Đột nhiên dạo gần đây, sau hàng loạt những vụ việc đau lòng của các bạn trẻ, và dạo một vòng Spiderum. Tôi chợt nhận ra có một số người luôn dùng những lời tưởng chừng là “cao quý” và “mạnh mẽ” như:
“Thế hệ bây giờ toàn snowflake.”
“Ôi tụi nó yếu đuối gần chết.”                                                                 
“Giới trẻ bây giờ chỉ có ăn rồi học mà cũng trầm cảm.”
“Nếu bạn chưa thành công, thì là do bạn chưa cố gắng đủ.”
“Thế hệ bây giờ quá yếu ớt, mới áp lực một chút đã phải giảm stress. Hồi xưa tôi…”
Rất nhiều những lời bình luận và nhận định cho một thế hệ gen Z vừa yếu đuối, vừa rãnh rỗi nên mới trầm cảm cũng như sự so sánh khập khiễng giữa các thời với nhau. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là “GEN Z là một thế hệ thật sự YẾU ĐUỐI? Hay chỉ là trò so sánh khập khiễng và là lối ngụy biện của hội chứng THƯỢNG ĐẲNG THẾ HỆ?”
Hội chứng THƯỢNG ĐẲNG THẾ HỆ - so sánh thế hệ là một sự so sánh khập khiễng và hiển nhiên là nó SAI.
Mỗi thế hệ đều có một nỗi khổ riêng, và tùy thế hệ mà áp lực cũng khác nhau. Vậy nên nếu đem quá khứ “tôi hồi xưa một ngày làm hai ba việc, trèo đèo lội suối…” để so sánh với thế hệ trẻ hiện tại là một lỗi sai về hệ quy chiếu và nhận định cực kì phiến diện.
Việc ở các năm về trước, Việt Nam vừa mới độc lập nên mọi người đều có một xuất phát điểm chung là cùng cố gắng vực dậy nền kinh tế nước nhà. Lúc này thì nghèo ai cũng nghèo, nên sự so sánh về mặt xuất phát điểm dường như là không có.
Sau đó là quá trình hội nhập giúp cho Việt Nam có một lượng lớn công việc, cũng như là việc xin việc làm cũng sẽ dễ dàng hơn. Nếu để so, thì lúc trước chỉ cần học hết cấp ba là có thể có một công việc tốt, còn nếu ai may mắn có thể học đại học thì tương lai nhất định sẽ sáng lạn, và có được một công việc lương khá hơn những người khác.
Còn ở thời điểm hiện tại, dù chỉ là một công việc part-time bình thường thì bạn cũng cần phải có bằng đại học. Thậm chí một số công ty lớn còn đòi hỏi là nhân viên phải có bằng MBA, CPA thì mới tuyển dụng là do thị trường lao động bị quá tải, nên việc tuyển dụng càng trở nên gắt gao hơn.
Ngoài ra, nếu lúc trước chỉ cần biết tiếng Anh cơ bản, hay có bằng A, bằng B tiếng Anh đã được tính là thành phần “tri thức cao” thì hiện tại IELTS 9.0, biết hai ba ngôn ngữ cũng còn khó xin việc làm.
Tôi có thể đưa ra một ví dụ cụ thể nhất là bản thân tôi, và những sinh viên cùng tuổi với mình hiện tại đang học tập và làm việc ở nước ngoài.
Ngoại trừ thời gian lên trường thì chúng tôi còn phải học thêm các chứng chỉ khác để tăng khả năng được tuyển dụng, và phải đi tình nguyện, networking để làm quen người trong công ty, và học các kĩ năng phỏng vấn. Rất nhiều thứ phải làm trong một quỹ thời gian 24 tiếng, và còn phải đi làm thêm để kiếm tiền chi trả cho sinh hoạt phí.
Nhưng sau khi hoàn thành tất cả những việc đó, thì tỉ lệ xin được việc làm cũng rất thấp và rất nhiều áp lực để được nhận một công việc tốt.  
Một ví dụ xa hơn tí là chúng ta vẫn thấy nhan nhản trên mạng xã hội những tiêu đề như “có bằng tiến sĩ nhưng vẫn thất nghiệp.”, hay “IELTS 9.0 nhưng không thể xin được việc làm.” Vân vân và mây mây. Nghe thì có vẻ như xa vời nhưng thật sự là những việc như thế vẫn đang diễn ra và vô hình chung gây áp lực cho những bạn trẻ đang trong độ tuổi đang trưởng thành. Một việc mà những thế hệ trước chưa hề gặp phải vì cơ hội làm việc cao, và nhu cầu tuyển dụng thấp.
Đó là về mặt việc làm. Còn về mặt tâm lý?
Có rất nhiều nhận định từ các thế hệ trước là gọi thế hệ trẻ bây giờ hở ra một chút là “trầm cảm”,  còn họ thì vẫn cố gắng vượt qua được.
Nhưng nhận định này theo tôi là sai, và thiếu kiến thức. Trầm cảm là bệnh được các bác sĩ và hiệp hội y tế quốc tế (WHO) cảnh báo là một căn bệnh nghiêm trọng. Và vì trước đây căn bệnh này vẫn chưa được phổ biến, cũng như là cập nhật kiến thức đầy đủ với người dân vì hậu quả sau chiến tranh, và quá trình đổi mới chỉ đến ngay sau đó. Vậy nên một số bộ phận hiểu sai căn bệnh “trầm cảm” là bệnh do sướng quá, rãnh quá nên mới hình thành. Nhưng thật ra căn bệnh này đã có từ trước, thậm chí họ hoặc những người xung quanh họ (Những người của thế hệ trước) cũng có thể từng là người bị trầm cảm. Và trầm cảm không phải là không thể trị, cũng như không phải ai bị trầm cảm cũng lựa chọn quyên sinh.
Triệu chứng và cách điều trị cho căn bệnh trầm cảm có rất nhiều, nhưng bệnh tâm lý cũng giống như bệnh trên cơ thể. Tùy người thì có triệu chứng khác nhau, có người cảm ho sốt không cần phải đi bệnh viện, nhưng có người thì cần phải điều trị y tế đầy đủ. Kháng thể của mỗi người mỗi khác về cả mặt thể chất và tinh thần. Nhưng quan trọng là phải hiểu bệnh về tinh thần là gì thì mới có thể nói tiếp được.
Vậy nên, việc thiếu kiến thức trầm trọng, và tư tưởng không chịu đổi mới đã dẫn đến tình trạng không chấp nhận thực tại. Cũng như là không thông cảm, thấu hiểu cho một thế hệ trẻ vừa sống dưới áp lực “phải giỏi giang” từ chính những thế hệ đi trước, vừa chịu áp lực từ khủng hoảng kinh tế, và dịch bệnh.
Tóm lại, tôi tôn trọng việc mỗi thế hệ có một nỗi khổ riêng. Và nỗi đau về mặt tinh thần và cảm xúc là không thể đo lường và không ai có thể hiểu được một người khác đã cố gắng như thế nào, và đang chống chọi với những nỗi đau tinh thần ra sao. Thế nên tốt nhất là đừng so sánh, và tốt hơn nữa là hãy cập nhật thông tin, cũng như là bổ sung kiến thức cho chính mình về các căn bệnh về tâm lý, cũng như là hãy đổi hệ quy chiếu để nói đến các bạn trẻ.
Đừng đứng ở cái đỉnh của mình để nói người khác khi đỉnh của mình chỉ là xuất phát điểm của họ. Xã hội thì càng ngày càng phát triển, vậy nên mỗi người cũng nên cố gắng phát triển theo xã hội, đừng để những tư tưởng lỗi thời và thiếu kiến thức khiến bản thân trở nên kệch cỡm trong mắt chính bản thân mình.
-Nomad’s Mind-
p/s: Mình biết chủ đề này sẽ tạo rất nhiều tranh cãi, nhưng mà
Nhớ follow tụi mình nha: