Đọc sách-ing
"Trong nghi lễ hoàng gia Nhật Bản ngày xưa, có một quy định khi tâu lên Hoàng đế phải thể hiện vẻ "sững sờ và run rẫy"."
Sững sờ và rung rẩy được biết đến như một quyển tiểu thuyết best seller của nhà văn Amélie Nothomb mang phong cách châm biếm một cách nhẹ nhàng. Tác giả gửi đến người đọc một góc nhìn rất mới mẻ về văn hóa công sở và cuộc sống ở Nhật. Truyện nhắc đến những nhân vật như Amelie (chính là tác giả trong vai cô gái phiên dịch viên); sếp trực tiếp của Amelie cô Fubuki; người đàn ông rụt rè, tự ti và đầu óc không mấy sáng láng- ông Saito; sếp hụt của Amelie, người hơn cả tử tế, người gieo cho Amelie niềm tin về đất nước mà cô yêu quý- ông Tenshi;...Cách tác giả đưa bản thân vào giữa sự hòa hợp phong cách Đông- Tây, cách mà cô xử lý công việc và cách mà cô suy nghĩ dẫn người đọc đến tình huống bi hài.
Mình không quá ấn tượng về cốt truyện nhưng những nhân vật có gì đó rất thân thuộc. Đúng! rất giống với một phần trong con người chúng ta khi bước ra xã hội, sự khác biệt văn hóa Đông- Tây hóa ra chỉ là sự khác biệt trong lối suy nghĩ được hình thành từ nếp sống mà thôi.
Như ông Tenshi, đối với ông hiệu quả công việc, chọn đúng người giao đúng việc quan trọng hơn là quy tắc, quy trình. Nhưng ông bị chửi té tát vì điều đó. Lúc đó mình tự hỏi, cái gì đối với chúng ta quan trọng hơn quy tắc, quy trình- không phải là ý thức trách nhiệm sao? Vậy thì ông Tenshi và Amelie làm quá tốt công việc này, họ chăm chỉ, họ chịu tìm tòi và họ có năng lực.
Như cô Fubuki, đối với một cô gái đã dành hết tuổi thanh xuân của mình để kinh qua tất cả các vị trí từ thấp nhất đến vị trí như hiện tại. Cô sẽ không hài lòng và đồng cảm với việc một người không thể tính bill như Amelie...Ở đây, tác giả không cho mình cảm giác cô đã cố gắng hết sức dù có thức đêm ngày này qua ngày khác, thân xác kiệt quệ.
Như tác giả, người bị sếp cô lập ngay từ đầu truyện. Cô bị phạt bằng nhiều hình thức khác nhau mà đỉnh điểm là cho cô lau dọn toilet suốt 7 tháng trong khi cô vào công ty với vị trí phiên dịch viên. Lý do cô ở lại công ty là vì văn hóa Nhật người rời khỏi công ty khi chưa hết hợp đồng là một điều nhục nhã và cô tìm được cảm giác "an bình" ở chốn công sở kẻ vào người ra này. Mình thật sự đang tự hỏi công việc của biên phiên dịch đang bị ai cưỡng mất. Và nếu vậy thì cô ở lại công ty cũng chẳng còn ý nghĩa gì- ra đi sớm hơn thì chắc là tiểu thuyết này đã không ra đời.
It touches my heart
Điều mình đặc biệt thích ở tiểu thuyết này là kết truyện mang đến một sự ấm áp. Điều mà cô Fubuki đã làm chắc chắn đó không đến từ thương hiệu tự tế của nước Nhật mà nó thật sự đến từ tấm lòng của cô.
Bản thân mình cũng làm việc với người Nhật, cũng gặp không ít người có tính cách kỳ quái nhưng quy cho cũng việc họ làm đều có mục đích nếu không muốn nói là tốt đẹp. Ở mỗi người mình có thể học được rất nhiều điều hay. Họ giống như một mâm cổ có món bạn thích có món bạn không thích, vậy tội gì phải ăn cho hết. Một ngày chúng ta lại được kinh qua biết bao nhiêu mâm cổ chứ.