Rất nhiều ứng dụng của Game hóa liên quan đến việc xử lí những vấn đề trong cuộc sống đời thường, ví dụ như làm thế nào để khiến tài xế lái xe chậm hơn trong khu vực đang có công trình xây dựng, hay làm thế nào để đội ngũ chăm sóc khách hàng hiểu được về sản phẩm mà họ đang phục vụ. Liệu đó có phải là những “ứng dụng vĩ đại” mà Game hóa dùng để chinh phục những “thử thách vĩ đại” và giúp mọi người sống hạnh phúc mãi mãi về sau không? Tất nhiên là có rồi! Chúng ta hãy cùng tham khảo những ví dụ dưới đây nhé.

Thử thách leo núi

Hoàn toàn không phải là ẩn dụ - thử thách đầu tiên chúng ta sẽ phân tích chính là việc leo núi. Năm 1924, một người đàn ông đã suýt nữa chinh phục được đỉnh Everest, và khi được hỏi về lí do thì ông ấy đã trả lời trong mấy từ thế này:
“Vì ngọn núi ở đó.”
George Mallory, nhà leo núi người Anh
Quả vậy, chỉ một câu nói đơn giản vậy thôi mà đã bao chứa được điều quan trọng nhất trong bản chất của con người. Chúng ta yêu thử thách. Chúng ta không thể cưỡng lại thử thách, đến mức chỉ cần thử thách tồn tại là chắc chắn sẽ có người muốn chinh phục nó. Thật buồn khi Mallory đã không thể chinh phục được Everest; ông đã tử nạn ở mặt phía Bắc của ngọn núi và nhường lại danh dự cho hai nhà leo núi là Sir Edmund Hilary (người New Zealand) và Sherpa Tenzing Norday (người Nepal).
Ngày nay, bất chấp việc nhân loại đã thực sự “đánh bại” được đỉnh Everest, sự huyền bí của nóc nhà thế giới vẫn thu hút gần một nghìn nhà leo núi mỗi năm, nhiều người đã không thể sống sót trở về. Câu hỏi là, tại sao lại có nhiều người muốn mạo hiểm tính mạng với những bình dưỡng khí và những lán trại bấp bênh đến vậy, ngay cả khi có thành công thì họ cũng chẳng bao giờ được ghi danh vào sách kỉ lục thế giới Guinness?
Bởi họ có cùng lí do với Mallory: “Vì ngọn núi ở đó.”
Everest là bài kiểm tra vĩ đại mà thiên nhiên dành cho con người, khi mà bản thân sự hiện diện của nó đã đủ để làm nên một lí do.
Everest là bài kiểm tra vĩ đại mà thiên nhiên dành cho con người, khi mà bản thân sự hiện diện của nó đã đủ để làm nên một lí do.

Thử thách FoldIt

Những nhà nghiên cứu thuộc đại học Washington đã phát triển một trò chơi có tên FoldIt để giúp họ giải quyết bài toán cuộn gập protein - một bài toán quan trọng mà họ đã tìm cách xử lí trong suốt một thời gian dài. Nếu tìm ra đáp án, họ sẽ hiểu được cách thức các chuỗi protein kết hợp và tạo ra những căn bệnh như HIV, Alzheimer,...
Dưới cấp độ hiển vi, mọi thứ trông rất khác. Nhân danh khoa học, có cách nào giúp chúng ta tiến vào thế giới kì lạ đó tốt hơn việc tạo ra một thử thách dành cho những kẻ hiếu kì?
Dưới cấp độ hiển vi, mọi thứ trông rất khác. Nhân danh khoa học, có cách nào giúp chúng ta tiến vào thế giới kì lạ đó tốt hơn việc tạo ra một thử thách dành cho những kẻ hiếu kì?
Thử thách được đặt ra cho người chơi toàn thế giới, trong giai đoạn đầu đã có gần 46000 người đăng kí tham gia. Bạn có thể thấy trong ảnh chụp màn hình bên dưới, trò chơi không chỉ đưa ra thử thách mà còn hỗ trợ người chơi bằng cách đưa ra rất những gợi ý và mẹo vặt.
Trong khi những nhà nghiên cứu phải vật lộn suốt mười năm, người chơi toàn thế giới đã giải xong FoldIt chỉ trong mười ngày! Bài toán cuộn gập protein đã đi từ cửa sau của phòng nghiên cứu tới địa hạt trò chơi điện tử, nơi những người chơi - bằng tất cả lòng kiên trì và sự đam mê - đã chuẩn bị một quả bom thông minh để tiêu diệt căn bệnh ngoài hành tinh quái ác một lần và mãi mãi.
Điều đáng nói là mặc dù bản thân thử thách là rất quan trọng, nhưng nó có thể không phải là thứ duy nhất khuyến khích người chơi tham gia FoldIt. Họ hẳn là có những lí do cá nhân như mong muốn dự án nghiên cứu được hoàn thành, để kết quả có thể trở thành phương pháp chữa trị cho họ, hoặc cho một ai đó mà họ quan tâm…
Trong những hoàn cảnh cụ thể, Game hóa có thể giải quyết những vấn đề to lớn và đưa ra những kết quả phù hợp, mặc dù muốn đi tới kết quả thì chúng ta phải hết sức cẩn thận.
Thiết kế của FoldIt đã làm rất tốt việc mang đến trải nghiệm của đấng toàn năng. Mọi thứ ở đây từ khả năng sử dụng hay khả năng chơi… đến phong cách trình bày đều phù hợp với sứ mệnh là tìm ra phương pháp chữa trị thần kì.
Thiết kế của FoldIt đã làm rất tốt việc mang đến trải nghiệm của đấng toàn năng. Mọi thứ ở đây từ khả năng sử dụng hay khả năng chơi… đến phong cách trình bày đều phù hợp với sứ mệnh là tìm ra phương pháp chữa trị thần kì.

Kết luận

Game hóa là thứ mà chúng ta - những nhà thiết kế - thường sử dụng để giải quyết những vấn đề đơn giản, nhưng điều đó không có nghĩa Game hóa không thể giải quyết được những vấn đề vĩ đại hơn. Đội phát triển phần mềm FoldIt đã biến hệ thống giả lập quá trình cuộn gập protein thành một trò chơi, và chỉ trong mười ngày, người chơi toàn cầu đã giải xong bài toán đã khiến những nhà nghiên cứu phải đau đầu trong mười năm trời, từ đó đẩy nhanh tiến bộ của y học thế giới. Trước khi tham gia vào môi trường doanh nghiệp, trước khi bị yêu cầu phải sử dụng Game hóa một cách “thực tế” để giải quyết những vấn đề đời thường tẻ nhạt, tại sao bạn không thử chinh phục một bài toán khó bằng Game hóa ngay từ bây giờ nhỉ? Không chỉ để xây dựng hồ sơ cá nhân, những thử thách vĩ đại sẽ tìm đến bạn trước khi bạn kịp nhận ra chúng.
Bài viết gốc được đăng tải trên Blog Game hoá: