Người Việt chúng ta có thói quen dùng những câu thành ngữ để áp dụng ví von trong từng hoàn cảnh. Nhưng qua sự tam sao thất bản và cách đọc lệch lạc về phát âm sai chính tả , nên nghĩa của những câu thành ngữ cũng vì thế mà bị hiểu sai lệch !
Ở đây tôi muốn đưa ra một ví dụ về câu thành ngữ : NGHÈO RỚT MỒNG TƠI . Chúng ta thường để ví về sự nghèo nàn của một ai đó , nhưng để nói NGHÈO RỚT MỒNG TƠI thì chẳng có nghĩa gì cả . Như tôi được biết thì MỒNG TƠI được nói đến là một loại rau , nhưng chữ RỚT ở đây lại là chỉ sự rơi rụng chứ không phải là NHỚT của cây rau MỒNG TƠI mà chúng ta thường thấy.
Vậy để đọc chính xác câu thành ngữ này và ý nghĩa từng câu chữ ra sao , thì mời mọi người hãy kiên nhẫn đọc tiếp !
Chính xác phải là NGHÈO RỚT MÙNG TƠI. Chúng ta hãy cùng phân tích nhé.
TƠI ở đây được chỉ là một đồ vật được bện bằng lá dừa hoặc những loại lá khác nhau , nhưng nhất thiết là phải có một chiếc khung hay còn gọi là MÙNG, đồ vật này thường được dùng nhiều ở miền Trung , đồng bằng Bắc Bộ, hoặc những vùng nông thôn thuần hoá, bà con đi làm đồng thường đeo trên lưng để che nắng và mưa. Vì vậy mà thường gọi là áo TƠI . Qua thời gian sử dụng và dãi dầm nắng mưa , phần lá dần dần rơi rụng và RỚT mòn đi chỉ còn lại phần MÙNG là chiếc khung cùng phần gân lá nên chiếc áo TƠI bây giờ trở nên xơ xác và ta nghĩ ngay đến sự NGHÈO nàn . Vì vậy mà có câu thành ngữ NGHÈO RỚT MÙNG TƠI . Và tại sao mà câu thành nghữ thường được đọc hoặc nói là NGHÈO RỚT MỒNG TƠI , thì mời cả nhà trở lại phần đầu bài viết nhé.
Còn rất nhiều những câu thành ngữ cũng đang bị nói và hiểu sai về nghĩa của nó .
Hì hì nếu được hưởng ứng sẽ viết tiếp vào phần sau ạ. Xin cảm ơn mọi người đã bỏ chút thời gian để đọc bài viết này! Hi vọng sẽ góp phần cho sự TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT!