Giáo dục Việt Nam: Toàn diện hay chỉ là vỏ bọc?
Hi, mình là naitomongmo. Nhân tiện ngày mai kiểm tra học kỳ, nên nai lên đây bày tỏ chút thắc mắc, dưới góc nhìn còn tơ. Trên báo...
Hi, mình là naitomongmo. Nhân tiện ngày mai kiểm tra học kỳ, nên nai lên đây bày tỏ chút thắc mắc, dưới góc nhìn còn tơ.
Trên báo nhân dân có một bài viết về ''Bảo đảm mục tiêu "Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện" của chính phủ. Và một trong những cách để con người Việt Nam phát triển toàn diện là học tất cả các môn, cho tới hết bậc trung học phổ thông. Đồng ý rằng học hết các môn ở trường học là có kiến thức rộng, về cơ bản là toàn diện tri thức, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý. Nhưng ở trường liệu học sinh có thật sự HỌC? và quan trọng hơn thế, học ĐỂ LÀM GÌ?
Học sinh đến trường 1 buổi học chính, và có hoặc không học thêm tại trường mỗi ngày, rồi về nhà lại đi học thêm dăm ba ca toán,lý,anh,... Học như một con thiêu thân, cháy mình vì sự nghiệp giáo dục của nước nhà, vì tương lai đất nước. Thế nhưng mà vẫn chưa biết bao giờ mới chạm đến cái gọi là toàn diện. Khối A thì giờ sử, địa các loại (ngoài toán, lý, hóa, anh) thi nhau nằm ngủ, hoặc là xử lí dăm ba cái đề mà tối nay đi học thêm sẽ chữa. Khối D thì cả lớp 50 người 2 người làm đề hóa, 48 người còn lại chép đáp án như chơi điền chữ vào ô. Giờ tin học, cái môn mà trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay thì phải được đánh giá là một trong những môn quan trọng nhất thì lại cô đọc trò chép, dăm ba cái kiến thức từ đời win XP hoặc là cái hệ điều hành nào đó mà tên nó lạ hoắc cần câu. Còn chuyện tiết thể dục để nâng cao thể chất, hỗ trợ trí tuệ thì 1 tháng có 4 buổi nghỉ mất ba? kiểm tra không cần chạy vẫn auto đạt? nay mưa thì lần sau thầy kiểm tra bù, cứ ghi vào đạt đã rồi tính sau? Nói chung là ngoại trừ cái mục đích là để thi đại học, thì những môn ngoài lề hầu hết là auto chống đối? Thậm chí chuyện này không phải chỉ từ phía học sinh, mà còn cả giáo viên - người cùng các em hoàn thành mục tiêu 'giáo dục toàn diện'. Giáo viên không dung túng, bao che, thậm chí là hờ hững với việc giáo dục thì học sinh nào lại dám làm như thế, hoặc là giáo viên dạy chán đến mức học sinh không thể làm gì tốt hơn được. Nói tóm lại, đã làm thì làm đến cùng, học thì học cho tới nơi tới chốn, không học được, chưa toàn diện được thì phải đối mặt để tìm hướng đi tối ưu hơn. Tại sao cả thầy lẫn trò cứ phải làm màu, lừa nhau, lừa cả chính mình để hoàn thành cái mục tiêu toàn diện (mà trong thực tế chưa làm được), để thỏa mãn cái vỏ bọc đẹp xinh của giáo dục khi mà cái vỏ bọc ấy chỉ là bên ngoài vàng ngọc, bên trong thối rữa?
Học sinh đến trường 1 buổi học chính, và có hoặc không học thêm tại trường mỗi ngày, rồi về nhà lại đi học thêm dăm ba ca toán,lý,anh,... Học như một con thiêu thân, cháy mình vì sự nghiệp giáo dục của nước nhà, vì tương lai đất nước. Thế nhưng mà vẫn chưa biết bao giờ mới chạm đến cái gọi là toàn diện. Khối A thì giờ sử, địa các loại (ngoài toán, lý, hóa, anh) thi nhau nằm ngủ, hoặc là xử lí dăm ba cái đề mà tối nay đi học thêm sẽ chữa. Khối D thì cả lớp 50 người 2 người làm đề hóa, 48 người còn lại chép đáp án như chơi điền chữ vào ô. Giờ tin học, cái môn mà trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay thì phải được đánh giá là một trong những môn quan trọng nhất thì lại cô đọc trò chép, dăm ba cái kiến thức từ đời win XP hoặc là cái hệ điều hành nào đó mà tên nó lạ hoắc cần câu. Còn chuyện tiết thể dục để nâng cao thể chất, hỗ trợ trí tuệ thì 1 tháng có 4 buổi nghỉ mất ba? kiểm tra không cần chạy vẫn auto đạt? nay mưa thì lần sau thầy kiểm tra bù, cứ ghi vào đạt đã rồi tính sau? Nói chung là ngoại trừ cái mục đích là để thi đại học, thì những môn ngoài lề hầu hết là auto chống đối? Thậm chí chuyện này không phải chỉ từ phía học sinh, mà còn cả giáo viên - người cùng các em hoàn thành mục tiêu 'giáo dục toàn diện'. Giáo viên không dung túng, bao che, thậm chí là hờ hững với việc giáo dục thì học sinh nào lại dám làm như thế, hoặc là giáo viên dạy chán đến mức học sinh không thể làm gì tốt hơn được. Nói tóm lại, đã làm thì làm đến cùng, học thì học cho tới nơi tới chốn, không học được, chưa toàn diện được thì phải đối mặt để tìm hướng đi tối ưu hơn. Tại sao cả thầy lẫn trò cứ phải làm màu, lừa nhau, lừa cả chính mình để hoàn thành cái mục tiêu toàn diện (mà trong thực tế chưa làm được), để thỏa mãn cái vỏ bọc đẹp xinh của giáo dục khi mà cái vỏ bọc ấy chỉ là bên ngoài vàng ngọc, bên trong thối rữa?
Chưa kể đến việc, toàn diện là phải về cả thể chất lẫn trí tuệ. Nhưng mà đi học thêm học nếm suốt ngày, ngày học 5 ca, tối thức xuyên đêm hoàn thành bài tập vì lắm lớp học thêm quá thì thể chất tốt ở đâu? Ngồi học nhiều cả người lúc nào cũng thụ động, lầm lì, hai con mắt lồi ra. Ăn nhiều dinh dưỡng cho bổ não thì ít vận động quá nên béo phì. Thể chất không khỏe thì trí tuệ làm sao mà tốt được. Nếu có ai bảo ai bắt đi học thêm lắm thế đâu, học thêm hay tự học là do mình thì xin thưa rằng, vì cái gọi là giáo dục toàn diện, cho nên phải học thật nhiều cho toàn diện, cho cái gì cũng giỏi, cho bằng con nhà người ta. Cả xã hội người ta đánh giá trên thành tích, nên mẹ mình bắt đi học thêm, bố mình bảo là học thôi chưa đủ, phải thêm tí nghệ thuật violon, piano nữa, cô mình bảo em có năng khiếu môn này, nhưng mà trên lớp chưa đủ, mau học thêm đi để rồi còn đi thi. Bảo là ngồi nhà tự học thì chưa đủ đâu con ạ, con tự học được 1 thứ, 2 thứ chứ có phải cái gì cũng tự được đâu, phải học thêm nó mới toàn diện. Cứ áp đặt như thế, thúc giục như thế, thành ra học thêm nó thành cái truyền thống rồi, mà lại càng làm học sinh thụ động, muốn học gì thì cứ tìm thầy thôi, thầy dạy gì học nấy chứ hiếm khi chủ động trong việc học của chính mình.
Còn cái vấn đề học để làm gì thì nai vẫn luôn tâm niệm:
Học để sánh vai với các cường quốc năm châu - HCM -
Mà muốn sánh vai thì ít nhất phải theo kịp kiến thức của họ, chưa nói đến việc tiến xa hơn thế. Nhưng mà chương trình giáo dục vẫn cứ ở mãi những năm 2003 thì làm sao mà theo kịp. Học là phải mang tính ứng dụng cao, học xong phải làm được chứ không phải cứ thuộc mấy cái phương trình hóa học, giải toán hóa lia lịa, rồi xong, không học dược/ y, không tiếp tục nghiên cứu khoa học mà chuyển sang học kinh tế thì cũng chả biết nó để làm gì. Thế thì học suốt từ lớp 8 tới lớp 12 dăm ba cái phương trình ấy để làm gì khi mà ngành nghề tương lai không sử dụng tới kiến thức đó. Tốn rất nhiều thời gian và công sức chỉ để vô ích. Có thể quan điểm này hơi thực dụng một chút, nhưng đã bỏ công sức thì ít ra cũng nên nhận được giá trị tương đương, chứ không phải xong rồi bỏ xó.
Trên đây là quan điểm của nai về việc đi học. Và nai muốn lắng nghe quan điểm của mọi người về học là gì? học để làm gì? và sự học hiện nay. Cảm ơn vì đã đọc!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất