Mình đã đọc đi đọc lại Gastby vài lần, và gần đây chợt nảy ra một suy nghĩ kỳ lạ. Rất có thể Scot Fitzgerald đã gửi gắm mong muốn du hành thời gian, ngược về quá khứ trong đoạn kết tác phẩm của mình.
Về các phong cách kết thúc. ‘Một cái kết có xu hướng tiết lộ ý nghĩa (hoặc thiếu nghĩa) về mọi thứ xuấthiện trước nó. Đó là cơ hội để tác giả kết thúc các sự kiện trước đó bằng một lời giải thích đặt chúng vào một bối cảnh rộng hơn—hoặc một cơ hội để tác giả không làm điều đó một cách cụ thể. Nói chung, kết thúc có nhiều phong vị khác nhau.:
Giải thích trực tiếp: Những kết thúc này cho chúng ta biết cảm nhận về cuốn sách. Ví dụ, hãy nghĩ về truyện ngụ ngôn của Aesop, mỗi truyện đều kết thúc bằng một bài học đạo đức rõ ràng, hoặc nghĩ về tiểu thuyết thời Victoria (như của Charles Dickens) kết thúc bằng việc người kể chuyện trao phần thưởng cho những nhân vật tốt và trừng phạt những nhân vật xấu. Những kết thúc này khép lại thế giới của cuốn tiểu thuyết, gói gọn nó trong một chiếc nơ gọn gàng.
Kết nối bên ngoài: Kết thúc cũng có thể là cách để người đọc mở thế giới tiểu thuyết vào thế giới thực. Kiểu kết thúc này có thể đặt câu hỏi cho người đọc như một kết thúc (như The Sun also Rises
của Hemingway).
Trừu tượng Triết học: Cuối cùng, các kết thúc có thể thu nhỏ toàn bộ thế giới của cuốn tiểu thuyết và trở thành nơi để phân tích sâu hơn về bản chất của cuộc sống hoặc con người. Kiểu kết thúc này thường phản chiếu và có thể dễ dàng tách rời khỏi mọi thứ đã đến trước đó để hình thành nên triết lý sâu sắc của riêng nó.’
Cái kết của Gastby thiên về trường hợp sau cùng. Ở dòng cuối, “Gatsby believed in the green light, the orgastic future that year by year recedes before us. It eluded us then, but that's no matter—to-morrow we will run faster, stretch out our arms farther. .
. . And one fine morning——So we beat on, boats against the current, borne back
ceaselessly into the past.”
“Gastby tin tưởng vào cái ánh sáng xanh ấy, cái tương lai mê đắm mà năm lạinăm cứ xa dần khỏi ta. Nó trốn tránh ta, nhưng điều đó không quan trọng- ngày mai, chúng ta sẽ chạy nhanh hơn, vươn tay ra xa hơn, những con thuyền ngược
sóng, không ngừng trôi về miền dĩ vãng”.
Câu cuối, nếu không đặt vào ngữ cảnh thì sẽ là một câu kỳ cục và khó hiểu nhất trần đời.
Ngày nay phim ảnh phát triển nên người ta biết nhiều về việc du hành thời gian, nhưng những năm đầu của thế kỷ 20, khi người Mỹ còn đang bận dõi theo bong bóng chứng khoán thì người ta ít nghĩ về vấn đề này. Ngay từ thế kỷ 17 người ta đã đo được vận tốc ánh sáng là một hằng số c bằng sấp sỉ 300 nghìn km/h, đấy là tối cao vận tốc của vũ trụ, không gì có thể nhanh hơn nữa. Như trọng truyện DC, có một lý thuyết rằng hễ anh chạy nhanh như ánh sáng, anh sẽ có thể thấy mọi thứ chậm lại, và nhanh hơn nữa thì anh tua ngược được thời gian giống như tua một cuộn phim, có thể trở về bất cứ thời điểm nào trong quá khứ, có các nhân vật di chuyển siêu nhanh là các Speedter như The Flash, có khả năng này. Tất nhiên đó chỉ là một viễn tưởng, nhưng có thể Fitzgerald đã có cái suy nghĩ ấy khi viết những dòng này:“Gastby tin vào đốm sáng màu lục ấy” , “ tương lai đã trôi về phía sau”, “ chúng ta sẽ chạy nhanh hơn, vươn tay ra xa hơn”, “những con thuyền rẽ sóng ngược dòng, không ngừng trôi về quá khứ”. Có thể ông đã ngờ rằng nếu cứ đi ngược dòng mãi, với một tốc độ thật nhanh, vượt qua ánh sáng, thì thời gian sẽ quay lại điểm ban đầu của nó. Từ borne vừa có nghĩa là “gánh nặng”- vừa có nghĩa là vận chuyển, lại có một nghĩa nữa là ”sinh ra”: con người vừa bị quá khứ kéo tuột lại, vừa không ngừng tiến lên phía trước, thật nhanh để níu giữ lại quá khứ ấy. Những con thuyền ở đây là những con thuyền của người Hà Lan,đi khắp đại dương, là ẩn dụ cho khao khát của con người không ngừng vươn ra khám phá thế giới, muốn nắm vận mệnh-thứ luôn chịu chi phối bởi các sự kiện trong quá khứ- trong tay, việc ngược dòng về quá khứ là cách để anh quay ngược kim đồng hồ, trở về sửa chữa những sai lầm quá khứ, những giấc mơ dang dở và kiến tạo lại tương lai cho tươi đẹp hơn, một giấc mơ, một khát khao như Icarus mơ mặt trời, mãi mãi không thể thực hiện được.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất