CHÚNG TA CÓ SUY NGHĨ QUÁ ĐƠN GIẢN KHI BÀN LUẬN VỀ KINH TẾ?
Ảnh: Monster Box. Hôm nay chúng tôi muốn nói về chuyện kinh tế bắt nguồn từ một vài vấn đề triết học. Việc câu đầu tiên của bài...
Hôm nay chúng tôi muốn nói về chuyện kinh tế bắt nguồn từ một vài vấn đề triết học. Việc câu đầu tiên của bài viết bao gồm cả kinh tế học lẫn triết học có thể trở nên cực kỳ hấp dẫn với một vài người và khiến một vài người khác lướt đi.
Bài viết hôm nay sẽ nói về vấn đề chúng ta thường gặp phải (chúng ta, nghĩa là bao gồm cả Monster Box). Hay thậm chí chính bài viết này cũng có thể đang mắc phải lỗi tương tự. Tuy vậy, tôi một mặt thừa nhận rằng có thể những câu chữ theo sau đây chưa đi vào cốt lõi vấn đề, nhưng mặt khác sẽ hạn chế kết luận nhất có thể và chỉ kể cho các bạn nghe nhiều câu chuyện nhất có thể. Phần còn lại phụ thuộc vào chính các bạn.
Thí nghiệm tưởng tượng về thùng mì gói.
Một công ty có mua mì gói để nhân viên có thể cứu đói tạm thời trong những lúc đói bụng bất khả kháng. Giám đốc công ty đang cân nhắc có nên mua thêm xúc xích để mọi người có thể ăn cùng mì gói hay không và tổ chức một cuộc họp cấp cao về việc này. Mọi người trong HĐQT đưa ra những góp ý như sau:
Người thứ nhất cho rằng việc mua thêm xúc xích hoàn toàn hợp lý vì số tiền bỏ ra không đáng kể, nhưng có thể giúp bữa ăn của nhân viên được chất lượng hơn và cải thiện năng suất làm việc.
Người thứ hai hỏi lại rằng vì sao việc bữa ăn chất lượng hơn lại giúp cải thiện năng suất làm việc. Ông tiếp tục, cho rằng trong một công ty gồm nhiều nhân viên trẻ, việc có thêm xúc xích có thể dẫn đến sự tăng tiêu thụ cả xúc xích lẫn mì gói và kinh phí độn lên nhiều lần thay vì chỉ cộng thêm số tiền mua xúc xích là “mì + xúc xích” (có thể tăng đến mức “rất nhiều mì + rất nhiều xúc xích”). Việc có thêm xúc xích ngoài kích thích tiêu thụ mì gói, còn có thể dẫn đến tình trạng bỏ bữa, lười ăn trưa và khiến nhân viên làm việc kém hiệu quả hơn do thiếu chất.
Ông đặt ví dụ, giả sử mỗi ngày một nhân viên vì ăn mì và xúc xích thay vì ăn cơm sẽ giảm đi năng suất 2% so với ăn uống đầy đủ, công ty có 20 người và trung bình cứ mỗi ngày lại có 5 người chọn ăn mì thay cho ăn cơm, vậy sau 1 năm (250 ngày làm việc) công ty sẽ thiệt hại năng suất bằng với 25 ngày làm việc.
Người thứ ba lên tiếng phản đối, ông cho rằng sẽ khó để biết được liệu việc ăn mì gói có đủ để dẫn đến giảm năng suất làm việc hay không. Bên cạnh đó, có thể việc cung cấp xúc xích sẽ tạo cảm giác “happy” cho nhân viên và những ấn tượng tốt khác về công ty, và phần này thực chất có thể bù đắp hay thậm chí đem lại nhiều lợi ích hơn số % năng suất đã mất. Một điều quan trọng khác, giả định về “văn hóa mì gói xúc xích” ngày càng tăng hoặc ổn định có thể hơi lãng mạn, xa rời thực tế, vì rất có thể nhân viên sẽ vẫn không chọn lựa thay thế bữa trưa bằng mì gói chỉ vì có thêm xúc xích.
Cuộc tranh cãi này sẽ không thể đi đến hồi kết nếu không làm thí nghiệm thực tế - một thí nghiệm được thiết kế chặt chẽ đến mức loại bỏ mọi tác nhân khác ngoài mì gói có thể tác động đến năng suất làm việc của nhân viên. Nói cách khác, gần như không thể thiết kế được thí nghiệm lý tưởng như vậy. Vì làm sao biết được nhân viên giảm năng suất làm việc do ăn mì gói, hay do tối qua đã hút cần, hoặc vừa chia tay với bạn gái?
Tuy nhiên, điều rút ra được ở đây, mọi thứ thực sự khá phức tạp nếu chúng ta chú ý đến từng chút một. Vì vậy, những quyết định thông thường như mua thêm xúc xích cho nhân viên thường được đưa ra nhanh chóng và câu trả lời có hay không không mấy quan trọng. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian.
Tuy vậy, với những thứ phức tạp hơn và có tác động lớn hơn thì sao, vì sao mọi người vẫn cư xử như thể mọi chuyện thật sự rất đơn giản và họ hoàn toàn hiểu hết mọi thứ?
“Mỹ hay Trung Quốc” và tư duy nhị phân.
Nhị phân là hệ gồm 2 chữ số 0 và 1. Mọi thứ hoặc là 0, hoặc là chỉ một. Tư duy nhị phân là kiểu xem xét sự việc chỉ có hai thứ hoặc đúng hoặc sai, hoặc thích hoặc ghét, hoặc phải hoặc trái, hoặc trắng hoặc đen.
Đúng là trong cuộc sống có tồn tại nhiều vấn đề chỉ bao gồm hai hướng, như bên phải và bên trái (không hề có bên nửa phải nửa trái)... nhưng cũng tồn tại những phạm trù đa dạng phức tạp như màu sắc không chỉ gồm trắng hay đen. Thực ra, phần lớn những vấn đề trong cuộc sống thường đa dạng và phức tạp, rất ít khi rơi vào trường hợp nhị phân. Mọi thứ thường có thiên hướng kéo dài theo dải với nhiều mức độ và đặc tính khác nhau như bảng màu trong phần mềm photoshop với hàng chục triệu màu riêng biệt.
Ví dụ, khi ai đó không tự hào về Việt Nam, không có nghĩa họ đang tự nhục. Họ chỉ đơn giản là chẳng quan tâm lắm, hoặc không có thứ cảm xúc dạt dào đủ để gọi là niềm tự hào. Và điều này có gì đáng chê trách?
Kinh tế là một vấn đề phức tạp khác thường xuyên bị bàn luận một cách nhị phân. Trên Facebook, không khó để bắt gặp những cuộc tranh luận xoay quanh Mỹ và Trung Quốc, cũng như vấn đề nước nào tốt và nước nào xấu.
Xem nào, nghiêm túc mà nói, hầu như có đến 99% những cuộc tranh luận/thảo luận trên Facebook về vấn đề này là vô giá trị. Sở dĩ tôi có thể ước tính được điều này vì không gian, thời gian ở Facebook và nhiều tính chất khác từ đầu đã đặt ra giới hạn khiến việc thảo luận/tranh luận diễn ra khó khăn và kém chất lượng hơn.
Mọi người ngoài việc đi nhặt nhạnh kiến thức từ những người (nhiều khả năng) cũng nhặt nhạnh kiến thức khác, dành phần lớn thời gian còn lại để chọn ủng hộ Mỹ hoặc Trung và cố gắng chứng minh phe mình theo là chính nghĩa còn phe đối lập là kẻ xấu.
Thực tế, cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều có thể vừa là người tốt, vừa là người xấu cùng một lúc. Những động thái của họ đưa ra không phải trắng, không phải đen, chúng là những dải cầu vồng chứa đựng hàng triệu sắc độ màu khác nhau và phức tạp đến mức sẽ cần rất nhiều thời gian, tâm trí và trình độ để có thể tính toán chính xác tác động tích cực/tiêu cực của từng động thái. Có rất nhiều người dành cả đời để làm công việc tính toán chính xác ấy, và điều quan trọng nhất, đó không phải bạn.
Thực ra chuyện bàn luận khi bạn không có chuyên môn nhưng thừa sự nhiệt huyết vốn không có gì sai. Đôi lúc bạn vẫn có thể đúng, theo kiểu ngẫu nhiên ăn may chứ không dựa trên hiểu biết một cách có hệ thống. Và ngay cả khi nó không đúng, không có gì sai khi chúng ta dùng Mỹ và Trung Quốc như chuyện phiếm, vì cuộc đời sẽ còn gì vui nếu thiếu đi chuyện phiếm?
Tuy vậy, dùng tư duy nhị phân, quỹ thời gian ít ỏi, trình độ giới hạn và thái độ sốt sắng nhằm mục đích “truy cầu sự thật”, sẽ là một hành vi cực kỳ tai hại có thể khiến bạn trở nên cực đoan trên những sự thật ảo.
Quy giản luận và nguyên lý đột sinh.
Quy giản luận (Reductionism), là một quan điểm (?) triết học phổ biến cho rằng bất cứ ý tưởng, quy luật, hệ thống nào cũng có thể quy về những nguyên tắc cơ bản hơn. Chẳng hạn, hệ thống tài chính thế giới thực chất có thể giản lược lại thành một vài mối quan hệ đơn giản giúp ngay cả trẻ em tiểu học cũng có thể hiểu.
Sở dĩ có thể làm vậy vì quy giản luận cho rằng mọi thứ khi đi về cơ bản đều quy về một gốc. Chẳng hạn, quy luật vũ trụ, sinh học hay hàng loạt mối quan hệ khác có thể quy về cấp độ nguyên tử. Chúng ta có thể giải thích học thuyết kinh tế một cách phức tạp, nhưng cũng có thể quy nó về một ví dụ dễ hiểu. Tiến trình quy giản hiện nay vẫn được áp dụng trong một số lĩnh vực nhất định.
Trong khi đó, nguyên lý hợp trội (Emergence) có quan điểm đối lập hoàn toàn với quy giản luận. Hợp trội cho rằng một vật C được cấu thành từ A và B, ngoài mang theo những đặc tính vốn có của A và B, nó còn có những đặc tính của riêng nó. Nghĩa là, bản thân A và B không phải chỉ là hai khối vuông, và cứ gộp hai khối vuông lại sẽ ra khối chữ nhật. A và B có thể có những cấu trúc phức tạp, bù trừ, va chạm và triệt tiêu lẫn nhau khi kết hợp, nên có thể tạo ra một vật thể C có cấu trúc hoàn toàn khác.
A, B, C ở đây là vật thể, hiện tượng, hệ thống và hàng loạt những thứ khác tồn tại trên đời.
Do vậy, hợp trội cho rằng quá trình quy giản luận thực chất có thể khiến sai lệch bản chất, đi nhầm hướng và đánh giá quá thấp mức độ phức tạp, ngẫu nhiên và độc nhất của vấn đề. Một trong những ví dụ cụ thể nhất của hợp trội là sự hình thành bông tuyết, nói về một trật tự hoàn toàn độc nhất, khác biệt, ngẫu nhiên và không thể tính toán hay dự đoán.
Xa hơn, những người ủng hộ nguyên lý hợp trội lập luận rằng chúng ta có những điểm mù và giới hạn về mặt nhận thức (cùng những điều kiện khác), do đó, tồn tại những thứ con người đơn giản là không thể biết. Cụ thể hơn, đó là thuyết bất khả tri, nói đến những thứ vận động theo quy luật khác (thật ra không hẳn đó là quy luật như chúng ta hiểu, cũng không phải vận động như cách ta diễn tả) (nói chung là rất khác), khác đến mức ta không thể hình dung, tưởng tượng hay tiếp nhận nổi.
Hai trường phái (?) này hiện vẫn tồn tại độc lập và song song, chưa thể hoàn toàn phủ định lẫn nhau. Tuy vậy, tôi có chút nghiêng về phía hợp trội, và luôn tin rằng sự kết hợp của nhiều thứ phức tạp khác nhau thường theo một mối quan hệ cũng phức tạp không kém; và chúng ta không đủ nguồn lực, thời gian lẫn trí tuệ để tính toán hết được tất cả mọi thứ.
Tôi từng đọc được trong cuốn Superfreakonomics câu chuyện về việc các vụ không tặc khiến số người chết do tai nạn giao thông đường bộ tăng cao, do số người chọn lái xe đường dài thay vì đi máy bay tăng (và tỷ lệ tai nạn khi di chuyển bằng oto cao hơn nhiều so với máy bay). Hoặc vụ khủng bố 11/9 đã khiến nhiệt độ mặt đất tăng vài độ C trong ngắn hạn vì lượng lớn máy bay ngừng hoạt động trong 2 ngày khiến lượng hơi nước và khói trên bầu trời giảm, kéo theo giảm hình thành mây.
Do vậy, giá vàng tăng, khủng hoảng kinh tế hay những sự kiện thiên nga đen khác, có thể quy giản luận và nói chuyện phiếm rằng "do này", "do kia" sau khi chuyện đã rồi, nhưng sẽ thật khó để ngồi phân tích ra từng vector tác động đến sự kiện đó như thế nào và với mức độ bao nhiêu. Chẳng hạn, mọi người dễ dàng cho rằng giá vàng sẽ tăng khi khủng hoảng vì đó là kênh đầu tư tối ưu nhất (do thị trường đi xuống nên cổ phiếu khó chơi hơn, trái phiếu chính phủ từ an toàn cũng trở nên bớt an toàn hơn một chút, giá ngoại tệ trở nên khó đoán hơn, bất động sản gia tăng rủi ro, ngân hàng vì chịu ảnh hưởng bởi thị trường đầu tư nên cũng lung lay ít nhiều… chỉ còn lại vàng như một sự lựa chọn khả dĩ).
Nhưng có thật sự là vậy không? Hay giá vàng tăng thực chất là kết quả của hàng triệu yếu tố khác nhau (bao gồm cả ngẫu nhiên) và thứ tạo nên sự khác biệt không nằm ở chuyện khủng hoảng?
Chúng ta đều không biết. Nhưng tôi biết chắc rằng hiện nay không có bất kỳ mô hình nào dám đảm bảo được việc có thể dự đoán giá vàng tăng mạnh khi nào, cũng không có mô hình nào đủ uy tín để dự báo khủng hoảng một cách tuyệt đối. Vì bản thân các dự báo cũng nằm trong thị trường, nằm trong các yếu tố và thay vì chúng được tạo ra với kỳ vọng ngăn chặn khủng hoảng, chúng thậm chí có thể tham gia vào việc kiến tạo khủng hoảng.
Điều quan trọng ở đây, không có gì xấu hổ khi chấp nhận chúng ta chưa biết, cũng như phạm phải những sai lầm vì không nắm được tương lai đầy biến động cả. Điều đáng xấu hổ, là khi ta không biết, vẫn nghĩ rằng mình đã biết.
Và luôn đinh ninh rằng mình đã biết.
Monster Box
HUMANS - THOSE OVERSIMPLIFYING ECONOMICS
This article is hereby zeroing in philosophical economics. Having the thesis statement subsuming both economics and philosophy, after all, might appear all too compelling to some readers, whilst getting others to brushing off which [as always].
On the whole, this writing is to home in the issue we (not even leaving aside Monster Box) have all too often run into. Which means even these words might have already fallen for which. Having conceded that the following arguments might appear falsifiable, we, however, still are getting you exposed to as many “tall tales” as possible. After all, isn’t what you digest contingent upon you?
Thought experiments on instant noodle packs.
A company purchased instant noodles, which would serve as a saving grace to employees in “force majeure” situations. The company director puzzled over whether to shop for sausage so that employees could add “toppings” to their instant meals, thus holding a C-level meeting to arrive at some decisions. The Board of Directors, accordingly, put forward suggestions as follows:
The first board member claimed that they had every reason to pick up additional sausages. Given a trifling budget, employees’ meals would appear more wholesome, thus enhancing workplace performances.
The second, however, backfired, prying into how appealing [workplace] meals could ever boost productivity. He further argued that given a company made up of young personnels, additional sausages would slap on the consumption of both, thus cripplingly dumping on company budgets, instead of purely totting up sausages to the former sum (even distorting which into "voluminous noodles and plenteous sausages"). Worse still, let alone the accelerated instant noodle consumption, the very “debut” of sausages might even urge employees to skip meals, manifesting disturbed eating habits, and lying fallow productivity, as resulted from malnutrition.
To put into perspective, he purported that compared to a normal diet, a noodle-sausage meal would downgrade employees’ performances by 2%, forasmuch as 5 out of the 20 company personnels would go for these meals every working day, after 1 year (250 working days), the company would end up having squandered 10% productivity (25 working days) [on sausages].
The third, however, derided this argument, asserting that they had literally no way to evidence this sausage-performance correlation. After all, what seemed unimpeachable was that sausages would bring about a "jubilant" atmosphere among employees, whilst bettering the company appearance to outsiders, thus making up for, even yielding profits over the “anticipated loss”. He further swatted at the former by proclaiming that the preconception on the so-called “workplace sausage-noodle culture” might appear somewhat dogmatic and fictitious, since employees would hardly hippity-hop their all-time lunches as sausages were topped to noodles.
The controversy, to all appearances, must have been perennially perpetuated without an actual, painstakingly rigorously designed experiment, to leave out every irrelevant factor and solely scrutinize the noodle-productivity correlation. In other words, it must have been insurmountable to arrive at such an ideal experiment. After all, how could you know if the employees’ downgraded productivity had hung on instant noodles, last night’s d-r-u-g party, or their awful recent breakups?
After all, here we arrive at the very lesson that everything is always convoluted, were we to zoom in every detail of which. Nevertheless, such trivial decisions as whether to better personnel meals with sausages have been given irregardless.
That said, why are humans still anticipating themselves as the most prominent, insofar as every other sophisticated thing as no-sweat?
The US, China, and binary opposition
Binary is a system constrained to two digits - zero and one. Everything, accordingly, is either 0 or 1. Binary thinking, thus, sees everything as either right, or wrong, laudatory, or loathing, right, or left, either white, or black.
At first glance, it seems unimpeachable that bearing with life are many an issue of pure opposition, take, for example, right and left (which tolerates no half-heartedness). Nevertheless, it also leaves rooms for such “entangled diversity” as color, which has never been constrained to pure black and white. As a rule, the majority of which must have been all too multichromatic, which rarely seemed to fall for monochromatic binary opposition. Things are inherently tilted towards stretching in alignment with bands, at different levels and of different properties. To scrutinize such a statement, heed Photoshop's million-color palette.
After all, as someone is YET to take pride in his country, he must be by no means deriding which. Straightforwardly enough, he is either purely disheartened at, or bearing with too-superficial-to-be-called-patriotism feeling. Is this, to all appearances, somewhat villainous?
Here comes another down-played binary-preconcepted field: economics; which often goes hand in hand with the fierce battleground wherein netizens swat at each other on the US, China, along with which countries are more “unscrupulous” - Facebook.
To put into perspective, however, 99% of which must have been sterile. Dubious as it might seem, such an estimate goes all the way back to the virtual space, dimension, and every other property that beforehand constrains the virtue of debating on online platforms.
These debaters, in all likelihood, must have picked up every two-bit piece of knowledge from others (who, at best, had beforehand modelled on others), splurging the rest hours opting for either the US or China, striving [on the superficial foundations] to nitpick the other.
To put into perspective, both of which could concurrently appear both scrupulous and unscrupulous. On the whole, their moves are neither purely white, nor black, but perplexing million-color rainbow bands - so perplexing that scrutinizing every impact of which might have appeared woefully insurmountable. It may cost prominent scholars their entire life to puzzle over which, insofar as netizens could rarely arrive at that “prominence doors”.
On the one hand, that you ardently home in bizarre fields must appear any less ubiquitous. Every so often, every trivial knowledge of yours might appear predominating, thus winning you over other systematic arguments. Even when those appear all too fallacious, we still can reason it out as some jokes. After all, how drab would it be without some shaggy-dog stories?
Nevertheless, That you wield your “ultimate” binary thinking ability, meagre time, low-key education, and élan to pursue truth might muck up your lives, getting you to end up “vicious” on every made-up truth.
Reductionism and Emergence.
Reductionism is a raging philosophical view (?) ruling that any idea, law, or system can get simplified, going all the way back to fundamental principles. Accordingly, the global financial system can actually be reductionized to every all-too-elementary relationship that appears any less comprehensible to children.
At the very core, reductionism assumes that everything must go all the way back to the same nature. To demonstrate, the universe laws, biology, or every other relationship must be deep-rooted at atomic level. Perplexing as it seems, every economic theory, however, can be laid bare as straightforward examples. Such a simplifying process still is applied in certain areas.
On the other hand, Emergence owns a fiercely opposite view against reductionism. It rules that upon being made up of A and B, C also bears with itself distinctive properties, other than the inherent properties of its predecessors. To put into perspective, taking A and B, albeit indeed two squares, are not exactly two squares, inasmuch as the combination of which might not result in a rectangular. At their core, A and B must own every sophisticated structure, which compensate, collide and rub each other out once combined, thus, C, as the end-product, might also morph into something of wildly different structures.
These A, B, C, on the whole, might morph into forms of objects, phenomena, systems and every other thing that prevails on this planet.
This way, emergence rules reductionism might de facto distort the very natures of everything, getting humans to misstep on the wrong path that downplays the entanglement, volatility and oneness inherently born with which. The most concrete emergence example emerges as the formation of snowflakes, which, afterward, morph into virtually unique, distinctive, fortuitous and unanticipatable versions.
Zooming out, ardent emergence-ers argue that we humans are born with blind spots and cognitive limitations, thus heedless of every other thing. Agnosticism digs even further into which, referring to things contingent upon the every external “law” (neither our “human” laws nor the very way we perceive it - a far cry, after all), which might go well beyond our imagination, or even perception threshold.
Independently prevailing, each of the two ideologies does rarely negate the other. That said, I hereby concede that I somehow gravitate towards emergence, thus all the time anticipating that the combinations of every multifarious complexity would end up in as-perplexing relationships; insofar as we lack the very resources, time, and intellects to seek every answer to which.
I did learn every super-freak thing from Superfreakonomics that hijackings got the road-traffic crash death toll to climb up an appalling upward slope as planes were somewhat terror-stricken to them. Else the 9/11 terrorist attacks pro tempore heated up the ground temperature by a few degrees, for planes were shut down for the next two days, thus diminishing the amount of sky vapor and smoke, stagnating cloud formation.
After all, given that reductionism can always reason out the skyrocketing gold prices, economic crises or any other black swan events as the consequences of some former affairs, laying them bare, scrutinizing every impact vector and how crippling they are must have been all too insurmountable. To put into perspective, people might all too often fall for the preconception that gold prices m-u-s-t violently surge during crises, for, to all appearances, gold offers the most optimal investment (as the market withers, the stock market must get tough, formerly-safe government bonds must become insecure, foreign currency prices must appear unanticipatable, associated real-estate risks must soar, inasmuch as banks must be bogged down by the fact that capitals would fly. And there we have gold - the optimal choice).
Nonetheless, is it actually the case? At the very core, isn’t it the very result of a-million-different-factor sum; forasmuch as the ultimate problem has never lied in the crises themselves?
We could rarely know. The only thing I can be certain of is that there exists no models capable of projecting gold prices, nor are there any models to forestall some crises to come. After all, as forecasts themselves are deep-seated in the market, as well as every other factor. Instead of living up to their ultimate goal - averting crisis, they could, as dismal as it might sound, breed crises.
Another critical thing is that we bear no shame in conceding that we do not know something, else bogged down with mistakes upon failing to anticipate a volatile future. The only moment we should die of shame is, instead, we self-assuring that we do know what we DO NOT.
As though we indeed knew it.
#MonsterBox
- Artist: Sam.
- Trans: Heinous.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất