Kể từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát từ ngày 27/4 đến hôm nay đã hơn 4 tháng và tp Hồ Chí Minh đã thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 15-16 được gần 3 tháng, tuy nhiên 1 thực tế mà chúng ta thấy hàng ngày là số ca nhiễm vẫn cao và chưa có dấu hiệu dịch được kiểm soát. Bất chấp những nỗ lực mạnh mẽ chưa từng thấy của chính phủ và người dân, thậm chí có thể thấy là hiện nay chúng ta đã chấp nhận đánh đổi kinh tế để tránh 1 thảm họa như đã xảy ra ở Ấn Độ nhưng dịch bệnh vẫn không thuyên giảm. Mặc dù truyền thông cố trốn tránh nhưng mình vẫn tự hỏi rằng cuộc chiến này sẽ kéo dài đến bao giờ? Nhất là khi đã xuất hiện những dấu hiệu như bữa cơm ít đi vài miếng thịt hoặc phân vân trước khi bật điều hòa.
Mình cũng như bạn, không thể biết được bao giờ mới hết giãn cách với phong tỏa. Ngay cả cái hạn 16/9 tới đây cũng chỉ là 1 phỏng đoán của chính phủ, rất có thể sẽ có thêm 15, 30 ngày hoặc hơn nữa. Theo gs Phan Văn Trường thì đến tận cuối năm 2023 xã hội mới có thể cơ bản ổn định như thời điểm trước đại dịch, và mình vẫn coi đây là 1 dự đoán lạc quan.
Vậy nên chăng chúng ta phải thay đổi phương án chống dịch?Nhất là khi phương án giãn cách toàn xã hội đã thể hiện rõ rất nhiều tác hại ví dụ như:
- Tiêu tốn quá nhiều tài lực của toàn xã hội
- 80.000 doanh nghiệp phá sản khiến cả triệu người thất nghiệp
- Đẩy chính phủ và nhân dân vào thế đối đầu khi giờ đây việc ra đường mưu sinh cũng đồng nghĩa với phạm pháp
- Gia tăng tỷ lệ tử vong ở những căn bệnh khác
- Và mất đi sự tự do
Tất cả những điều trên liệu có mâu thuẫn với khẩu hiệu:”𝑲𝒉𝒐̂𝒏𝒈 đ𝒆̂̉ 𝒂𝒊 𝒃𝒊̣ 𝒃𝒐̉ 𝒍𝒂̣𝒊 𝒑𝒉𝒊́𝒂 𝒔𝒂𝒖” mà chúng ta cố gắng bấy lâu nay?
Để trả lời câu hỏi ấy thì trước hết chúng ta hãy thành thật với nhau rằng, chính phủ không thể đủ nguồn lực để lo cho tất cả những người khó khăn. Và ngay cả khi, bằng 1 cách kỳ diệu nào đấy chúng ta nhận được viện trợ từ nước ngoài thì bạn cũng đừng quên: Của biếu là của lo, của cho là của nợ. Chẳng bao giờ có bữa cơm miễn phí nữa là vacxin.
Bây giờ chính là thời điểm chúng ta nên quan sát thật kỹ để biết nên đặt niềm tin vào đâu và sẵn sàng cho cuộc sống hậu giãn cách. Bởi dẫu bỏ phong tỏa thì những khó khăn kinh tế cũng sẽ không sớm biến mất, nhất là với những ai đang phải chịu quá nhiều gánh nặng trên vai.
-