Giáo dục Việt Nam phi thực tế đến mức nào?
Chương trình thời sự 19h phát sóng ngày 29/10/2018 vừa qua có đưa tin về một em học sinh khuyết tật cả hai chân và hai tay với cái...
Chương trình thời sự 19h phát sóng ngày 29/10/2018 vừa qua có đưa tin về một em học sinh khuyết tật cả hai chân và hai tay với cái tên vô cùng ý nghĩa: Hiếu Thảo. Mẩu tin ấy có thể đã rất xúc động và phần nào gợi được sự đồng cảm, khâm phục và tạo động lực cho người xem cho đến khi em trả lời phỏng vấn và nói ước mơ của mình là muốn trở thành bác sĩ. Khi ấy, câu chuyện đã không còn nằm trong khuôn khổ về nghị lực sống nữa, mà thay vào đó là một sự nực cười, không phải với em mà với nền giáo dục Việt Nam...
Một nền giáo dục phải phi thực tế đến mức nào để một em bé khuyết tật, thay vì ước muốn được học một ngành nghề, được làm một công việc phù hợp với khiếm khuyết của mình thì lại "vô trách nhiệm" và muốn trở thành một bác sĩ khi bản thân không có đủ khả năng?
Vẫn biết là chẳng ai đánh thuế giấc mơ, nhưng, mơ cũng cần phải thực tế. Vẫn biết là em còn nhỏ mà đã sống và cố gắng với nghị lực phi thường như vậy thì còn đòi hỏi gì thêm nữa, nhưng, bởi em là một sản phẩm đặc trưng của nền giáo dục chỉ biết dạy học sinh " vâng lời thầy cô và cha mẹ" nên lại càng cần phải nói. Hơn nữa, cũng không phải chỉ riêng Hiếu Thảo mới có ước mơ " chung chung" như vậy, mà khi bạn hỏi bất kì đứa trẻ nào thì cũng sẽ nhận được câu trả lời theo motif tương tự như sau: Lớn lên em muốn làm bác sĩ ( để chữa bệnh cho người nghèo) hoặc thầy cô giáo ( để dạy các em nhỏ học bài). Và giả sử, nếu xuất hiện một câu trả lời " khác biệt" như muốn làm nông dân/ công nhân/ làm vườn, thì, ngay lập tức, những bài học rao giảng của giáo viên, của SGK và bố mẹ sẽ "định hình", sẽ " uốn nắn" và dập tắt nó ngay lập tức " ôi dào, ai lại mơ làm nông dân!"
Những ước mơ bị đồng hóa này vô hình chung tạo cho các em một tâm lý ỷ lại: à, mình chỉ cần học giỏi, cố gắng trở thành bác sĩ/ giáo viên thì sẽ được đánh giá cao, được coi trọng, và như vậy là quá đủ rồi. Điều này dẫn đến một hệ quả tất nhiên, khi đứng trước ngưỡng cửa lớn của cuộc đời: đại học/ học nghề, các em lại lúng túng như gà mắc tóc, lại nộp vào cái ngành mình vừa đủ điểm đậu, thay vì một ngành học mà bản thân cảm thấy phù hợp, thích thú và đã có cả một quá trình tích lũy, phấn đấu cho cái mục tiêu dài hạn ấy.
Các em đâu được dạy rằng câu hỏi cốt lõi ngày nay trên thị trường lao động không phải là " anh đã biết được những gì?" mà là " anh có năng lực gì", " anh có khả năng học hỏi được điều gì?" và đặc biệt " anh có khả năng thay đổi suy nghĩ và quan điểm để học một cách tiếp cận hoàn toàn mới hay không?".
Một minh chứng cụ thể cho cái sự thiếu thực tế này nằm ở chương trình SGK Ngữ văn THPT hiện hành. Giữa bạt ngàn những tác phẩm văn học trong suốt 3 năm học, thì chỉ có duy nhất 2 văn bản thông tin được đưa vào giảng dạy ( thậm chí giáo viên còn mặc định bỏ qua để dành thời gian cho những văn bản văn học khác) là " Ôn dịch thuốc lá" và " Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS". Lượng văn bản mà chúng ta gọi là văn bản " nhật dụng" ấy đã ít, lại còn không được hướng dẫn cụ thể, không được đổi mới suốt bao nhiêu năm, thì thử hỏi, những học sinh ấy khi ra đời, bước chân vào môi trường xã hội sẽ đi xa được đến đâu, có thể thích ứng được đến đâu?
Và " sự nghiệp giáo dục" của chúng ta lại còn nực cười hơn ở chỗ các nhà giáo dục, giáo viên lại mượn đến cái danh của những cá nhân kiệt xuất để che giấu, lấp liếm cho một chương trình giáo dục thiếu sót. Thực là một cách làm chẳng giống ai, khi mà báo đài cứ thi nhau tâng bốc rồi "bắt quàng làm họ" trong lúc công trạng lại là của kẻ khác. Đồng ý rằng chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào về những con người làm rạng danh đất nước, tuy nhiên, việc đánh đồng những cá nhân xuất sắc ấy với cả một nền giáo dục Việt Nam thì lại sai lệch hoàn toàn. Dựa vào đâu mà chúng ta lại được quyền ngủ quên vì những lời tán tụng một vài cá nhân trong khi phần lớn thị trường lao động sau này sẽ là những con người với ước mơ " làm cô giáo" " làm bác sĩ" chẳng có một chút óc thực tế nào.
Có “ngoa” khi nói chất lượng giáo dục Việt Nam xứng tầm quốc tế?Từ những số liệu trên, không “ngoa” khi nói chất lượng giáo dục Việt Nam không thua kém ai cả.Nhìn sang bạn bè quốc tế, ở mỗi kì thi mang tầm cỡ quốc gia, vẫn luôn có thí sinh Việt Nam đoạt huân chương.Nguyễn Trần Phương Thảo – đạt tổng điểm cao nhất trong 261 thí sinh tham dự Olympic Sinh học Quốc Tế.Và đấy chắc chắn là một niềm tự hào đối với đất nước Việt Nam."
Nền giáo dục ở thời điểm hiện tại tuy rằng đang có dấu hiệu thay đổi một cách tích cực, nhưng không phải đồng loạt mà chỉ là ở một số thành phố lớn. Và liệu rằng chương trình giáo dục mới được ban hành đầu năm nay, khi được áp dụng thực tế vào giảng dạy trên cả nước, có thể dần cải thiện tình trạng giáo dục sau này, có thể giúp những em khi phỏng vấn các em nhỏ, chúng sẽ mạnh dạn mà nói về ước mơ của bản thân, nói về kế hoạch rõ ràng để đạt được ước mơ ấy, thay vì " em sẽ học thật giỏi để trở thành bác sĩ/ giáo viên" như hiện nay hay không?
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất