Bộ phim “Good Morning,VietNam” năm 1987 là một bộ phim tài liệu – hài của Mỹ, lấy bối cảnh cuộc chiến tranh Việt Nam và cuộc sống của một phát thanh viên người Mỹ tại Sài Gòn năm 1965. Một phát thanh viên tên Adiran được phái đến Việt Nam để đem không khí sôi động, tăng thêm nhuệ khí cho quân đội của Mỹ ở Sài gòn. Anh dần trở nên nổi tiếng với sự dí dỏm, hóm hỉnh của mình và được nhiều người hâm mộ, ngược lại đó thì các chỉ huy của anh bắt đầu để ý và coi anh như một mối đe dọa. Khi nhận chỉ thị phải làm theo mệnh lệnh về các phát ngôn của mình, và cùng với sự tiếp cận cuộc sống của người dân Sài Gòn Ardian nhận ra bộ mặt xấu xí thực sự được che phủ bởi hào quang nơi đài phát thanh của mình tuyên truyền về chiến  trường Việt Nam.
Về đạo diễn
Levinson nhận giải đạo diễn xuất sắc nhất năm 1989, nguồn ảnh: calisphere.com
Levinson nhận giải đạo diễn xuất sắc nhất năm 1989, nguồn ảnh: calisphere.com
Barry Levinson , sinh ngày 6 tháng 4 năm 1942, Baltimore, Maryland, US, đạo diễn và nhà biên kịch phim người Mỹ nổi tiếng về sự linh hoạt của mình. Levinson làm việc như một nhà văn hài kịch cho Carol Burnett và Mel Brooks trong những năm 1970. Ông từng làm những bộ phim về tâm lý tội phạm, trinh thám, và đặc biệt là hành vi con người, vấn đề về chính trị nhưng bộ phim “Good Morning, VietNam” là bộ phim về chiến tranh đầu tay của bị đạo diễn này, vì theo xu hướng phim chiến tranh Việt Nam được rầm rộ chào đón khắp thị trường phòng vé ở Mỹ vào những thập niên 80 khi cuộc chiến tranh Việt Nam vừa mới kết thúc. Với kinh nghiệm sâu sắc trong những bộ phim về chính trị, tội phạm hay trinh thám, Barry luôn đặt cho khán giả những câu hỏi mang tính nhăn văn về con người, đem đến những khán giả qua các tác phẩm nhiều ý nghĩa và bài học thấm thía qua nhiều ẩn ý qua hình ảnh hay nhịp điệu, xây dựng bối cảnh.
Về tâm lý diễn viên
Nhân vật chính Adiran Counauer là một người hoạt ngôn, lém lỉnh, anh đưa vào bản tin những quan điểm chính trị - xã hội rất riêng của người Mỹ tại thời điểm bấy giờ. Cronauer cũng là một chú tắc kè hoa có khả năng biến hóa tài tình, mọi tin tức phải lên sóng, dù nhàm chán đến thế nào, qua cách dẫn dắt, thêm thắt của anh cũng có thể trở thành “truyện hài”, những cú đá xoáy chính trị đầy ẩn ý. Cronauer thực tế khá bí ẩn, anh bất ngờ “rơi vào” phim mà không hề được giới thiệu, chẳng hạn: anh đã làm gì trước khi nhập ngũ, đã từng kết hôn chưa, sở trường sở đoản trong cuộc sống đời thường là gì… Tất cả những gì người ta biết về Cronauer gói gọn trong chương trình phát thanh mà anh được giao phó làm phát thanh viên cho những người lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam.Binh nhì Edward Montesque Garlick, được miêu tả là một người béo, vụng về, hoạt ngôn, yếu ớt, đại diện cho những người da đen ở chính quốc gửi tới để làm những chân giúp việc trong quân đội.
Robert William trong vai Adiran
Robert William trong vai Adiran
Những nhân vật phụ nổi bật như là:
Nhân vật Đại tá được xây dựng là một người Mỹ da trắng ngu muội, bảo thủ, chỉ nhìn mọi thứ với tầm nhìn hạn hẹp của đám đông và không có khả năng chỉ huy cấp dưới.
Trung úy Steven Hauk, là một người “khùng”, có tâm lý cào bằng và Thượng sĩ Dickerson lại được khắc họa khá tốt là người có thủ đoạn và âm mưu, có tầm nhìn chiến lược và ít nói, dấp dáng quân nhân thực sự nhưng không có quyền lực trong tay.
Hai nhân vật người Việt Nam là chị em Trinh và Tuấn (Phan Đức Thọ) được xây dựng dựa theo cốt cách của người Việt Nam thùy mị, xinh đẹp, duyên dáng của Trinh và thực thà, kiên cường, dũng cảm của Tuấn và họ vẫn có một văn hóa Việt Nam “tiên lễ, hậu văn”, khép lép, dè chừng, cẩn thận trong mọi người việc làm. 
Về nhịp điệu
Nhịp điệu được đan xen cùng với các tình tiết trong phim qua từng giai đoạn nhân vật chính nhận ra bản chất thật sự của chiến tranh tại Việt Nam. Nhân vật chính luôn là người hoạt ngôn và rất ghét sự ít nói vì vậy nhịp điệu phim luôn chảy quanh  tâm lý nhân vật chính. Mọi cuộc nói chuyện của Adiran luôn nhanh và dường như đạo diễn muốn các khán giả phải tập trung cao độ vào những câu nói mang nhiều hàm ý sâu sắc, nặng tính ẩn dụ của Adiran.
Tuy nhiên, nhịp điệu dần bị hạ chậm xuống khi Adiran tìm thấy tình yêu ở nhân vật Trinh một người ít nói, thì nhịp điệu này lại giảm xuống khiến người xem thấy rõ tình yêu chân thực nhất của Adiran. Nhịp điệu này dần bị thay đổi với tâm lý của Adiran khi Adiran nhận ra những sự thật trần trụi của cuộc sống nơi đây, anh dần ít nói khiến nhịp phim cũng bị xáo trộn khiến khán giả hết sức bất ngờ trước hoàn cảnh, những hoàn cảnh mà không thể diễn tả bằng lời nói. Hầu hết, nhịp điệu mà các bộ phim luôn hướng tới xây dựng là có nhịp điệu từ chậm rãi tới nhanh dồn dập nhằm gây cú sốc và tình tiết gây cấn, hồi hộp ở cuối phim nhưng ở phim “Good Morning, VietNam” thì khác, đạo diễn Garry đã đi ngược lại muốn mọi người nhận ra những bài học, ý nghĩa và những điều nhỏ bé nhân văn nhất ở cuối phim nếu ta nhìn mọi sự việc bằng cách chậm rãi, từ tốn
Về ý nghĩa, bài học
Một bộ phim hay đồng nghĩa là những thông điệp đem lại phải tương xứng với giá trị của nó, bản thân phim “Good Morning, VietNam” trở thành điểm sáng hàng đầu đối với các bộ phim về chiến tranh Việt Nam bởi những ý nghĩa sau đây:
Thứ nhất, truyền thông chính trị kiểm duyệt một chiều là thứ gây độc hại về tư duy. Ngay từ khi bắt đầu phim, cảnh quay về phát thanh viên đang nói tại phòng thu đã diễn tả rõ nhất về nội dung bộ phim sẽ nói về vai trò của truyền thông chính trị tác động ra sao tới diễn biến cuộc chiến và định hình tâm lý của những người lính Hoa Kỳ đang tham chiến ở Sài Gòn. Qua những câu nói như “các cuộc chiến ở Buôn Mê Thuận, Nha Trang, Biên Hòa, Sóc Trăng,..” và đột nhiên phát thanh viên chuyển hướng qua ngày lễ quan trọng của người Mỹ là “giáng sinh”. Điều này cho thấy, vị trí và vai trò của công luận thời đấy rất quan trọng, đó là một cầu nối hàn gắn những con người lính Mỹ đang ở nơi xa xôi chiến đấu vì “chính nghĩa”, “giúp đỡ” Việt Nam Cộng Hòa thống nhất nước Mỹ. Người dân ở chính quốc Mỹ họ chỉ biết được cuộc chiến đang diễn ra ở đâu và không thấy được hình ảnh của chiến trường, bị chính phủ dắt mũi. Còn người người lính Mỹ bị chính phủ đưa đi tham chiến ở nơi đây họ cũng chỉ còn chỉ biết những tin tức về các sự kiện, thông tin đang nổi bật ở nơi mình sinh ra thông qua đài phát thanh bị kiểm duyệt.
Thứ hai, văn hoá tiêu cực xây dựng một sự dán nhãn về cấu trúc địa chính trị. Những văn hoá không tốt được người Việt Nam được hình thành sẵn trong tư duy của thế giới nói chung và của đạo diễn bộ phim nói riêng. Cảnh phim khi nhân vật chính của chúng ta Ardian Cronauer xuống phi cơ và bị “mất” hành lý được người dẫn chuyện châm biếm “Hành lý bị mất – được xem như là mất hành lý vì nhân sự”. Theo nghĩa tiêu cực, hành động ăn trộm hành lý do có “nhân sự” là người Việt được cho rằng thường xuyên diễn ra và được bộ phim giới thiệu làm bản chất cho tâm lý “ăn trộm vặt” của người Việt, thật ra, tâm lý này được người Pháp vào những thập niên trước tuyên truyền rất nhiều về đất nước Việt Nam trên các mặt báo quốc tế và trong Việt Nam còn có từ vựng do Pháp châm biếm đó là “đểu cảng – bọn gánh đểu, cáng hay ăn trộm vặt”. Theo ý nghĩa hiện thực, có thể nói rằng nhân dân Sài Gòn tỉ lệ tội phạm vẫn cao do tình trạng nghèo đói vẫn diễn ra sau cái vẻ sang trọng nơi thành phố xe cộ đông đúc tưởng chừng giàu có. Singapo vào thời kỳ đó từng ước mong được như Sài Gòn về mặt giàu có, nhưng ai biết được chính đài phát thanh hay công luận đã đưa những tin tức hỏa mù tới khắp thế giới rằng thành phố này rất giàu có để tăng thêm tính chính nghĩa và quyền lực mềm của Hoa Kỳ
Thứ ba, bản sắc văn hoá dân tộc của quốc gia không thể thay đổi cho nên sự tôn trọng lẫn nhau là điều quan trọng. Quá trình bảo hộ miền Nam Việt Nam, phía Mỹ truyền bá những thứ quyền lực mềm từ văn hoá, phim ảnh, quyền tự do Mỹ và hơn cả là xây dựng trường học theo chương trình Mỹ nhưng vẫn không thể thay đổi sự khác biệt xã hội ở Việt Nam. Cuộc hẹn đi chơi đầu tiên của Adi với Trinh có lẽ là đoạn phim hay nhất về sự mâu thuẫn giữa hai nền văn hóa “cởi mở” và “khép kín” của Hoa Kỳ và Việt Nam. Thực tế, khi một quốc gia đặt chân đến một nơi và nơi đó hoặc là văn minh hoặc là rất lạc hậu thì quốc gia đó hoặc là bị xâm chiếm hoặc là xâm chiếm. Việc xâm chiếm có thể là đồng hóa về mặt văn hóa như trong lịch sử dân tộc Hồi Hột đồng hóa dân tộc Hán ở Trung Nguyên về mặt ngoại hình nhưng bản chất con người thì ngược lại đó là họ bị đồng hóa ngược. Trong sự kiện hẹn hò giữa Adi và Trinh cho thấy suốt từ năm 1954 tới 1965 (dựa theo bối cảnh phim) thì qua hơn 10 năm sống chung văn hoá Tây phương nhưng bản sắc văn hóa Việt Nam vẫn chưa bị mai một. Những người dân Sài Gòn vẫn lưu giữ những truyền thống quý báu và họ không bị đồng hóa ngược như “ông chủ quán bar nơi Adi uống” mà những người dân Việt Nam chất phác còn bị “sốc” bởi nền văn hóa của người Mỹ qua việc xem phim của gia đình Trinh. Hoặc qua những lần giảng bài của Adi tại lớp học nơi chỉ dậy văn hóa Mỹ về cách cư xử “chửi tục kiểu Mỹ” nhưng họ vẫn chưa bị đồng hóa hoàn toàn qua cách hỏi của Adi với ông già là “nếu người ta đổ nước sốt vào người ông thì sao, ông nói: tôi sẽ nhã nhặt lại. Còn nếu họ cầm dao đâm vào mắt ông thì ông sẽ nói gì, ông nói: tôi sẽ chờ chết thôi”. Chỉ khoảng khắc đấy thôi trong bối cảnh lớp học, đạo diễn đã lột tả được những đại diện về những tầng lớp trong xã hội Sài Gòn lúc đấy. Hay hình ảnh những người lính trên xe đang đi tới tiền tuyến Nha Trang xung đột với Việt Nam Cộng Sản có những đồ vật được lính Mỹ mang theo đó là “bao cao su”, đơn giản là lính Mỹ sẽ hiếp, giết những thành phần tàn dư. Bởi vì cuộc chiến, được sự giúp đỡ lớn bởi các nước bị phụ thuộc vào Mỹ phải gửi quân vào hỗ trợ như các nước Liên Hiệp Quốc lúc đó, đặc biệt là quân Hàn Quốc. Lột tả thực chất cuộc chiến này là một cuộc chiến xấu xa mang nhiều hình ảnh đen tối, bản chất ác độc của lính Mỹ, chính phủ Hoa Kỳ mà nạn nhân chỉ là đất nước Việt Nam nhỏ bé. Và các bản tin đưa tin về “cần sa” được sử dụng cho quân Mỹ hợp pháp làm tăng hưng phấn khi chiến tranh hoặc đơn giản nó bị lạm dụng làm thú vui và trò tiêu khiển mà thôi.
Thứ tư, chiến tranh là chiến tranh và mọi cuộc chiến không có chính – phi nghĩa mà đó là giết người. Một thời gian Adiran bắt đầu nhận ra sự thật về nơi ông đang làm việc và sự phi nghĩa của chiến tranh qua cảnh đánh bom ở quán bar nơi Adi thấy máu và người chết. Adi nhận ra là mình đang bị hãm hại bởi Thượng sĩ Dickerson và quyết tâm lột tả bản chất thật sự của người Mỹ tại Việt Nam và sự thật về cuộc chiến tranh phi nghĩa đầy máu và cái chết này. Tiếp theo, Adi được đi thăm tới làng của Trinh cách Sài Gòn không xa thì Adi nhận ra cảnh nghèo khổ của nghèo dân khác với cảnh phồn hoa nơi đô thị bù nhìn ở trung tâm. Trong khoảng khắc đuổi theo VC (Việt Cộng) Tuấn hay Phan Đức Thọ ở Sài Gòn, Tuấn đã chạy tới những nơi nghèo khổ, ẩm thấp, bẩn thỉu ngay tại Sài Gòn đẹp đẽ. Điều này hẳn giúp các bạn nhận ra việc “giúp đỡ” của Mỹ là đúng hay sai, nhưng điểm hay ở bộ phim là nhân vật chính Adi luôn đứng ở góc nhìn trung lập từ đầu phim tới cuối phim như “Good Morning – Good Bye , VietNam”, ông không chê trách hay theo bất kỳ một phe nào, ông chỉ nói những điều mà mình thấy và hiện thực nó diễn ra như thế nào về cuộc chiến này, lời phát thanh cuối cùng được ghi tại Việt Nam ông nói “tôi về nước Mỹ, còn gì sướng hơn được về quê nhà”.
Tóm lại, bộ phim "Goodmorning, VietNam" là tác phẩm điện ảnh nổi bật về chủ đề miêu tả thực trạng chiến tranh Việt Nam mang lại nhiều giá trị hiện thực sâu sắc về chiến tranh, con người, tình yêu, khát vọng hoà bình của nhân dân Mỹ và Việt Nam. Những giá trị này được khảm sâu trong nhiều tầng lớp hình ảnh, nhân vật, nhịp điệu, bối cảnh và phân đoạn phim đầy ẩn ý trong bộ phim xứng đáng hơn cả một tác phẩm điện ảnh tầm thường.