Hồi đó tôi luôn có một thắc mắc kỳ lạ rằng liệu Shakyamuni sẽ ở với tôi được bao lâu. Ba ngày? Một tiếng? Hay 15 phút?
Vượt trội trong xã hội phổ thông là một lời nguyền.
Con người ầm ĩ thể hiện sự ngưỡng vọng với những kẻ vượt trội, đôi khi là để gián tiếp thể hiện cho cộng đồng thấy “vì tôi thích những gì vượt trội, nên tôi cũng vượt trội”. Nếu được gặp “sự vượt trội” đó bằng xương bằng thịt, họ sẽ sớm nhận ra: đứng cạnh Miranda Kerr sẽ làm người ta cảm thấy mình xấu xí, chơi chung với Dorothy Parker làm người ta cảm thấy mình ngốc nghếch.
Miranda's wink could trap anyone in the Six Realms of Samsara ;)
Dorothy Parker là một nữ nhà văn, nhà phê bình người Mỹ nổi tiếng với sự sắc sảo, dí dỏm và châm biếm.
Dorothy Parker là một nữ nhà văn, nhà phê bình người Mỹ nổi tiếng với sự sắc sảo, dí dỏm và châm biếm.
Rồi rồi, tôi đã nghe một số tiếng la ó rồi, “Shakyamuni là bậc giác ngộ, khả năng nói chuyện siêu đẳng, không ai là không yêu mến!”
Đó là một phản ứng thú vị của tâm lý con người, bộ não luôn có khuynh hướng chọn những phương pháp ít tốn sức nhất (least effort): thay vì tự trở nên vượt trội, con người thường tô vẽ thêm cho thần tượng những khả năng hoang đường, rồi gán cho kẻ đó trách nhiệm phải chịu đựng, cứu rỗi họ, hoặc tiêu diệt những kẻ thù của họ. “Các Đức Phật thương người vô biên, chắc chắn sẽ cho xe 60 chỗ đến đón tất cả về cực lạc! Còn ông kia, bà kia, các người sẽ bị quả báo địa ngục!”
Kẻ vượt trội cũng là con người.
Cho dù họ có tự giác tiết giảm trình độ xuống, ở với họ lâu mà không cùng tần số, sự vượt trội sớm muộn sẽ rò rỉ ra ngoài từng chút một như khí gas và làm người ta ngộp. Shakyamuni không biết dối trá, và các Nikaya không thiếu những khoảnh khắc bất lực của ông trước con người. Nếu Shakyamuni có cái quyền năng tưởng tượng “giao tiếp bất kỳ ai”, tại sao ông ấy không khiến được những người Bà la môn (ở Kỳ 5) phục tùng mình? 
Cho đến bây giờ, hơn một thập kỷ sau những dòng ghi chép này, tôi cũng không biết việc bám víu vào danh tiếng của những tăng sĩ có ích lợi gì. Nếu tôi muốn đi trên con đường, tôi sẽ rất bận rộn. Còn nếu không muốn, chắc gì ông ấy đã muốn gặp tôi?
“Chị mua cái tượng này ở đâu đẹp vậy?” “Em nên nói thỉnh chứ không nên nói là mua...” “Nếu mua thì không sao, chứ nếu chị thỉnh thì không được để trong nhà quá 30 ngày đâu!” “Sao vậy em?” “Thỉnh ai đó về ở thì phải khai báo lưu trú với công an khu vực. Trường hợp quá 30 ngày phải đăng ký tạm trú, trong khi Thế tôn vừa không giấy tờ, vừa không thuộc giáo hội nào hết. Mà chị thỉnh nhưng Thế tôn đã đồng ý chưa? Nếu chưa là giữ người trái phép đó. Em thương Thế tôn nên cả đời chỉ mua tượng chứ không thỉnh…”  
Shakyamuni không tùy tiện nhận những lời mời. Ông chấp nhận những thức ăn độc hại hoặc nhận lời mời dùng bữa của kỹ nữ hạng sang Ambapali vì động cơ thuần túy chân thành (Mahāparinibbānasutta), và từ chối thức ăn ngon được cúng dường nếu không có động cơ đó (Kasibhāradvājasutta).
Tôi không có vấn đề gì với phương tiện của người khác, và lễ nghi là một khía cạnh cần thiết. Nhưng hãy để lễ nghi làm tăng trưởng động lực thực hiện giới luật, chứ không phải làm trang sức. Bạn có biết rằng vào thế kỷ 1 hoặc 2, người ta dùng một chiếc ngai không có người ngồi (The Empty Throne) để tượng trưng cho Shakyamuni không? Không phải thỉnh là ông ấy sẽ đến, không phải mời là ông ấy sẽ ăn.
Kinh sách nói rõ như vậy, tôi không bịa ra.
Tôi đã minh họa
Tôi đã minh họa
Hầu hết các minh họa bạn thấy từ đây trở đi, nếu có, sẽ làm mới vì những ghi chép cũ chỉ viết cho mình tôi đọc được nên nó rất là khó hiểu
Hầu hết các minh họa bạn thấy từ đây trở đi, nếu có, sẽ làm mới vì những ghi chép cũ chỉ viết cho mình tôi đọc được nên nó rất là khó hiểu
Cảm ơn bạn đã dùng 3 phút của đời mình để dành cho tôi. Tôi biết trong trường hợp bạn không thích ý tưởng này đi chăng nữa, thì cũng chẳng lấy lại được 3 phút của đời mình. Tôi rất tiếc nhưng cuộc sống luôn là như vậy.
Bài viết này thuộc series Hãy cẩn thận với Phật giáo nếu các bạn muốn xem nhiều hơn.