Thế giới qua lăng kính của trẻ tự kỷ sẽ thế nào?
Video sau sẽ cho bạn một góc nhìn hoàn toàn khác từ các bé tự kỷ:

1. Khó khăn trong giao tiếp và tương tác xã hội:

Trẻ tự kỷ gặp khó khăn khi truyền đạt ý kiến bằng ngôn ngữ, cử chỉ và giọng điệu. Một số trẻ mắc tự kỷ gặp hạn chế trong việc sử dụng ngôn ngữ, trong khi những trẻ khác có khả năng ngôn ngữ tốt nhưng lại gặp khó khăn trong việc hiểu giọng điệu và ngôn ngữ phi ngôn từ. Những khó khăn khác trong tương tác xã hội bao gồm:
- Hiểu mọi thứ theo nghĩa đen, không hiểu các khái niệm trừu tượng.
- Cần thời gian để xử lý thông tin và trả lời câu hỏi.
- Lặp lại những gì người khác nói (được gọi là echolalia).
- Khó khăn trong việc đọc được cảm xúc và ý định của người khác.
- Khó thể hiện cảm xúc của chính mình, điều này gây khó khăn trong việc tương tác xã hội và khiến trẻ dễ bị hiểu lầm là vô cảm.
- Trẻ mắc tự kỷ thường cố gắng tìm thời gian một mình khi bị quá tải, do đó trẻ khó tìm kiếm sự an ủi từ người khác, điều này làm cho việc hình thành tình bạn khó khăn và trẻ dễ bị coi là kỳ quặc trong mắt mọi người.

2. Hành vi lặp đi lặp lại

Thế giới dường như là một nơi rất khó đoán và khó hiểu đối với trẻ mắc tự kỷ. Đây là lý do tại sao trẻ thường thích có những thói quen để trẻ biết điều gì sẽ xảy ra. Trẻ có thể muốn đi cùng một con đường từ trường về nhà, mặc quần áo giống nhau hoặc ăn cùng một loại thức ăn cho bữa sáng.
Trẻ mắc tự kỷ cũng có thể lặp lại các chuyển động như vỗ tay, đung đưa, xoay bút, mở và đóng cửa hoặc sử dụng lại mãi một đồ vật, lý do cho điều đó là vì trẻ thực hiện những hành vi này để giúp bản thân bình tĩnh khi căng thẳng hoặc lo lắng hoặc cũng có thể trẻ làm điều đó vì trẻ thấy thú vị.
Việc thay đổi thói quen có thể khó chịu đối và khiến trẻ rất lo lắng. Sự lo lắng đó có thể đến từ  việc phải thích nghi với các sự kiện lớn hoặc chuyển trường hoặc điều gì đó đơn giản hơn như đi đường vòng trên xe buýt có thể khiến trẻ lo lắng.
<i>Giới trẻ ngày càng quan tâm đến các vấn đề cộng đồng, đặc biệt là các video về trẻ tự kỷ</i>
Giới trẻ ngày càng quan tâm đến các vấn đề cộng đồng, đặc biệt là các video về trẻ tự kỷ

3. Quá nhạy cảm hoặc kém nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, mùi vị và xúc giác

Trẻ tự kỷ thường có sự nhạy cảm đáng kể hoặc không đủ nhạy cảm đối với ánh sáng, âm thanh, mùi vị và cảm giác về cơ thể. Ví dụ, trẻ có thể phản ứng mạnh với những âm thanh nhất định như nhạc trong một nhà hàng, trong khi người khác không thấy vấn đề gì. Những âm thanh này có thể trở nên rất lớn và gây mất tập trung cho trẻ. Điều này có thể gây lo lắng hoặc thậm chí đau đớn về thể chất.
Trường học, nơi làm việc và cửa hàng có thể tạo ra một môi trường áp lực và khiến trẻ cảm thấy quá tải cảm giác. Tuy nhiên, có thể thực hiện một số điều chỉnh đơn giản để tạo ra một môi trường thân thiện hơn với trẻ tự kỷ.

4. Sở thích và khả năng tập trung cao độ

Nhiều trẻ tự kỷ có sở thích mạnh mẽ và khả năng tập trung cao độ, thường xuất hiện từ khi còn nhỏ. Những sở thích này có thể thay đổi theo thời gian hoặc duy trì suốt đời. Trẻ có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mà trẻ quan tâm đặc biệt và thường muốn chia sẻ kiến thức của mình. Ví dụ điển hình là tình yêu đối với xe lửa, máy quạt hay vòng quay. Giống như mọi người khác, trẻ tự kỷ cảm thấy hạnh phúc và hài lòng khi theo đuổi sở thích của mình, và sở thích này đóng vai trò quan trọng trong sự thăng hoa và hạnh phúc của trẻ.
Khả năng tập trung cao độ có thể giúp trẻ tự kỷ đạt kết quả tốt trong học tập và công việc, nhưng đôi khi trẻ có thể quá tập trung vào một chi tiết cụ thể có thể khiến không thể làm được gì khác.

5. Khủng hoảng và trạng thái "tắt máy"

Khi trẻ tự kỷ trải qua những tình huống quá sức, trẻ có thể rơi vào trạng thái khủng hoảng hoặc trạng thái "tắt máy". Đây là những trải nghiệm cực kỳ căng thẳng và mệt mỏi.
Trạng thái khủng hoảng xảy ra khi trẻ hoàn toàn bị áp đảo bởi tình huống hiện tại và mất kiểm soát hành vi tạm thời. Sự mất kiểm soát này có thể thể hiện qua lời nói (như la hét, khóc lóc) hoặc hành động vật lý (như đánh, cắn) hoặc cả hai.
Thường thì sự tức giận của trẻ bị hiểu lầm là những cơn giận dữ và cha mẹ cũng như những người xung quanh trẻ mắc tự kỷ thường phải đối mặt với những lời nhận xét đau lòng và sự đánh giá thiếu hiểu biết từ những người xung quanh.
Còn khi trẻ rơi vào trạng thái "tắt máy" thì trông có vẻ ít gay gắt và thụ động hơn đối với thế giới bên ngoài, nhưng về lâu dài có thể gây ra suy nhược thần kinh trẻ. Một người lớn mắc tự kỷ đã miêu tả việc "tắt máy" như sau: "Cảm giác như bị chặn đứng trong một cuộc khủng hoảng, vì không thể tìm cách phản ứng theo ý muốn hoặc thậm chí không thể phản ứng hoàn toàn; không có bất kỳ ý thức nào vì tâm trí cảm thấy như đang rời khỏi cơ thể".
Cuộc sống và góc nhìn mọi sự việc của các em khá khó khăn vậy nên mọi người hãy cố gắng hiểu và thông cảm cho trẻ đặc biệt và dùng sự yêu thương để có thể kiên nhẫn với các em nhé.
Cùng Little S xem thêm video để thấu hiểu góc nhìn từ trẻ tự kỷ: