[FO6]TẠI SAO TA KHÔNG ĐÓI "THỜI TRANG"?
tức giải trí - xã hội Việt Nam. Đưa tin nhanh nhất : thời trang, video ngôi sao, phim ảnh, tình yêu học đường các chuyển động xã hội Star Tin tức mới nhất về scandal hậu trường chuyện của Đời sống Cập nhật thông tin nhanh nhất về các trào lưu
Sau một thời gian chúng ta ở một mình, ít giao du, ít đi lại, ít khoe(chẳng có gì mới để khoe và cũng chẳng gặp ai để khoe), liệu có ai thấy cuộc sống ít cần và bớt dần những HAM MUỐN VỀ MẶC ĐẸP không? Đây sẽ là câu hỏi mà chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời trong bài này.
Mào đầu một tí. Mấy tháng nay VF không lên bài vì lockdown. Nghe có vẻ không liên quan lắm nhưng mà việc chúng ta ở một mình một thời gian dài cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tâm tư tình cảm nên mood cũng down chút chứ không phải cạn chữ đâu. Nhưng cũng từ sau thời gian lockdown, VF cũng muốn nói lên một vài nhận định mới về thời trang với cuộc sống. Hy vọng mọi người ủng hộ seri triết học này nhé.
Lại cùng nhau bàn luận về thời trang. Vậy "thời trang" là gì? Hãy cùng tôi bỏ vào chum một vài định nghĩa nhé.
Trong tiếng Việt, thời trang gồm phần "thời" của "thời đại", "thời cuộc", "thời điểm", vân vân các thứ thời có liên quan. Tựu lại là phần "thời" có nghĩa nói về nhưng gì liên quan "hiện tại". Okay, phần thời nghe đã thấy quan trọng rồi. Phần "trang" thì đương nhiên nhiên là nhắc tới "trang phục" rồi. Là quần áo, là vải vóc, là ti tỉ các thứ ta có thể treo lên lên cơ thể.
Theo cách hiểu phổ thông thì thời trang là cách ta trưng bày các thứ nằm ngoài cơ thể cho hợp với điểm đương thời. Như họ nói "Bạn mặc thời trang đấy". Nói đến đây cũng có thể suy luận ra đủ thứ nhưng hãy gượm đã, ta cần xem thêm cách Tây phương định nghĩa "thời trang".
Cái từ "fashion" có gốc rễ từ tiếng Pháp cổ, có một từ để nói về thời trang là façon(đọc là pha-sông)(điều này có ý nghĩa quan trọng ở đây vì Pháp hay Tây Âu luôn được coi là trung tâm và cái nôi của thời trang thế giới). Từ thế kỷ 15, người ta đã dùng từ này nhưng với nét nghĩa rất hiện đại, "fashion" là để nói về trang phục và lối sống của những tầng lớp xã hội trung lưu, thượng lưu.
Rồi, đến đây thì ở mọi xã hội Tây phương hay xã hội Việt Nam đều có sự nhầm lần khi ta dùng hai từ "FASHION"(thời trang) và "CLOTHING"(quần áo mặc) như hai từ đồng nghĩa trong khi về bản chất, hai khái niệm có điểm khác biệt to lớn. Trong khi cái "thời trang" mang nặng những ý nghĩa về miêu tả ý kiến, luôn luôn mang kèm một thái độ nào đó khi ta nói về "thời trang". Ví dụ như "mặc không hợp thời trang", "hắn ta có kiến thức về thời trang", hay đơn giản là "đó là một chiếc áo có tính thời trang". Ta không thể nào nói "đó là một món đồ có tính chất của quần áo mặc" mà giữ nguyên được ngữ nghĩa như câu trước đó.
Tôi không dành nội dung của bài viết này để đi sâu giải thích về mặt ngữ pháp học nhưng việc chúng ta đánh đồng "thời trang" và "quần áo mặc" dẫn tới việc chúng ta không hiểu bản chất của thời trang hay thứ mà VF hướng tới.
Quay lại giải thích chủ đề chính. Tại sao chúng ta không mặc đẹp và ít ham muốn mặc đẹp khi ở một mình?
Đó là vì "thời trang" của chúng ta qua việc ứng dụng "quần áo mặc" không đáp ứng được cái nhu cầu tối thượng của nó. Đó là để PHÂN BIỆT, để phân tách người có quần áo mặc này, với những người có quần áo mặc khác.
Đầu tiên, khi ta nói về "thời trang", nét nghĩa chủ đạo không đơn thuần là để chỉ cái quần áo trên cơ thể mà chúng ta muốn nói về các mối liên quan về mặt xã hội của nó. Ví dụ như "kiểu thời trang này thì NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO sẽ mặc". Nếu nói một cách đơn giản hơn, thời trang giống như là cái cách một người thể hiện bản thân họ như thế nào, thay vì ta nói chính xác về thù hình của món đồ họ mang trên người. Và khi chúng ta bị giới hạn tiếp xúc với người khác, chúng ta không còn đối tượng để thể hiện bản thân và cái tôi nên chúng ta không cần làm điều đó nữa. Ta không thể hiện, và ta không "thời trang".
Thứ hai, thời trang là công cụ để chúng ta chọn vai trò trong xã hội tùy theo môi trường và thời điểm. Qua thời trang ta có thể thể hiện rằng tôi là một người nghiêm túc(không mặc màu chói), một người ít mối lo(ăn mặc xuề xòa), một người đáng tin tưởng(mặc đồ âu phục),... Và ta không phải chọn vai trò khi không phải tham gia các cuộc giao tiếp xã hội.
Điểm tiếp theo thì rất đơn giản, "thời trang" không như "quần áo mặc", thời trang là một thứ thêm vào, một món cộng thêm, giống như khi nấu ăn mà ta cho thêm bột ngọt vậy. Nó không cần thiết như "quần áo mặc", là một thứ thiết yếu với cuộc sống con người, để bảo vệ da, để giữ ấm,...
Quan trọng hơn cả, thời trang là một CÔNG CỤ dành cho việc tương tác của con người với xã hội. Chúng ta sử dụng thời trang như một món minh chứng cho quyền lực, minh chứng cho kiến thức(mặc suit, đeo kính,...), minh chứng cho nhóm xã hội("dân thể thao", "dân làm nhà nước",...), minh chứng cho vị trí xã hội(bình dân, trung lưu, thượng lưu). Đó cũng là lý do tại sao chúng ta phải chạy đua đi mua các món đồ designer, thứ nhất là để làm minh chứng để đưa chúng ta vào vòng tròn tương tác của nhóm người giàu, và phát sinh sau đó là minh chứng cho quyền lực về tài chính của người mặc.
Trải qua các công việc với trách nhiệm phải tiếp xúc với nhiều nhóm người, bản thân tôi cảm nhận được rất rõ ràng việc khi một người qua quần áo họ mặc có thể chọn nhóm tương tác phù hợp với mình. Chúng ta nhìn vào thời trang để đánh giá phẩm chất con người như kiến thức, tính cách, khả năng tài chính trước khi bắt đầu giao tiếp. Ở các môi trường có mật độ tiếp xúc cao như trường đại học, ta có thể thấy rõ việc các sinh viên chọn bạn để giao tiếp thông qua thời trang. Cụ thể, các học sinh trong nhóm gia đình thượng lưu sẽ có những điểm chung(kiến thức, quan niệm, cách nhìn nhận) ở thời trang khác với các học sinh trong nhóm gia đình trung lưu hay bình dân và tương tự. Thực vậy, thời trang là một công cụ hữu hiệu để phân nhóm xã hội và phân loại giao tiếp các đối tượng có cùng một background chung. Nếu ta nghĩ đến tận cùng của vấn đề thì sử dụng thời trang cũng phù phiếm như tiền bạc vậy(hay là không?). Nhưng nó là một loại kỹ năng phải có của giới thượng lưu, nếu không có nó thì họ chắc chắn đã bị đẩy ra khỏi bậc xã hội của mình. Bậc xã hội càng cao thì cơn đói tiêu thụ thời trang càng nhiều và cao cấp hơn.
Trong khoảng thời gian giãn cách diễn ra, khi mà tất cả các tương tác xã hội giảm về mức tối thiểu. Thời trang như một công cụ mà chúng ta ít phải dùng đến hay thay mới, việc này giúp giải thích cho sự giảm ham muốn với thời trang của chúng ta.
Hết.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất