(1) Ngôn ngữ mà những người thuộc trường phái Epicureanism nói về người đứng đầu của họ khá đặc biệt nếu so sánh với những trường phái khác. Nếu những người Stoic được hỏi về ai là người gần nhất với lý tưởng của họ về thánh nhân, thì họ sẽ thú nhận ngay cả Zeno, người sáng lập ra trường phái, cũng còn nhiều thiếu sót; và họ cũng không sẵn sàng chấp nhận rằng Socrates hay Diogenes của phái Yếm Thế có thể đạt đến mức thánh nhân. Nhưng ngay khi Epicurus còn sống ông cũng đã được coi như thần thánh, đấng chí tôn ... Đối với Lucretius (nhà thơ La Mã nổi tiếng sau này của trường phái), Epicurus vĩ đại và có tâm hơn bất cứ một vị thần thánh nào mà những người cùng thời tôn thờ: những lời của Epicurus là những lời vàng ngọc, thậm chí đáng trân trọng nhất trong toàn bộ lịch sử con người.
Phụ trách ảnh: Phạm Google
Phụ trách ảnh: Phạm Google
Epicurus sinh năm 341 trước công nguyên tại Samos, một hòn đảo ở Địa Trung Hải gần Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Hồi ấy Samos là thuộc địa của Hy Lạp (hay chính xác hơn là của Athens). Cha mẹ ông là những người Athens di cư đến hòn đảo mới này để lập nghiệp. Cha ông là thầy giáo, trong khi mẹ ông lại theo tâm linh và thường đi chữa bệnh bằng đức tin.
(2) Một điểm rất thú vị là hồi nhỏ, khi còn trên đảo Samos, Epicurus thường theo mẹ đi thăm nhà những người dân làng trong vai trò là một người đoán biết tương lai và chữa bệnh bằng đức tin. Rõ ràng là Epicurus đã nhìn thấy nhiều điều hại hơn là tốt đẹp từ nghề nghiệp của mẹ mình (để cuối cùng tìm mọi cách gạt bỏ toàn bộ ảnh hưởng của tôn giáo trong triết lý của ông).
Epicurus bắt đầu tìm hiểu về triết từ khá sớm, tầm tuổi 12 đến 14. Hứng thú này được cho là đến từ việc các giáo viên đã không thể cho ông một lời giải thích thỏa đáng khi ông hỏi họ về ý của Hesiod khi Hesiod nói rằng khởi nguồn của tất cả là hỗn loạn, rồi hỗn loạn biến thành sự sống, và từ hỗn loạn mà trái đất, thần Eros, tối tăm và bóng đêm được sinh ra.
Có một điểm khá thú vị mình nhận thấy, là những người thực sự thông thái, thường lại không được khỏe mạnh. Ví dụ như ở Stoicism (chủ nghĩa khắc kỷ) thì Seneca bị hen suyễn từ nhỏ, còn hoàng đế Marcus Aurelius thì cả đời bệnh tật, không bao giờ thực sự khỏe mạnh. Với Epicurus thì:
(3) Epicurus từ khi sinh ra đã không được khỏe mạnh. Hồi nhỏ, từ các nguồn còn lưu lại, ta biết ông ấy yếu đến nỗi phải được đỡ mới có thể đứng dậy từ ghế ngồi, và mắt thì yếu đến nỗi không thể nhìn thẳng vào mặt trời hay ngọn lửa. Da ông ấy cũng rất nhạy cảm đến nỗi nếu mặc thứ gì khác ngoài chiếc áo chẽn đều là không thể chịu nổi.
Khi 18 tuổi Epicurus đến Athens để thực hiện nghĩa vụ quân sự trong 2 năm, sau đó ông lang bạt trên khắp mọi miền Hy Lạp trong 15 năm, dạy học và gây dựng triết lý cho trường phái của mình. Ở tuổi 34 ông trở lại Athens, mua một ngôi nhà với khu vườn, nơi ông mở ra một cộng đồng triết học với những người bạn của mình, bao gồm cả phụ nữ và nô lệ.
(4) Quây quần quanh chiếc bàn trong Khu Vườn (The Garden), đàn ông và phụ nữ lắng nghe một cách chăm chú ‘thầy’ của mình (thầy đây được hiểu theo nghĩa người đứng đầu trường phái, vì thực ra thì mọi người vừa là bạn vừa là học trò của Epicurus). Tất cả bọn họ đều đồng ý rằng Epicurus là người thầy vĩ đại nhất. Ông ấy đã dày công nghiên cứu và xây dựng hệ thống triết lý của trường phái, cải thiện nó, làm nó vững vàng hơn qua những cuộc đàm đạo với mọi người xung quanh. Ông ấy cởi mở trước những câu hỏi, kiên nhẫn với những hiểu nhầm sai lệch, và khoan dung với những quan điểm đối lập. Mặc cho những ốm yếu khiếm khuyết về thể chất, niềm vui sống của ông luôn hiển nhiên và lan tỏa. Mọi người cảm thấy yêu đời, yêu bản thân hơn, chỉ vì được ở quanh ông.
Ảnh phác họa The Garden - cộng đồng Epicurean. Phụ trách ảnh: Phạm Google.
Ảnh phác họa The Garden - cộng đồng Epicurean. Phụ trách ảnh: Phạm Google.
Ông làm việc rất nhiều. Ước lượng ông viết 300 cuốn sách, nhưng đáng tiếc là gần như tất cả đều đã thất truyền. Đề tài của chúng rất rộng, từ khoa học vật lý, thiên văn học, đạo đức học, tâm lý học, nhận thức học, lý thuyết về ngôn ngữ, vv.

Nhưng có lẽ người ta không biết đến và coi trọng ông bởi những cuốn sách của ông, mà bởi chính cách ông đã sống được cuộc đời mình đúng như những nguyên tắc trong hệ thống triết lý ấy.

(5) Thái độ kỷ luật với khoái lạc hưởng thụ cũng như việc hạn chế triệt để những thứ mà người đời vẫn coi là giá trị được chứng minh bởi chính cuộc đời của Epicurus, người thực sự thực hành triệt để những nguyên tắc mình đưa ra. Trước nhất, ông lánh xa khỏi chính trường, và sống cùng bạn bè, cả nam lẫn nữ, trong một cộng đồng tách biệt với bên ngoài – Khu Vườn với tường chắn xung quanh. Ông sống đúng với lời dạy của mình: sống một cuộc đời ẩn dật xa lánh chính trường. Thứ hai, ông sống rất giản dị, đặc biệt trong ăn uống. Ông không ăn thịt, không uống rượu (Lưu ý: cái này có nguồn lại ghi là mỗi ngày được dùng một chén rượu nhạt nhé), và một lần trong thư cho bạn đã hồn nhiên hỏi xin một ít pho mát như điều gì đó xa xỉ vậy. Thứ ba, ông dành thời gian của mình cho những hoạt động với mục đích thanh tao – trau dồi bản thân, viết lách, dạy học, đàm đạo với bạn bè, và suy ngẫm. Thứ tư, giống Jesus, ông nói không với nhục dục, nhưng đồng thời lại có thể hoàn toàn thoải mái khi vây quanh bởi những người phụ nữ, cả phụ nữ tự do cũng như những người phụ nữ nô lệ.
Đến nỗi:
(6) Theo Diogenes, số lượng bạn bè của Epicurus còn nhiều hơn cả một thành phố
Dù có thể có chút yếu tố phóng đại trong lời nói ấy của Diogenes, thì đây vẫn là một điểm rất thú vị: khi một người chủ trương tránh chính trường, tránh đám đông và tự xây dựng một cộng đồng thu nhỏ cho mình lại có thể chính là người quen biết rộng và được mọi người yêu mến đến như vậy.
Epicurus luôn được bao quanh bởi bạn bè, những người không những thông thái, mà rất nhiều còn xuất thân quý tộc và có địa vị. Phụ trách ảnh: Phạm Google
Epicurus luôn được bao quanh bởi bạn bè, những người không những thông thái, mà rất nhiều còn xuất thân quý tộc và có địa vị. Phụ trách ảnh: Phạm Google
Và cuối cùng, cũng giống như Socrates - dùng cái chết để làm sáng ngời thêm những phẩm cách của con người (dũng cảm, thông tuệ), thì chính cái chết của Epicurus cũng là một nguồn cảm hứng lớn cho những người đang theo đuổi con đường tìm đến sự thông thái và bình thản trong tâm hồn này (mà Seneca là một ví dụ cụ thể).
(7) Năm 270 trước công nguyên Epicurus mất tại Athens. Ông phải chịu đựng rất nhiều đau đớn trong vài tuần trước khi chết, bởi hai căn bệnh sỏi thận và loét dạ dày. Nhưng đến tận những phút giây cuối cùng của cuộc đời tâm trí ông vẫn không bị ảnh hưởng: Ông viết trong thư cho một người bạn rằng ông vẫn có được niềm vui trong những cuộc trò chuyện và những bức thư, và những ký ức về bạn bè.
Những trích dẫn tiếng Anh:
(1) The language in which the Epicureans speak of their master is quite unlike that of any other philosophical school for its founder. When the Stoic is asked to point out an historical type of his ideal wise man, he confesses the shortcomings even of Zeno, and is unwilling to affirm that either Socrates or Diogenes the Cynic will stand the test and present an incarnate paragon of goodness and wisdom. But even in the lifetime of Epicurus we have seen the almost divine worship of which he was the object … To the Roman Epicurean poet his master seems a grander and more beneficent being than any of the gods whom his countrymen held in reverence : his words are golden words, ever most worthy of an endless life.
(2) Interestingly, in Epicurus's youth on the island of Samos, he often accompanied his mother, Chaerestrata, on her visits to peasants in her role as fortune-teller and faith healer. Apparently, Epicurus eventually saw more harm than benefit in his mother's occupation.
(3) Epicurus had been from infancy of rather feeble health. In his boyhood, it is said, he was so weak that he had to be lifted down from his chair, and so blear-eyed that he could not bear to look upon the sun or fire. His skin, too, was so tender that any dress beyond a mere tunic was unbearable.
(4) At the table in Epicurus's Garden, the men and women are listening attentively to the Master. They all agree that Epicurus is the best teacher they could have. He has thought about his philosophy long and hard, honing it in his discussions with others. He is welcoming of his students' questions, patient with their misunderstandings, tolerant of opposing views. In spite of his obvious physical infirmities, his joy in simply being alive is palpable and infectious. People feel good about life and themselves merely by being in his company.
(5) The negative attitude toward pleasure and the minimizing of all the worldling's chief values are perfectly illustrated by the life of Epicurus himself, who was a master practitioner of his own doctrines. First, he withdrew from active participation in the social and political life of Athens and secluded himself with friends, both men and women, in a walled Garden. He followed his own precept lathe biosas ( " Live the obscure life " ) . Second, he lived a simple life, especially as regards diet. He ate no meat, drank no wine, and once in a letter to a friend he naively asked for a potted cheese as a special luxury. Third, he spent his time in unworldly pursuits-study, writing, teaching, conversation, contemplation. Fourth, like Jesus, he avoided sexual contacts but at the same time laid himself open to scurrilous jibes by surrounding himself with female disciples, both free and slave.
(6) According to Diogenes, the number of the friends of Epicurus was so great that they could not have been counted by whole cities
(7) In the year 270 b.c. Epicurus died at Athens. For a fortnight before his end he had suffered much fi-om obstruction by stone in the bladder.' But up to the last moment his intellect was unimpaired: he dwelt both in conversation and his letters, on the memories of philosophic fellowship
A Dreamer