gánh chịu tấn bi kịch tinh thần to lớn: bị xua đuổi, bị cự tuyệt, phải trốn tránh tình yêu và chết trong sự cô đơn. Nhưng chết rồi vẫn chưa thể giải thoát, linh hồn họ vẫn còn lưu luyến dân gian bởi những khát khao, ước muốn về tình yêu của họ vẫn thưa thể thực hiện được trong cái xã hội bất công và ngột ngạt này. Với họ, tìm đến cái chết là sự hy vọng để được tái sinh, để có thể lưu giữ lại khoảnh khắc tươi đẹp nhất của cuộc đời, để được làm con người với tất cả ước mơ và khát vọng hạnh phúc một cách đúng nghĩa.
Hình tượng người góa phụ trong truyện ngắn của Tagore hiện lên với số phận đau khổ, phải sống trong những giằng xé tinh thần đến muôn nẻo khác nhau của đời sống trần thế. Tagore trăn trở trước cuộc sống thực tại, lo âu cho từng số phận đang phải sống trong một xã hội đầy rẫy áp bức, bất công với sự trói buộc của những hủ tục lạc hậu, sự phân biệt đẳng cấp nghiệt ngã. Là một nhà văn đặc biệt nhạy cảm với những biến thái trong đời sống tinh thần xã hội, Tagore đã cảm nhận được nhiều vấn đề nóng bỏng của hiện thực đang diễn ra trong mỗi gia đình ngay cả khi nó vẫn đang giữ được cái vẻ ngoài phẳng lặng. Ông nghe thấy những điều mà không phải ai cũng hiểu, nhìn thấy được nỗi đau khổ của con người dù là nhỏ nhất. Những người góa phụ trong tác phẩm Tagore mang vẻ đẹp tươi tắn rạng ngời của tuổi thanh xuân, khát khao hạnh phúc lứa đôi, gắn bó sâu sắc và chịu sự lệ thuộc ở gia đình chồng. Một góa phụ xinh đẹp bị mang danh “sát phu”, một góa phụ sống lạc lõng giữa đời thực như một hồn ma và không được nhận sự thừa nhận của mọi người, tất cả họ đều mang những vẻ đẹp đáng quý, đáng được trân trọng, nhưng cuối cùng đều phải kết thúc cuộc đời bằng cái chết oan nghiệt. Họ là những người góa phụ bị đè nén, bị những lễ giáo và hủ tục lạc hậu trói buộc. Những hủ tục ấy như một bức tường thành cao, dày bủa vây lấy người góa phụ, không có cánh cổng nào để thoát ra ngoài. Tuy nhiên, nhân vật của Tagore không chỉ cam chịu, phó mặc cho số phận mà đã bắt đầu có ý thức phản kháng, báo hiện sự thức tỉnh của ý thức cá nhân trong cuộc đấu tranh vì quyền sống của con người, vì hạnh phúc của cuộc đời mình. Trong bức tranh xám xịt của cuộc sống đã xuất hiện những tia sáng mong manh. Điều này cho thấy một sự kết hợp hài hòa giữa hai cảm hứng hiện thực và lãng mạn trong sáng tạo của Tagore.
Những góa phụ trong truyện ngắn Tagore không có được một cuộc sống hạnh phúc. Họ sống như những bóng ma, lầm lũi và chịu sư ghẻ lạnh, xa lánh. Đó cũng là thực trạng chung của xã hội Ấn Độ. Trong gia đình truyền thống Ấn Độ, con trai được coi trọng hơn con gái. Và những người góa phụ nói riêng, người phụ nữ nói chung, họ tồn tại được là nhờ sự khơi gợi tình thương ở mọi người chứ không phải do người ta tôn trọng nhân phẩm và danh dự của họ. “Cái chết” – như là một sự phản kháng lại cuộc đời đầy bất công, giải thoát cho người góa phụ khỏi hiện thực nghiệt ngã này, chứng minh rằng trước đó họ đã từng “tồn tại”. Bằng cái chết, người góa phụ trong Bộ xương và Kadambini trong Sống hay chết đã cất lên tiếng nói phản kháng quyết liệt, tiếng nói đòi hạnh phúc cuộc sống. Nhưng thực sự cái chết có là sự giải thoát cho họ? Hay đó cũng chỉ là một con đường tuyệt vọng của nỗi đau dài tiếp nối cả ở kiếp sau? Nỗi khắc khoải hạnh phúc vẫn thường trực trong linh hồn họ, con đường kiếm tìm hạnh phúc thật sự của người góa phụ thực sự vẫn rất xa xôi và vô định. Những hồn ma ấy, vẫn vất vưởng đâu đó, ôm trong mình nỗi đau của một “kiếp đàn bà” nhỏ bé, bất hạnh. Sức khái quát và ý nghĩa phê phán xã hội của tác phẩm càng trở nên sâu sắc. Ngòi bút bậc thầy của Tagore đã xây dựng thành công hình ảnh những góa phụ trẻ tuổi với cuộc sống đầy bất hạnh. Niềm vui hòa nhập với cuộc sống mới là bản chất của hạnh phúc. Tuy nhiên, những góa phụ đáng thương ấy lại bị tách riêng ra khỏi thế giới cuộc sống này, họ phải sống trong cảnh lệ thuộc những người xung quanh và gia đình chồng. Một khi đã chịu sự ghẻ lạnh của nhà chồng, thì cũng tức là, họ đã tuyệt nhiên bị cắt đứt mối dây liên hệ với cuộc sống này. Những yếu tố huyền ảo trong hai tác phẩm đã góp phần không nhỏ vào sự thành công về nghệ thuật.
Hình tượng người góa phụ trong hai tác phẩm kể trên hiện lên với vẻ đẹp dịu dàng của sự nữ tính, khát khao tình yêu, khát vọng sống mãnh liệt. Đó đều là những người phụ nữ ý thức sâu sắc giá trị và phẩm hạnh của bản thân mình. Do đó, càng ý thức cao bao nhiêu, họ càng dễ rơi vào những bi kịch tinh thần bấy nhiêu, và đau khổ thì lại càng nhân lên gấp bội. Một Kadambini ban đầu còn ngỡ chính mình là một hồn ma ngay giữa đời thực. Kamdambini sống trong nỗi ám ảnh kinh hoàng, thậm chí, chị còn sợ cái bóng của chính mình. Từ tư thế của sự bị động về nhận thức, bị áp đặt bởi sự sống lại của một linh hồn đã chết, Kadambini dần trở nên chủ động và tự mình cho mình là một hồn ma thực sự và cư xử như một kẻ không bóng hình. Càng đau đớn hơn, khi người bạn gái thân thiết thuở ấu thơ dần dần xem chị như là một người đàn bà đĩ thỏa. Nếu như lúc đầu khi Kadambini mới đến ở nhờ, chị ta thương cảm cho bạn bao nhiêu thì bây giờ, với bản tính ganh ghét, sự ghen tuông của một người đàn bà lo sợ sự có mặt của một người đàn bà khác trong nhà mình đã khiến chị ta thay đổi cách cư xử với Kadambini. Tất cả bùng nổ ở giây phút chồng chị ta kể cho vợ nghe về việc anh ta hay tin Kadambini qua đời vào chính ngày đúng hôm trước khi chị tới nhà họ một ngày. Kamdambini rời khỏi nhà bạn trong nỗi đau đớn tột cùng, giữa thế giới này, chị hoàn toàn lạc lõng.
Nếu như bi kịch thực sự của Kamdambini là bi kịch về sự sống và cái chết thì bi kịch thực sự của người góa phụ trẻ tuổi trong Bộ xương lại là bi kịch về tình yêu. Tình yêu không có lỗi, lỗi ở sự hà khắc của chế độ góa phụ, ở những kẻ bạc tình ham mê vinh hoa phú quý như chàng bác sĩ nọ. Tất cả đã dồn người đàn bà xinh đẹp ấy vào con đường tìm đến lưỡi hái của tử thần. Và cuối cùng, cách mà người góa phụ chọn lựa cuối cùng, xem như là sự giải thoát cho số phận bất hạnh của mình, để giữ mãi vẻ đẹp thanh xuân ở thời điểm hiện tại. Bi kịch của hai người góa phụ ấy, đề là những bi kịch tinh thần đầy bất hạnh và rơi vào bế tắc.
Thành công ở nghệ thuật kể chuyện độc đáo, Tagore đã lựa chọn ngôi kể một cách linh hoạt. Ở “Sống hay chết”, tác giả sử dụng ngôi kể thứ ba, người kể ẩn mình nhưng điểm nhìn nhân vật lại linh hoạt. Khi thì đứng ở điểm nhìn của chính tác giả bằng những câu bình luận, khi thì đứng trên điểm nhìn của nhân vật, bộc lộ những suy nghĩ nội tâm, tình cảm của nhân vật. Còn ở truyện ngắn “Bộ xương”, tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể xưng tôi – trong vai một thầy giáo đang trò chuyện với hồn ma trở về từ cõi chết để đòi lại bộ xương của mình. Qua những đoạn đối thoại, hồn ma ấy dần dần kể lại cho chúng ta nghe về cuộc đời đầy bất hạnh.
Vấn đề số phận người phụ nữ không chỉ bức thiết đối với riêng Ấn Độ, mà còn bức thiết đối với phương Đông, vì ở đó, người phụ nữ luôn phải gánh chịu nhiều thiệt thòi, bất công. Một trong những quốc gia châu Á còn mang nặng tư tưởng phong kiến “trọng nam khinh nữ”, luật lệ hà khắc, hủ tục lạc hậu đối với số phận người phụ nữ chính là Trung Quốc. Trung Quốc là các nôi của đạo Khổng – Khổng giáo là triết học và tôn giáo mang tính chất đặc trưng như một “căn cước phương Đông” – đặc biệt khắt khe với người phụ nữ. Cho đến bây giờ, Lỗ Tấn vẫn là nhà văn Trung Quốc thiết tha nhất và hiểu biết sâu sắc nhất cuộc sống của lớp người dưới đáy xã hội. Hình ảnh thím Tường Lâm trong Lễ cầu phúc là chân dung những người góa phụ nông dân bất hạnh nhất trong văn học hiện đại Trung Quốc: chồng chết, ở vậy nuôi con, con chết, họ cô đơn ngay giữa đồng loại của mình vì không tìm được sự cảm thông.
Nằm trong cùng mạch nguồn thấm đượm tinh thần nhân văn ấy, văn học hiện đại Việt Nam cũng có những tác phẩm cất lên tiếng nói bênh vực cho số phận của người phụ nữ, đặc biệt là người góa phụ. Trong sáng tác của nhóm “Tự lực văn đoàn”, để đấu tranh cho quyền sống, quyền bình đẳng của người phụ nữ, nhân vật Loan trong Đoạn tuyệt đã phản ứng gay gắt với mẹ chồng: “Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi, bà cũng là người, tôi cũng là người”. Cô đã dũng cảm và mạnh mẽ đứng dậy đấu tranh để được giải phóng, không chịu sự ràng buộc của bất kì một luật lệ, một quan niệm nào. Trong tiểu thuyết Lạnh lùng, Nhung là cô gái góa còn ở tuổi đôi mươi. Tuy nhiên, do quy định khắc nghiệt của lễ giáo, người phụ nữ góa bụa phải thủ tiết thờ chồng. Điều này đã bóp nghẹt khát vọng tình yêu chính đáng, không cho cô được phép đi thêm bước nữa. Những diễn biến tâm trạng xảy ra không dứt giữa khát vọng chính đáng và sự ngăn cản, đè nén, ép buộc của những dây trói vô hình nghiệt ngã.
Qua ngòi bút của các tác giả, những khát khao hạnh phúc của người góa phụ được hiện lên một cách giản dị nhưng thiết tha, gợi lên trong lòng độc giả bao nỗi cảm thương về số phận bất hạnh của những người phụ nữ nói chung trong xã hội đầy rẫy những bất công. Những người góa phụ ấy, phải chịu nhiều tủi nhục, ngang trái, nhiều bất công đè nén cuộc đời mình. Đứng giữa cơn lốc cuồng phong vùi dập số phận, người góa phụ không chỉ cháy bỏng khát khao quyền được sống, quyền được hưởng hạnh phúc mà còn họ còn mang ý thức phản kháng, biết đứng dậy đấu tranh để giành lấy hạnh phúc, giành quyền sống chính đáng cho mình. Cho dù, người phụ nữ cuối cùng vẫn chưa thực sự tìm được cho mình một con đường chiến thắng số phận nghiệt ngã, nhưng họ đã vùng vẫy, tự tìm cho mình một lối thoát giữa những lề thói phong kiến hà khắc và hủ tục lạc hậu. Bằng những trang viết của mình, các tác giả đã thừa nhận quyền lên tiếng của những người góa phụ và thừa nhận sự đấu tranh của họ. Những người góa phụ ấy, đến cuối cùng, đã phải dùng cái chết xem như là cách giải thoát cuối cùng cho số phận đầy nghiệt ngã của mình. Sự ra đi ấy, như là minh chứng dữ dội và hùng hồn cho lời khẳng định đanh thép, đòi lấy bình quyền và hạnh phúc cho số phận người phụ nữ nói chung: “Linh hồn của người phụ nữ cũng có quyền giống như linh hồn nam giới” (Gandhi).
Qua truyện ngắn của mình, Tagore đã chứng tỏ ông là một tài năng bậc thầy trong việc vận dụng yếu tố huyền thoại trong từng sáng tác của mình. Hiện thực pha lẫn huyền thoại đã tạo cho các truyện ngắn một màu sắc mĩ lệ, hư ảo – cái hư ảo mang đậm chất phương Đông và đượm màu tâm linh Ấn Độ. Tất cả những điều đó đã làm nên một vẻ đẹp riêng Tagore không trộn lẫn. Chính nhờ sự hư cấu, yếu tố huyền ảo mà cách thể hiện của nhân vật trong truyện ngắn Tagore đa dạng và có chiều sâu hơn. Ở các nhân vật góa phụ trong hai truyện ngắn kể trên, thực tế đối với họ càng khắc nghiệt bao nhiêu thì khát vọng của họ càng bùng cháy mãnh liệt bấy nhiêu. Với sự tiếp nối thủ pháp truyền thống của văn học Ấn Độ trong các sử thi, thần thoại và các thủ pháp hiện đại mang nét cá tính sáng tạo của riêng mình, Tagore đã đem đến cho thế giới truyện ngắn của mình một màu áo nghệ thuật mới, vừa quen vừa lạ, vừa gần gũi nhưng lại rất độc đáo.
Cách kết thúc là cái chết, con đường tìm lại chính mình và tìm kiếm hạnh phúc của người góa phụ, tuy không có hậu, nhưng lại phản ánh được hiện thực đầy rẫy những bất công của xã hội truyền thống Ấn Độ, gửi gắm niềm tin bất diệt vào con người, vào tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn cho người phụ nữ. Kết thúc có hậu trong hai truyện ngắn trên chỉ là những giấc mơ và khát vọng riêng. Những nhân vật góa phụ ấy cùng chịu nỗi khổ chung, “lời bạc mệnh chung” – chôn vùi tuổi xuân, chôn vùi hạnh phúc dưới sự ngu muội, dưới những định kiến và quy luật nghiệt ngã của xã hội.
Người đọc cũng dễ dàng nhận thấy chất thơ trong truyện ngắn của Tagore. Truyện của ông, khi dịu dàng sâu lắng, khi sắc cạnh gai góc, khi thổn thức cùng những trăn trở và nỗi đau của nhân vật. Khép lại trang sách, người đọc vẫn còn bị ám ảnh bởi số phận của một “kiếp góa phụ” ở đời. Trái tim của người nghệ sĩ ấy đã dùng ngòi bút tài năng của mình khơi lên bao tình cảm nhân văn tốt đẹp nơi độc giả, chạm được đến trái tim của độc giả.
Kết luận
Có thể thấy, truyện ngắn của Tagore đang từng bước được đông đảo bạn đọc ở Việt Nam và trên thế giới biết đến. Với tài năng cùng trái tim nhân hậu, Tagore đã gửi gắm vào “những đứa con tinh thần của mình” tư tưởng nhân đạo với ý nghĩa vô cùng tiến bộ. Qua văn chương Tagore, tiếng nói tố cáo hiện trạng xã hội đầy rẫy những bất công, tiếng nói khát khao quyền sống và đấu tranh phản kháng của người phụ nữ Ấn Độ nói chung, người góa phụ nói riêng càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn bao giờ hết. Những tiếng nói thiết tha ấy, trong quá khứ, hiện tại và ở cả tương lai, nó luôn mang đến nhiều giá trị to lớn cho nền văn học nhân loại.
Bước qua đầu thế kỷ 21, vị thế của phụ nữ trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng được cải thiện rất nhiều nhưng sự bình đẳng giới vẫn còn là vấn đề lớn của nhân loại. Trong xu thế hội nhập với thế giới, giới trẻ Việt Nam cần phải ra sức học tập và trau dồi vốn hiểu biết, rèn luyện cho mình sự năng động, bản lĩnh, sẵn sàng hội nhập quốc tế. Các bạn trẻ, có tri thức, có bản lĩnh, có thể cất lên tiếng nói bênh vực cho người phụ nữ trong xã hội mới, sẵn sàng đương đầu và đấu tranh với những hành vi xâm phạm quyền bình đẳng giới. Bên cạnh đó, không ai hiểu rõ vai trò và sứ mệnh thay đổi những tư tưởng lạc hậu bảo thủ, tư tưởng xem thường người phụ nữ bằng chính họ, do đó, việc nắm lấy ngọn cờ bình đẳng, ắt không phải là “điều đao to búa lớn”, đòi hỏi phải hô hào khẩu hiệu, trước tiên hết, cần có sự cố gắng và nỗ lực, đấu tranh cho sự thay đổi ngay trong chính bản thân suy nghĩ và hành động của nữ giới.
Có thể thấy, truyện ngắn của Tagore đang từng bước được đông đảo bạn đọc ở Việt Nam và trên thế giới biết đến. Với tài năng cùng trái tim nhân hậu, Tagore đã gửi gắm vào “những đứa con tinh thần của mình” tư tưởng nhân đạo với ý nghĩa vô cùng tiến bộ. Qua văn chương Tagore, tiếng nói tố cáo hiện trạng xã hội đầy rẫy những bất công, tiếng nói khát khao quyền sống và đấu tranh phản kháng của người phụ nữ Ấn Độ nói chung, người góa phụ nói riêng càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn bao giờ hết. Những tiếng nói thiết tha ấy, trong quá khứ, hiện tại và ở cả tương lai, nó luôn mang đến nhiều giá trị to lớn cho nền văn học nhân loại.
Bước qua đầu thế kỷ 21, vị thế của phụ nữ trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng được cải thiện rất nhiều nhưng sự bình đẳng giới vẫn còn là vấn đề lớn của nhân loại. Trong xu thế hội nhập với thế giới, giới trẻ Việt Nam cần phải ra sức học tập và trau dồi vốn hiểu biết, rèn luyện cho mình sự năng động, bản lĩnh, sẵn sàng hội nhập quốc tế. Các bạn trẻ, có tri thức, có bản lĩnh, có thể cất lên tiếng nói bênh vực cho người phụ nữ trong xã hội mới, sẵn sàng đương đầu và đấu tranh với những hành vi xâm phạm quyền bình đẳng giới. Bên cạnh đó, không ai hiểu rõ vai trò và sứ mệnh thay đổi những tư tưởng lạc hậu bảo thủ, tư tưởng xem thường người phụ nữ bằng chính họ, do đó, việc nắm lấy ngọn cờ bình đẳng, ắt không phải là “điều đao to búa lớn”, đòi hỏi phải hô hào khẩu hiệu, trước tiên hết, cần có sự cố gắng và nỗ lực, đấu tranh cho sự thay đổi ngay trong chính bản thân suy nghĩ và hành động của nữ giới.
Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Bích Lan, Lê Ngọc Anh (dịch), Một đêm duy nhất, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2013. 2. Hà Minh Đức (chủ biên), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, 2003. 3. Trần Ngọc Thủy Tiên, Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn của Rabindnarath Tagore, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 2010. 4. La Thanh Huyền (2009), Truyện ngắn Tagore ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, tháng 03 năm 2009.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất