Lending và borrowing hiểu theo tiếng Việt là cho vay và đi vay. Cho vay và đi vay là những dịch vụ cơ bản của hệ thống tài chính. Ví dụ như, chúng ta có tiền nhàn rỗi và gửi vào ngân hàng để lấy lãi tiết kiệm (lending) hoặc chúng ta vay tiền ngân hàng để mua nhà (borrowing).
Trong thế giới tiền số thì hoạt động cho vay và đi vay được xây dựng thông qua các giao thức DeFi, nổi tiếng nhất có thể kể đến là Compound và Aave được xây dựng trên mạng lưới của Ethereum.
DeFi lending được xây dựng dựa trên smart contract trên các nền tảng blockchain mở như Ethereum. Nhờ đó, DeFi lending mang đến một sản phẩm tài chính phi tập trung, công bằng và minh bạch.
4 hoạt động cơ bản trong các giao thức DeFi lending hiện tại có thể kể đến gồm có: supply, borrow, repay và redeem.
Supply: Hiểu theo tiếng Việt là cung cấp thanh khoản. Những người có tokens nàn rỗi có thể gửi vào giao thức DeFi để người khác có thể vay. Khi đó, người gửi tiền bắt đầu nhận về lãi suất tiền gửi hay gọi theo thuật ngữ ngành là supply APY. Về bản chất lập trình, khi người dùng gửi tiền vào giao thức, họ sẽ nhận về một token khác đại diện cho số tiền mà họ đã gửi. Những token đại diện này gọi là cTokens đối với Compound, aTokens đối với Aave và vTokens đối với Venus. Chúng ta sẽ bàn sâu hơn về quy luật lập trình trong bài viết sau.
Redeem: Hiểu đơn giản là rút tiền gửi về. Sau khi đã gửi tiền vào giao thức, bạn có thể rút tiền lãi lẫn tiền gốc về bất kì lúc nào mà không ai có thể ngăn cản. Về bản chất lập trình thì bạn sẽ gửi lại các cTokens, aTokens, vTokens,... đã nhận khi supply vào lại giao thức. Khi đó, giao thức sẽ gửi trả lại cho bạn số tokens đã gửi vào trước đây.
Borrow: Hoạt động đi vay. Bạn vay tokens của những người đã supply vào giao thức. Các giao thức DeFi lending hiện tại đều được lập trình theo hình thức vay có thế chấp, có nghĩa là bạn phải thế chấp các tokens của mình vào giao thức trước khi có thể vay. Điều này có nghĩa là đầu tiên bạn phải supply, sau đó thiết lập các tokens cung cấp thanh khoản của mình thành tài sản thế chấp (collateral).
Vậy nghĩa là tôi phải thế chấp tokens để vay tokens? Vậy tại sao tôi không bán luôn tokens của mình?
Có nhiều lý do để bạn đi vay thay vì bán token của mình như:
- Bạn tin rằng tokens của mình sẽ tăng giá trong tương lai và bạn đang kẹt tiền. Do đó, bạn thà đi vay và trả lãi còn hơn bán tokens với giá hiện tại.
- Bạn muốn tận dụng luật về thuế. Ở nhiều nước như Mỹ, khi bạn bán tài sản, bạn sẽ phải khai báo và đóng thuế.
- Bạn muốn vay để mua thêm tokens khác. Khi các tokens khác giá tăng cao, bạn có thể bán chúng và đủ sức trả các khoản vay kèm theo tiền lãi. Trong trading, cách này gọi là margin.
Tất nhiên, nếu như các khoản vay của bạn vượt qua tổng tài sản thế chấp thì tài sản thế chấp của bạn sẽ bị thanh lý. Về logic lập trình thì tài sản thế chấp là tokens nhưng tổng giá trị thế chấp thì tính theo USD. Do đó, khi giá của các tokens được dùng để thế chấp thì tổng tài sản thế chấp của bạn cũng bị giảm đi.
Repay: Trả lại khoảng tiền đã mượn. Tất nhiên là bạn cần trả thêm phí vay, hay gọi chính xác là borrow APY. Phí vay sẽ được gọp tự động từng block, khoản nợ vay càng tồn tại lâu bấy nhiêu thì phí vay sẽ được cộng dồn ngày càng nhiều.
Bạn có nghĩ DeFi lending sẽ là tương lai của nền tài chính hay không?