img_0
Cũng đã lâu rồi mình chưa dành thời gian để viết lại và đặc biệt mình thường không viết để bàn cãi hay tranh luận một vấn đề gì đó. Hôm nay cũng vậy, mình sẽ viết ra suy nghĩ ở góc độ một người yêu nghệ thuật đang tiếp cận vấn đề xảy ra trong xã hội.

Clip quảng cáo dài 1:09s của Apple cho dòng sản phẩm Ipad mới có gì "hot"?

Chuyện phải kể đến, vài tuần trước, mình vô tình xem được một clip quảng cáo của Apple cho dòng sản phẩm Ipad mới, vì cũng không phải là iFan nên mình không nhớ rõ dòng Ipad mới tên gì nhưng nội dung mình mô tả lại cho dễ hiểu là “Apple lựa chọn ý tưởng sử dụng hình ảnh máy nghiền sẽ dần dần nghiền nát những vật như các lọ sơn nhiều màu sắc, đàn piano, đàn guitar, máy ảnh, tivi, tượng điêu khắc, máy phát nhạc và cả icon khuôn mặt vàng quen mà chúng ta luôn dùng trong các cuộc hội thoại qua tin nhắn cũng bị bẹp dí ở cuối đoạn khi đã máy nghiền đã phá hủy hết tất cả mọi thứ,... Sau đó khi nhấc máy nghiền lên là sự xuất hiện của chiếc ipad mỏng nhẹ, thiết kế sắc nét, nhỏ gọn mang hơi hướng rất công nghệ.
Việc phá hủy mọi thứ để đổi lấy chiếc Ipad, khi xem lần đầu mình khá bất ngờ vì ý tưởng của quảng cáo của Apple nhưng cá nhân mình vẫn có cảm giác quảng cáo đang mang xu hướng hơi tiêu cực cho người xem. Ý kiến đó chỉ thoáng qua trong đầu mình và mình quên nó đi, cho đến khi vài ngày trở lại đây khi báo đưa tin và thậm chí thời sự cũng đưa ra làm chủ đề trong chương trình phát sóng để khai thác về phản ứng mạnh của cộng đồng về quảng cáo này. Mình đã ồ lên, hóa ra cộng đồng cũng có phản ứng trong suy nghĩ khó hiểu có đôi chút khó chấp nhận hoặc phản ứng (buồn, thất vọng, thậm chí hoặc phẫn nộ) về những điều Apple đang làm như mình khi xem đoạn clip quảng cáo này lần đầu.
Xu hướng quảng cáo công kích vào đối thủ cạnh tranh hoăc để chứng mình cho sản phẩm của mình vượt trội hơn không phải là một điều khá xa lạ đối với các thương hiệu lớn mà mình đã từng thấy như Pepsi và Cocacola hay BMW và Mercedes. Và ở đây thì apple thật ra không nhằm công kích đối thủ cạnh tranh mà mục đích để hình tượng hóa về được tính năng tối ưu khi sử dụng dòng Ipad mới khi tích hợp công nghệ AI, khi xem mình đang hiểu ý nghĩa của nội dung là AI có thể thay thế những chiếc máy ảnh dẫn ta đến mọi góc nhìn, những tiếng nhạc du dương từ cây đàn piano hay những màu sắc từ các lọ màu sơn sử dụng trong các tác phẩm của nhà thiết kế ...

AI có thể thay thế được các công cụ nghệ thuật "truyền thống"?

Nhưng đối với một người mới bén duyên với niềm đam mê viết lách, thích hình những góc ảnh đẹp giữa thiên nhiên, thiết kế những nhân vật được sự phối màu theo ý thích và yêu cả những âm thanh phát ra từ những cây đàn mình hay đánh hằng ngày thì có lẽ rằng không gì có thể thay thế được những “tuyệt tác” sẵn có mà Apple đã nghiền nát đi. Bởi lẻ, nhạc cụ, công cụ dùng trong trong đồ họa, điêu khắc hay nhiếp ảnh là nền tảng để con người vẽ lên được nghệ thuật, là nền tảng của sự sáng tạo. Đương nhiên mình không nói rằng AI không thể làm được việc đó, AI có thể hoàn toàn tạo ra được bài nhạc hay những bức tranh tuyệt mĩ nhưng một điều duy nhất mà AI không đạt được tối đa được nguồn lực của nó là CẢM XÚC. Chính các nhạc cụ, công cụ thiết kế mới là nền tảng con người khi họ bắt đầu tạo ra nghệ thuật, bắt đầu thả cảm xúc vào trong mỗi tác phẩm của họ.
Từ khi dấn thân vào hình trình tập viết mỗi ngày, mình cũng đã có cơ hội tiếp cận và hiểu biết hơn về AI, AI hỗ trợ rất nhiều trong việc sáng tạo, giúp bản thân mình mở ra những tư duy mới lạ mà không cần đến bất kỳ đội nhóm nào thực hiện Brainstorming, AI viết khá hay, bố cục rõ ràng và bám sát chủ đề mà ta đặt ra nhưng thứ duy nhất mà AI không hỗ trợ được mình chính là cảm xúc, thứ chất mà ngấm sâu đến từng câu chữ trong mỗi bài viết mà bản thân ta thể hiện. Thứ cảm xúc mà mình nhắc đến cũng chính là tâm hồn của một bác nhiếp ảnh khi đang chụp lấy một góc trời riêng của ông ấy hay có đôi lúc là một vẻ đẹp cảm xúc của anh thanh niên đang miệt mài viết nhạc xuyên màn đêm thâu...
Mình tin rằng, dù công nghệ có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì những điều nền tảng mà Apple đã vô tình chứng minh sự vượt trội của công nghệ mà bỏ quên dưới chiếc mày nghiền đó luôn là nguồn gốc của sự sáng tạo nghệ thuật làm nên những tác phẩm kinh điển theo suốt thời đại của nghệ thuật. Và cuối cùng, "Hãy xem AI như mt công c h tr đừng xem như mt trí tu thay thế ".