Seri này được dịch từ những bài tiểu luận của hội thảo "Sức mạnh của những câu truyện: Những giao thoa của Luật, Văn hóa và Văn học", do trường đại học luật Texas Wesleyan đồng tài trợ, tổ chức vào năm 2005.

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU Ý NGHĨA QUAN TRỌNG CỦA TIỂU THUYẾT "HARRY POTTER"

Tác giả: Jeffrey E. Thomas - Phó hiệu trưởng, Phó trưởng khoa phụ trách các vấn đề học thuật và Giáo sư Luật, trường đại học luật Missouri-Kansas
J.K. Rowling đã tạo ra những câu truyện đáng kinh ngạc trong tiểu thuyết Harry Potter, một tác phẩm phù hợp với hội thảo "Sức mạnh của những câu truyện: Những giao thoa của Luật, Văn hóa và Văn học", được đồng tài trợ bởi trường đại học luật Texas Wesleyan. Mặc dù không trực tiếp nhắc đến các chủ đề luật pháp, Rowling đã xây dựng một "thế giới phép thuật" hoàn chỉnh với các quy định và các cơ quan pháp luật, thu hút hàng trăm triệu độc giả đắm mình trong đó. Đến tháng 4 năm 2005, hơn 270 triệu bản sách đã được bán ra trên toàn thế giới, được dịch thành 62 thứ tiếng và phân phối ở 200 quốc gia.
Nguồn: Wallpaper Flare
Nguồn: Wallpaper Flare
Cuốn sách gần đây nhất, "Harry Potter và Hoàng tử lai", đã phát hành với số lượng bản in lần đầu lớn chưa từng có cho một cuốn sách bìa cứng, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Hơn 60% trẻ em Mỹ trong độ tuổi từ 6 đến 17 đã đọc ít nhất một cuốn Harry Potter và tạp chí Time đã tuyên bố các cuốn sách này là "Bộ truyện nổi tiếng nhất từng được viết". Tuy số lượng sách đã gây ấn tượng lớn nhưng ý nghĩa văn hóa của Harry Potter lại không chỉ nằm ở những con số. Mặc dù văn học thiếu nhi có thể bị coi thường bởi một số học giả về luật và văn học, hội nghị này là một ngoại lệ đáng chú ý. Văn học thiếu nhi có ý nghĩa văn hóa vì trẻ em đang trong quá trình phát triển nhân cách đạo đức và do đó có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn so với người lớn bởi những câu truyện.
Ngoài ra, không chỉ trẻ em mà còn hàng triệu người lớn cũng là những người hâm mộ nhiệt thành của Harry Potter. 18% người Mỹ trưởng thành đã đọc ít nhất một cuốn sách Harry Potter, và người hâm mộ, cả trẻ em và người lớn, đã tỏ ra vô cùng trung thành khi mua gần 5 triệu bản "Harry Potter và Hội Phượng hoàng" - cuốn sách thứ năm, chỉ trong vòng 24 giờ đầu tiên.
Bộ tuyển tập các bài tiểu luận về "Harry Potter và luật pháp" khám phá những điểm giao thoa giữa luật pháp, văn hóa và các câu truyện trong Harry Potter. Tuyển tập bắt đầu với một nhóm bài tiểu luận về những hạn chế của các quy định và cơ quan pháp luật được miêu tả trong các câu truyện của Harry Potter:
- Bài tiểu luận của James Charles Smith và Danaya Wright bắt đầu bằng việc miêu tả gia đình Dursley và Harry trong câu truyện, và chỉ ra vai trò hạn chế của luật pháp đối với các mối quan hệ gia đình. 
- Bài tiểu luận của Benjamin H. Barton xem xét Bộ Pháp thuật, một cơ quan pháp luật được miêu tả với những thất bại lớn
- Bài tiểu luận của Aaron Schwabach nhìn vào cách vận hành của hệ thống pháp luật qua góc nhìn của "Những lời nguyền không thể tha thứ" và cho rằng chúng thể hiện sự tùy tiện trái với quy định pháp luật. Tương tự như vậy, bài tiểu luận của Joel Fishman khám phá tính độc đoán của việc trừng phạt.
- Bài tiểu luận thứ hai của James Charles Smith mang một quan điểm thú vị. Nó khám phá tư cách pháp lý và các quy ước phép thuật áp dụng cho những con gia tinh, đồng thời chỉ ra sự mơ hồ về việc liệu đối xử với gia tinh như vậy là tốt hay xấu. 
- Bài tiểu luận của Daniel Austin Green sử dụng các câu truyện để khám phá vai trò của lời bào chữa và sự chứng minh với cơ quan có thẩm quyền và quy định pháp luật.
Một số bài tiểu luận tiếp theo tìm thấy một số khía cạnh tích cực đối với sự miêu tả luật pháp và các cơ quan có thẩm quyền:
- Bài tiểu luận đầu tiên của Timothy S. Hall cho thấy cách quy tắc được sử dụng để giải phóng gia tinh Dobby, có thể được sử dụng như một công cụ giáo dục để minh họa tầm quan trọng của ý chí trong luật hợp đồng. 
- Bài tiểu luận của Jeffrey E. Thomas gợi ý rằng những mô tả tiêu cực và châm biếm về luật pháp và các cơ quan pháp luật, giúp người đọc tập trung vào tầm quan trọng của trách nhiệm cá nhân trong việc đưa ra quyết định đạo đức.
- Bài tiểu luận của Andrew P. Morriss cũng xem xét các quyết định đạo đức. Ông cho rằng bất chấp những hạn chế về pháp lý và các thể chế, thế giới phù thuỷ cho phép cá nhân lựa chọn đạo đức, đó là sự công nhận về tầm quan trọng của quyền tự do cá nhân.
Nhóm các bài tiểu luận này kết thúc bằng cách quay trở lại một trong những chủ đề của hội nghị “Sức mạnh của những câu truyện” - câu truyện về Dick Whittington. Bài tiểu luận thứ hai của Timothy S. Hall so sánh các câu truyện kể về Harry Potter với câu truyện về Dick Whittington, phản ánh một sự phát triển văn hóa thú vị từ thời Tudor đến hiện đại.
Bản gốc tại đây: