GIẢ THUYẾT & LÝ THUYẾT
Nhiều người cứ bảo thuyết này thuyết kia sẽ bị sụp đổ, sẽ bị bác bỏ. Thuyết tương đối hay các lý thuyết cơ học cổ điển có bị sụp đổ hay bác bỏ không?

KHÔNG!
Trước hết là thuyết tương đối và sự nhầm lẫn của mọi người.
Thuyết tương đối tiếng Anh là "Theory of relativity", dịch chính xác là Học thuyết của sự tương đối.
học thuyết còn có thể hiểu là lý thuyết, nên phân biệt với giả thuyết (hypothesis)". "thuyết tương đối" không phải là một giả thuyết.
Giả thuyết khoa học thì mới chỉ là một đề xuất ra một kịch bản, một nguyên nhân nào đó để giải thích cho hiện tượng nào đó mà chúng ta ghi nhận được. Các giả thuyết khoa học thường được các nhà khoa học dựa vào những quan sát trước đó mà không thể giải thích được với các lý thuyết khoa học hiện có.
Các nhà khoa học thường đi theo 6 bước cơ bản để xây dựng một giả thuyết:
1. Quan sát
2. So sánh
3. phân tích
4. Tổng hợp
5. Đặt giả thuyết
6. Chứng minh
Nhưng nếu giả thuyết không chỉ dừng lại ở việc đề xuất ra các kịch bản để giải thích hiện tượng mà bắt đầu chứng minh, tìm ra các tiền đề, định luật phát biểu và có thể chứng minh bằng các phương pháp thực nghiệm, song cũng có thể tiên đoán được kết quả của một thí nghiệm khi xác định cụ thể các điều kiện ban đầu đã cho. Khi đó thì giả thuyết đã trở thành một lý thuyết.
Giả thuyết đề xuất ra để giải thích một điều gì đó thì có thể bị bác bỏ nếu như người ta tìm được các bằng chứng khác không khớp với kịch bản mà giả thuyết đó đã xây dựng. Nhưng cũng có thể sửa đổi, bổ sung lại sao cho giả thuyết nó trở nên logic hơn, hợp lý hơn.
Còn lý thuyết thì đã được kiểm chứng thực nghiệm mới là lý thuyết, các định luật, tiền đề phát biểu trong lý thuyết sẽ không thể bị sụp đổ hay bác bỏ gì hết, chỉ có thể được sửa đổi, bổ sung, lược bỏ cái chưa đúng, thêm vào cái đúng. (ngoại trừ những lý thuyết suông, không đi theo các bước xây dựng cơ bản như đã nêu trên). Kể cả khi người ta có ghi nhận một hiện tượng mới nào không tuân thủ các lý thuyết hiện tại chúng ta đã có, hoặc đi ngược lại lý thuyết nào đó thì lý thuyết đó cũng không sụp đổ được. Thay vào đó người ta lại tiếp tục đi theo từng bước cơ bản như trên(Quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, đặt giả thuyết, chứng minh) để xây dựng một lý thuyết mới giải thích cho hiện tượng đó, tìm ra các quy tắc đang chi phối hiện tượng đó.
Ví dụ:
Trước kia khi mà ông Lomonosov làm thí nghiệm và nhận thấy khối lượng của các chất khi tham gia phản ứng hóa học sẽ không bị hao hụt đi đâu hết, hoặc chỉ chuyển sang dạng khác mà thôi. Như vậy là ông cho ra định luật bảo toàn khối lượng, nếu vào thời đó chắc người ta cũng tin là khối lượng sẽ luôn bảo toàn, không tự mất đi cũng không tự sinh ra đâu.
Nhưng sau này khi mà Einstrin tìm ra công thức E=mc^2, nhận ra rằng năng lượng nội tại của các khối lượng vật chất có thể được giải phóng bằng các phản ứng hạt nhân, sự phân rã hạt nhân hoặc phản ứng nhiệt hạch có thể làm hao hụt khối lượng các hạt nhân và giải phóng năng lượng bức xạ.
Tuy nhiên định luật của Lomonosov cũng không sai, định luật đó sẽ được sửa lại thành: "Trong phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm tạo thành". Định luật này không tính đến các phản ứng hạt nhân.
Hoặc, Newton đã gây dựng nên các lý thuyết về lực, tương tác lực trong chuyển động cơ học. Nhưng sau này khi mà người ta phát hiện ra việc photon không có khối lượng nhưng vẫn bị uốn cong quỹ đạo bởi các thiên thể có khối lượng (chẳng lẽ định luật tương tác hấp dẫn sai), hoặc khám phá ra rằng trong thế giới lượng tử thì các hạt lượng tử không còn tuân thủ theo các quy tắc của cơ học cổ điển Newton, chẳng lẽ mọi lý thuyết của Newton đều sai????
Không, chả ai sai hết. Lý thuyết của Newton lại chỉ được áp dụng cho thang vật chất vĩ mô và các chuyển động cơ học với vận tốc không đáng kể so với ánh sáng, còn các hiện tượng mới được khám phá ra lại được người ta nghiên cứu để xây dựng nên lý thuyết mới, cũng là đi từ việc đề xuất các giả thuyết đấy thôi. Hiện tượng thấu kính hấp dẫn thì được thuyết tương đối rộng giải quyết, các hiện tượng trong thế giới vi mô thì được anh cơ học lượng tử giải quyết. Đó là lý do mà vật lý nó chia ra nhiều ngành khác nhau. Bây giờ chúng ta vẫn có thể áp dụng các công thức trong cơ học cổ điển để tính toán quỹ đạo chuyển động các hành tinh, các thiên thể trong vũ trụ, tính toán được vận tốc cần thiết để vệ tinh quay quanh một thiên thể, tính được gia tốc rơi tự do của các thiên thể,...vân vân.
Lý thuyết không thể bị sụp đổ hay bác bỏ mà chỉ được sửa đổi, lược bỏ cái sai, thêm vào cái đúng để hoàn thiện hơn.
Thực ra việc thay đổi đó không hề ảnh hưởng tới cái cốt lõi ban đầu mà chỉ là giới hạn lại phạm vi áp dụng của lý thuyết đó mà thôi, để người ta còn hiểu là phạm vi của lý thuyết này không thể lấn chiếm sang cái kia.
Các ví dụ đã nêu ra bên trên cũng thể hiện rằng trước khi các hiện tượng mới được khám phá ra thì lý thuyết đó dường như giống một ông trùm, bao quát mọi thứ, nhưng khi khám phá ra hiện tượng mới thì ông "trùm" đó thu hẹp phạm vi lại, nhường chỗ cho lý thuyết mới ra đời, nhưng cũng không bị mất cái gốc, cái cốt lõi.
Định luật bảo toàn khối lượng dường như là đúng cho toàn vũ trụ, rằng bất kể ở đâu khối lượng cũng không bị hao hụt, nhưng khi khám phá ra phản ứng hạt nhân và năng lượng nội tại của vật chất thì định luật bảo toàn năng lượng chỉ còn áp dụng cho các phản ứng hóa sinh thông thường.
Các định luật cơ học cổ điển tưởng chừng như đúng cho toàn bộ sự vận động của vật chất trong vũ trụ, nhưng khi khám phá ra các hạt lượng tử, các hiện tượng liên quan đến không thời gian thì nó lại phải thu hẹp phạm vi với các hệ quy chiếu không mang tốc độ đáng kể so với ánh sáng, và với thang vật chất vĩ mô, nhường chỗ cho anh cơ học lượng tử vi mô và thuyết tương đối.
Hãy nhớ đấy, đi từ các bước cơ bản.
Nếu bạn là nhà khoa học và bạn tìm ra một hiện tượng kì lạ mới mẻ nào đó mà chưa ai giải thích nổi. Bạn hãy đi từng bước một:
1. Quan sát
2. So sánh
3. phân tích
4. Tổng hợp
5. Đặt giả thuyết
6. Chứng minh
Rồi sau đó tìm ra các tiền đề, định luật phát biểu bằng các phương pháp thực nghiệm, cuối cùng là xây dựng nên một lý thuyết khoa học. Cuối cùng thì nhận giải nobel.