Chủ đề thể dục thể thao:
"Giải thích khái niệm tăng cơ, tăng sức mạnh và giải thích, phân biệt sự khác nhau giữa chúng."
Tăng cơ có nghĩa là tăng khối lượng, thể tích cơ bắp trên cơ thể.
Tăng sức mạnh có nghĩa là tăng mức độ phát lực, nâng lực, đẩy lực, kéo lực, giữ lực chủ yếu là tính theo mức độ lớn của kg hoặc newton.
Tăng cơ không có nghĩa là tăng sức mạnh, tuy rằng nó cũng có chút liên quan. Một người có khối lượng cơ rất lớn không đồng nghĩa với việc họ có thể phát lực, năng lực, kéo lực hơn người có khối lượng cơ nhỏ hơn.
Cũng tương tự một người có khả năng phát lực rất lớn, nâng rất lớn, không có nghĩa là người đó có khối lượng cơ rất lớn (Dù rằng họ cũng nằm ở mức tương đối về khối lượng cơ)
Cách tập để tăng cơ thì kéo, nâng, đẩy lực, giữ lực tương đối thấp và có thể kéo, nâng, đẩy lực 12-15 lần một cách chậm hoặc giữ lực ở 24-30 giây / 1 hiệp sau đó người đó có thể tiếp tục làm hiệp 2 hiệp 3 sau đó 30-60 giây. Nếu không phải như vậy thì đấy không phải là cách tập tăng cơ mà cách tập khác như tăng sức bền hoặc tăng sức mạnh.
Cách tập để tăng sức mạnh thì kéo, nâng, đẩy lực, giữ lực tương đối nặng và có thể kéo, nâng, đẩy lực dưới 12-15 lần một cách nhanh hơn so với cách tập tăng cơ. Có thể là từ 1-5 lần hoặc 6-8 lần/ hiệp. Và sau đó phải nghỉ tầm 2-5 phút, thậm chí 10 phút sau mới có thể thực hiện lại được như vậy ở hiệp 2, hiệp 3.
Ưu điểm, khuyết điểm giữa cách tập tăng cơ và tăng sức mạnh về mặt an toàn:
Đối với cách tập tăng cơ thì tương đối an toàn hơn so với tăng sức mạnh vì lực tác động tương đối thấp, yêu cầu về tư thế, kỹ thuật cũng tương đối thấp hơn so với cách tập tăng sức mạnh. Đối với cách tập tăng sức mạnh thì dường như kém an toàn hơn bởi lực mạnh, mạnh có thể tới mức tối đa cơ thể chịu đựng và yêu cầu tư thế, kỹ thuật am hiểu, đúng đắn, chính xác hơn nếu không thì nhiều khả năng sẽ bị chấn thương.
Tăng cơ thì phù hợp với người mới bởi không cần yêu cầu kỹ thuật, sự am hiểu nhiều và cũng tránh chấn thương do ít phải đụng chạm tới những tình huống tập luyện phức tạp và quá nặng. Không cần yêu cầu phức tạp, chính xác về mặt tư thế bởi có sai tư thế một chút tuy nhiên với mức lực nhẹ thì cũng không có nhiều khả năng gây chấn thương.
Tăng sức mạnh thì phù hợp hơn với người đã am hiểu, chuyên nghiệp, có kinh nghiệm. Bởi do có sự am hiểu, chuyên nghiệp, kinh nghiệm cho nên họ mới dám thử thách những tình huống phức tạp trong tập luyện cũng như lực nặng và rất nặng và không có nhiều quan ngại về mặt chấn thương.
Một số ví dụ: Ví dụ bạn thực hiện kéo xà (full up) 20 lần/ hiệp, ở hiệp 1 sau đó bạn phải nghỉ tầm 5 phút sau bạn mới thực hiện tiếp được 18-20 lần/hiệp ở hiệp 2 thì đó không phải là cách tập tăng cơ mà là tăng sức mạnh và tăng sức bền bời vì cách tập này đã vi phạm nguyên tắc thời gian nghỉ giữa các hiệp là 30-60 giây. Cách tập này không phải là cách tập tăng cơ do đó cho dù bạn tập thời gian lâu thì khối lượng cơ của bạn cũng không tăng là bao sau thời gian, hình dáng bề ngoài khối lượng, thể tích cơ cũng tương tự như cũ vậy thôi, bất kể sự rắn chắc, khỏe mạnh bên trong của khối cơ nhỏ đó của bạn như thế nào.
Về mặt khách quan quan sát thì bạn cũng có thể thấy rằng ở phòng tập thể dục có nhiều người có khối lượng cơ rất lớn tuy nhiên họ cũng không tài nào kéo xà full up qua được 12, 15 lần/ hiệp bởi thứ họ đang theo đuổi là cách tập tăng cơ cho nên khối lượng, thể tích bề ngoài của họ mới lớn như vậy.
Hoặc một ví dụ quan sát khách quan khác như 1 vận động viên Kickboxing, muay thái, hoặc taekwondo, karate với thân hình, thể tích khối cơ bề ngoài thua kém rất nhiều so với một vận động viên thể hình tuy nhiên họ có thể phát lực cú đá 300kg - 1 tấn, hoặc 1 vận động viên boxing có thể phát lực một cú đấm lên tới 500kg bởi thứ những người phát lực lớn này họ đang theo đuổi chủ yếu là tăng sức mạnh, chứ không phải tăng cơ.
Tăng cơ và tăng sức mạnh là hai mục tiêu khác nhau trong thể dục thể thao, và cách tập thích hợp phụ thuộc vào mục tiêu và cơ địa hiện tại cá nhân của người tập. Điều quan trọng là hiểu rõ mục tiêu của bạn và áp dụng phương pháp tập phù hợp để đạt được kết quả mong muốn.