GDP Việt Nam tăng trưởng cao nhất 12 năm qua, và sự thật có màu hồng như vậy?
*Disclaimer: Mọi nguồn số liệu trong bài viết đều được lấy từ Vnexpress, và nhận định cá nhân của tác giả.* ...
*Disclaimer: Mọi nguồn số liệu trong bài viết đều được lấy từ Vnexpress, và nhận định cá nhân của tác giả.*
Vào ngày 29/12/2022, tổng cục thống kể công bố nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 8,02%, mức kỉ lục - ngoạn mục hơn cả thắng lợi kép cho kinh tế và kiểm soát covid. Tuy nhiên, nếu là người theo dõi tin tức thường xuyên, có thể thấy rằng năm 2023 là một năm đầy biến động từ thị trường bất động sản, thị trưởng vốn - cổ phiếu, cho đến sự sụt giảm đơn hàng xuất khẩu dẫn đến tỉ lệ người lao động thấp nghiệp tăng.
Trước hết, nhân tố nào tạo nên con số tăng trưởng kỉ lục vừa qua? Các chuyên gia nhận rằng do mức nền so sánh thấp, vì 2021 vốn là một năm chịu thiệt hại nặng nề từ Covid-19. Khối ngành dịch vụ đóng góp nhiều nhất 57% [1], tiếp đến là CN-XD và cuối cùng là nông-lâm-thuỷ sản. Đặt biệt là XNK, 9 tháng đầu năm tăng trưởng tốt, và chỉ sụt giảm từ tháng 10.
Tuy nhiên, trái với bức tranh kinh tế tốt đẹp đó, quay lại với màu ảm đảm đầu tiên mang tên bất động sản. “Ngỡ thắng nhanh lại thua sốc”[2], năm 2022, nhiều nhà đầu tư thị trường bđs đặc biêt là ở phía nam đã thấm đòn kiểm soát tín dụng và lãi suất tăng cao cùng với thanh khoản sụt giảm nhanh. Còn với sự kiểm soát chặt chẽ từ Nhà nước với 2 sự kiện “thanh lý” 2 đại gia bđs là T.H.M và V.T.P.
Ngoài ra từ tháng 03/2022, chính phủ tiến hành chiến dịch làm sạch thị trường trái phiếu doanh nghiệp vốn đã mở rộng đến mức nguy hiểm trong 5 năm qua. Rà soát lại mục đích sử dụng sô tiền từ trái phiếu và đưa ra các yêu cầu cao hơn [3]. Cùng với tăng lãi suất, thắt chặt room tín dụng, dẫn đến tình trạng “đói vốn”. Ảnh hưởng nhiều đến các công ty BDS, năng lượng tái tạo và XNK [4].
Tiếp đến là với nhóm công ty XNK, ngành dệt may, cũng tương tự khi “đầu năm thắng lớn, cuối năm trống đơn hàng” [5]. XNK là một ngành có độ biến động thấp vì liên quan đến chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng sự thay đổi chóng mặt trong thời gian ngắn đã làm các DN thay đổi không kịp. Sau dịch Covid, người tiêu dùng ở các thị trường bắt đầu tâm lý “quá mua” tuy nhiên không được bao lâu và nhưng bất ổn chính trị, khủng hoảng năng lương và chính sách siết chặt lãi suất của FED đã gây ra nhiều khó khăn.
Cuối cùng, ảnh hưởng của lạm phát và giá cả lương thực tăng cho xung đột Ukraine - Nga cùng các biện pháp trừng phạt bởi phương tây. Dẫn đến nhu cầu về đơn hàng xuất khẩu giảm, khiến các nhà máy phải giảm lương hoặc sa thải nhân viên [6;7]
Và dù đạt được con số kim ngạch xuất nhập khẩu ấn tượng 700 tỷ USD. Tuy nhiên hơn 74% lại đến từ các doanh nghiệp FDI. Nhận định từ chuyên gia, năng lực xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước, vừa và nhỏ là chưa cao.
Tổng kết rằng, dù đạt thành tích ấn tượng với chỉ số GDP, nhưng những khó khăn vẫn còn đó khi cuộc chơi sẽ ngày càng khó khăn hơn. Trước làn sóng đón đầu sự dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, Việt Nam cần phải thích nghi với sự thay đổi chóng mặt của nền kinh tế toàn cầu hơn nữa. Trích tiêu đề một bài trên mục góc nhìn của Vnexpress: “Việt Nam đã có cơ hội nhưng chưa sẵn sàng.” - tiêu đề cũ.[8]
Le 19/01/2023
Nguồn:
[1]:
[2]:
[3]:
[4]:
[5]:
[6]:
[7]:
[8]:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất