[FO8]TẠI SAO THỜI TRANG DẦN TRỞ NÊN PHI GIỚI TÍNH
Cách tiếp cận của thị trường thời trang tới người mặc đang ngày càng thông mình hơn khi nó đáp ứng và giải tỏa những mong muốn thầm...
Cách tiếp cận của thị trường thời trang tới người mặc đang ngày càng thông mình hơn khi nó đáp ứng và giải tỏa những mong muốn thầm kín của người mặc. Thời trang từ các sàn diễn cao cấp đến những cửa hàng phổ thông, qua cách truyền thông và quảng bá dần thấm hút tư tưởng giải phóng, cho người mặc sự tự do trong việc thể hiện bản thân mình và giảm bớt những định kiến về một vẻ nam tính hay nữ tính điển hình.
Để mở đầu thì tôi sẽ đi qua góc nhìn của tâm lý học.
Theo nhà phân tâm học Carl Jung, tâm trí của chúng ta được chia làm nhiều các cấu phần khác nhau. Một phần trong đó là persona(có thể là hiểu nhân vật hoặc mặt nạ) là một loại tính cách cụ thể mà chúng ta tạo ra để phù hợp hơn với môi trường xung quanh và là bộ mặt mà chúng ta muốn những người xung quanh tiếp nhận, khi chúng ta ở một mình thì sẽ bỏ lớp mặt nạ này xuống.
Phần đối diện của lớp mặt nạ kia được gọi là the shadow(phần thủy nguyên) là nơi tồn tại các khao khát sâu thẳm của mỗi con người, nhiều khi nó là những ham muốn không thực sự phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Một biểu hiện cho sự tồn tại của phần thủy nguyên này là khi trong chúng ta nhìn thấy và có phản ứng nóng giận với những tính xấu mà ta nhìn thấy ở những người khác.
Bên trong phần thủy nguyên lại tồn tại hai phân loại khao khát đó là animus và anima. Animus là phần đại diện cho SỰ NỮ TÍNH trong mỗi người đàn ông và anima đại diện cho CÁI NAM TÍNH trong mỗi phụ nữ.
Theo Carl Jung, khi SỰ NỮ TÍNH trong mỗi người đàn ông bị kìm nén, không được thể hiện ra thì những phẩm chất nữ trong họ sẽ bộc phát theo chiều hướng tiêu cực: sự yêu thương, mềm mỏng, trung thủy trở thành tính cuồng ái, muốn chiếm hữu; Óc tưởng tưởng bay bổng trở thành xu hướng suy nghĩ ảo tưởng;...
Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với phái nữ khi họ cố kìm nén những phẩm chất nam tính trong mình. Sự quyết đoán của họ trở thành tính hiếu chiến; Sự thích phân tích, lý luận trở thành tính thích tranh cãi, hùng hổ;...
Carl Jung tin rằng, để một cá nhân có thể hoàn thiện mình, hình thành cái tôi và trở nên miễn nhiễm với các vô thức tập thể(collective unconsciousness) hay là để có tính tự tin, tự tôn trong bản thân thì một người phải biết chấp nhận phần thủy nguyên của chính mình.
Vậy là cái cách tiếp cận của thị trường thời trang tới người mặc đang ngày càng thông mình hơn khi nó đáp ứng và giải tỏa những mong muốn thầm kín của người mặc. Thời trang từ các sàn diễn cao cấp đến những cửa hàng phổ thông, qua cách truyền thông và quảng bá dần thấm hút tư tưởng giải phóng, cho người mặc sự tự do trong việc thể hiện bản thân mình và giảm bớt những định kiến về một vẻ nam tính hay nữ tính điển hình.
Văn hóa đại chúng và thời trang hiện đại đã trải qua nhiều xu hướng chuyển dịch, khi nam giới cảm thấy thoải mái hơn khi có thể bày tỏ phần nữ tính ở trong mình cũng như phái nữ được quyền thể hiện cái nam tính trong nội tại.
Ví dụ như làn sóng văn hóa như punk grunge, tạo ra một cộng đồng khi mà đàn ông hay phụ nữ có thể mặc những món đồ của nhau. Tương tự, văn hóa hiphop khi được đại chúng hóa giúp nữ giới cảm thấy thoải mái khi mặc những món đồ oversize, như việc chấp nhận cái phần tính cách xuề xòa của nam giới.
Những hình ảnh cụ thể như việc nam giới sơn móng tay như Brad Pitt, MGK, Johnny Depp(vốn là những người truyền tải một hình ảnh rất manly), đeo vòng cổ ngọc trai như ASAP Rocky, hay điển hình nhất là việc đàn ông mặc những món đồ họa tiết hoa hay những món đồ màu hồng(you know Binz) thể hiện rằng sự nam tính của một người là từ bản chất cái tôi của họ chứ không phải được định đoạt bởi những gì họ mang trên người. Nữ giới có thể thoải mái mặc một chiếc flannel cùng quần jeans mà không phải là váy hoa tay phồng.
Bên cạnh thời trang, những cử chỉ mềm mại của nam giới và mạnh mẽ của nữ giới ở một mực độ, không còn được coi là một điều phản cảm đối với truyền thống giới tính mà lại là một nét hấp dẫn của riêng họ, nhất khi chúng ta có thể nhìn thấy điểm tương đồng ở một người khác giới.
Một ví dụ rất hay khác tại Việt Nam dù đã diễn ra rất lâu nhưng có thể coi là một khởi đầu trong sự khai phóng cho phong cách vượt qua những định hình về giới tính là hình ảnh ca sĩ Mỹ Linh. Thời điểm album Tóc Ngắn ra mắt năm 1998, Mỹ Linh gắn liền với mái tóc rất con trai, thời trang đơn giản với sơ mi trắng và quần jeans, khi mà ở thời điểm bấy giờ, phong cách tomboy là một thứ xa lạ với đại chúng, khó tiếp cận khán giả hơn một nữ ca sĩ đẹp truyền thống, mềm mại. Tuy vậy, album vẫn thành công vang dội với những bài hát rất tình yêu và nữ tính. Hình ảnh của cô Mỹ Linh với album Tóc Ngắn như một cách tiếp cận lạ với khán giả, nhưng một cách rất chủ đích chạm được tới tâm lý sâu thẳm của số đông khi họ có thể đồng cảm với nét mạnh mẽ con trai trong một cô gái nhưng lại yêu một cách rất yếu đuối và nữ tính.
Nếu ở góc nhìn kinh tế, việc phong cách thời trang trở nên phi giới tính là một hướng đi thông minh của các nhãn thời trang hiện nay, với mục tiêu tạo ra sức tiêu thụ từ cả 2 giới. Và bên cạnh đó, nó cũng mang những nét tích cực và khai phóng cho việc hình thành phong cách sống riêng, đề cao cá nhân hóa trong xã hội hiện tại.
Nếu bạn thấy thích những nội dung thời trang, hãy theo dõi page của chúng mình tại: facebook.com/Vietnamfabrics
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất