[Epicureanism - P1] – Chủ nghĩa khoái lạc có thực sự hướng con người ta đến khoái lạc
Series giới thiệu khái quát về trường phái Epicureanism và những điều bạn có thể học được từ nó.
" It is my belief however much my fellow-Stoics may disagree with me, that the teaching of Epicurus is holy and right; pleasure with him is reduced to something small and slender, and the very law which we impose on virtue he lays down for pleasure : he bids it obey nature. And, therefore, I shall not say, like many of the Stoics, that the sect of Epicurus is a guide to vice; but this I say, it has a bad name, an ill-repute, and that undeservedly. Its countenance gives room for such stories, and suggests wrong expectations. It is like a brave man dressed as a woman" - Seneca Dịch: “Dù anh em Stoic của tôi có thể không đồng ý, nhưng tôi tin rằng những lời dạy của Epicurus là đúng đắn và chuẩn mực; sự khoái lạc mà ông ấy nói tới là thứ khoái lạc đơn giản, dễ thỏa mãn, và những quy tắc mà Stoic chúng ta ấn định cho phẩm cách, thì ông ấy đặt lên sự khoái lạc: ông ấy hướng chúng thuận theo tự nhiên. Và, vì vậy, tôi sẽ không nói, như rất nhiều anh em Stoic khác, rằng những người phái Epicurean hướng người ta đến những thói hư tật xấu, sự xa đọa của khoái lạc; mà quan điểm của tôi là: họ đã bị mang tiếng xấu một cách không đáng. Nhưng đúng là cách thiết lập hoạt động và duy trì trường phái của họ tạo ra những giai thoại, những nhìn nhận đánh giá sai lầm. Việc ấy cũng giống như cách một người đàn ông dũng cảm mặc váy đàn bà vậy”
Giống như Seneca, mình đã có ý muốn trở thành một điệp viên Khắc Kỷ xâm nhập vào phái 'tà môn khoái lạc' Epicureanism từ khá lâu rồi. Nhưng vì rất nhiều lý do (mà bận là chủ yếu), mãi đến đợt rồi sau khi tham gia một cộng đồng Stoicism (chủ nghĩa khắc kỷ) và cùng vài cô bác đọc “Philosophy as a way of life” thì mình mới có thể ‘nhấc cái mông này lên’ và bắt tay vào việc được. Tất cả chỉ vì câu nói đơn giản này của tác giả Pierre Hadot (một người am hiểu rất sâu về triết học cổ đại Hy Lạp) mà thôi:
“From 1970 on, I have felt very strongly that it was Epicureanism and Stoicism which could nourish the spiritual life of men and women of our times, as well as my own”. Dịch: Từ khoảng những năm 1970, tôi có một niềm tin rất mạnh rằng Epicureanism và Stoicism có thể nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta.
Series nho nhỏ này là kết quả của quá trình nghiên cứu 4 tháng vừa qua (bao gồm việc cày 5 cuốn sách và nghe kha khá podcast - nguồn mình sẽ để cuối bài), hy vọng có thể gửi đến bạn đọc cái nhìn khái quát về một trường phái triết học cổ đại khác (đã từng thịnh vượng và sánh ngang với Stoicism), để thấy được sự đề cao khía cạnh thực hành và tính ứng dụng của nó ngay cả trong thời đại ngày nay.
Series bao gồm 4 phần:
Phần 1: Bối cảnh lịch sử và tính ứng dụng cao của triết học Epicureanism về đạo đức (moral philosophy)
Phần 2: Những bài học khác từ trường phái Epcicureanism
Phần 3: Về cuộc đời và con người Epicurus
Phần 4: Những đoạn trích đáng suy ngẫm của trường phái còn được lưu giữ đến ngày nay.
Về bối cảnh lịch sử
Hy Lạp cổ đại, tầm gần 100 năm sau Plato. Với việc người ta đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi với thế giới đại đồng của những hình mẫu lý tưởng theo thuyết Plato (theory of forms/ideas), không quá khó hiểu khi những học thuyết, tư tưởng mới đều hướng đến sự duy vật, thực nghiệm thực tế nhiều hơn. Đồng thời, ở thời điểm đó, tình hình chính trị trở nên cực kỳ bất ổn, chiến tranh liên miên, người cầm quyền thay đổi liên tục:
The historical circumstances of the age of Epicurus can scarcely be dissevered from his doctrines. The wars of the Diadochi, or successors of Alexander, the chaos of Grecian politics, and the career of Agathocles, the despot of Syracuse, seem a practical and illustrative commentary on the morals and theology of Epicureanism. The reader of the lives of Eumenes and Demetrius in Plutarch, and of the books of Diodorus, which trace the vicissitudes of Sicilian history from 317 to 289 B.C., almost feels that he has looked upon a world from which the merciful and righteous Gods have departed. Dịch: Hoàn cảnh lịch sử thời Epicurus là yếu tố không thể tách rời với quan điểm, tư tưởng của ông. Cuộc chiến Diadochi - hay còn được gọi là cuộc chiến của những người nối dõi Alexander, thời kỳ chính trị loạn lạc ở Hy Lạp, chế độ độc tài của Agathocles, sự chuyên chế của Syracuse, chính chúng là minh chứng rõ nhất cho sự cần thiết của học thuyết Epicureanism. Nếu tìm đọc về cuộc đời của Eumenes và Demetrius trong các tác phẩm của Plutarch, và Diodorus, về những thăng trầm của thời kỳ lịch sử Sicily từ 317 đến 289 trước công nguyên, bạn sẽ cảm thấy như là đang đọc về một thế giới mà Chúa nhân từ và chuẩn mực đã rời bỏ đi rồi.
Cuộc sống vì thế cũng trở nên vô cùng khó khăn:
A dreadful famine in the city was the consequence; the necessaries of life began to fail. A bushel of salt sold for twenty shillings, and for a peck of wheat people were willing to pay more than ten pounds. In one house a father and son were sitting in moody despair: suddenly a dead mouse fell from the roof, and the two wretched creatures sprang up and fought over the tiny prey. Epicurus and his companions managed to subsist on beans, counted out in equal numbers to each member of the household. Dịch: Một nạn đói khủng khiếp ở Athens là kết quả, những thứ thiết yếu cho cuộc sống dần trở nên khan hiếm cạn kiệt. Giá cả đắt đỏ - một giạ muối bán với giá 20 shilling (tầm 1 bảng), và người ta sẵn sàng trả 10 bảng cho 1 thùng lúa mì (Lưu ý: ở đây tác giả William Wallace sử dụng tiền nước Anh để đọc giả dễ hình dung, chứ thời Hy Lạp cổ dùng đồng tiền khác. Người dịch xin giữ nguyên việc sử dụng tiền Anh như trong sách của Wallace). Ở một ngôi nhà cha và con đang ngồi thừ người trong tuyệt vọng, bất chợt một con chuột chết rơi từ trên trần xuống, hai phận người khốn cùng nhảy bật dậy và tranh nhau miếng mồi. Epicurus và bạn bè của ông tằn tiện sống sót qua từng ngày chỉ với đậu, nhưng bằng cách phải đếm và chia đều số hạt đậu cho mỗi người.
Và vì vậy mà không quá khó hiểu khi người ta quyết định tìm về với sức mạnh bên trong mình.
Public life in such ambiguous circumstances was unreal and deceptive ... Accordingly Epicurus, like Socrates before him, preferred to stand away out of the giddy whirl of politics, and devoted his best efforts to give a simpler and more natural tone to the aims and aspirations of individual life. Dịch: Một sự nghiệp nơi chính trường ở điều kiện ấy luôn vô cùng bấp bênh và đầy rẫy những hiểm nguy mưu đồ thủ đoạn … Giống như Socrates trước đó, Epicurus lựa chọn tránh xa khỏi guồng xoáy chính trị, và dồn tâm trí vào việc chỉ ra rằng mỗi người đều có thể hướng tới một cách sống đơn giản, thuận tự nhiên hơn.
Về triết học đạo đức (Moral philosophy) của Epicureanism
Có thể nói triết học về đạo đức của Epicureanism nằm cả trong thông điệp:
Vì điểm cốt lõi của cuộc đời con người là hướng đến khoái lạc và tránh đau khổ, nên điều cần làm trước nhất là phải kỷ luật những ham muốn khoái lạc.
Điều quan trọng ở đây là điểm tiếp cận của Epicureanism hoàn toàn
trái ngược với Stoicism. Nếu như Stoicism cho rằng chỉ có phẩm cách là tốt đẹp, và chúng ta hãy tập trung vào phẩm cách nhiều nhất có thể, thì Epicurus cho rằng điều trước nhất chúng ta phải làm là bảo vệ trạng thái khỏe mạnh của cơ thể bằng cách kỷ luật các ham muốn của cơ thể ta đã.
To them (the Epicurean) the life of man was a life at once of the body and the soul. Epicurus declared himself unable to understand what was meant by a pleasure where the body and its various senses were utterly and entirely ignored. The common doctrine of so many ancient philosophers, that the senses and the instincts must be checked, repressed or ignored,—that apathy, or the absence of sense and feeling, is the ideal perfection of the sage,—was a doctrine against which he always contended. It was easy for opponents to say that such a protest opened the door to sensuality, and to hint that she was even asked to come in. But it is easy to see that the point with Epicurus was that philosophy must keep constantly in view the fact, that humanity is embodied in flesh and blood, and that the body, if ignored in theory, will somehow manage to avenge itself in practice. Dịch: Với các Epicurean, cuộc đời của con người bao hàm cả cơ thể và linh hồn. Epicurus khẳng định rằng ông không thể chấp nhận sự bình thản của tâm trí khi mà cơ thể hoàn toàn bị lờ đi không để ý đến. Những giáo huấn phổ biến của rất nhiều triết gia cổ đại, rằng các giác quan, nhu cầu của cơ thể cần được kiểm tra, kìm nén hay phớt lờ - sự vô cảm ấy, hay việc cho rằng thánh nhân thì không có cảm xúc, hay không bao giờ để tâm đến cảm nhận của cơ thể - là thứ Epicurus luôn phản đối. Đồng ý, việc phản đối này có thể sẽ khiến nhiều người cho rằng nó mở đường cho những trác tang khoái lạc. Nhưng ai tìm hiểu sẽ dễ dàng nhận thấy ý của Epicurus là triết cần phải gắn liền với thực tế, rằng cơ thể con người được tạo ra bởi vật chất và dòng máu nóng, và cơ thể ấy, nếu bị phớt lờ bởi các học thuyết tư tưởng, sẽ tìm cách phản lại ta trong thực tế.
Và
It is here that Epicurus is directing his remarks against the idealist philosophers, who made their heaven a life of intellectual vision of truth. Such a one-sided view of human nature as a mere spirit or reason is what Epicureanism constantly and rightly denies. Dịch: Đây là điểm cốt lõi mà Epicurus chống lại những triết gia lý tưởng chủ nghĩa, những người cho rằng cuộc đời toàn vẹn, ‘thiên đường’ nhất là cuộc đời của sự thấu triệt về chân lý. Hướng tiếp cận một chiều, coi bản chất con người đơn thuần là tinh thần hay lý trí ấy, là thứ trường phái Epicureanism luôn phản đối, một cách đúng đắn.
Tính ứng dụng cao trong thực hành triết học đạo đức Epicureanism
Vậy, điều gì ta phải làm để kỷ luật cơ thể, để có thể hướng đến cuộc sống tốt đẹp theo định nghĩa của Epicureanism?
1. Ta phải nhận ra 3 loại ham muốn của con người:
Một trong những câu nói nổi tiếng nhất của Epicurus là:
Of the desires, some are pronounced to be natural and necessary; others to be natural, but not necessary; a third class includes desires which are neither natural nor necessary, but due merely to fancy and fashion Dịch: Với những ham muốn, một số trong chúng là tự nhiên và cần thiết; một số khác là tự nhiên, nhưng không cần thiết; và loại thứ ba là những ham muốn không tự nhiên cũng không cần thiết, mà hoàn toàn được tạo nên bởi ý thích và xu thế nhất thời.
Và:
The main emphasis of Epicurean ethics, however, is not so much on picking and choosing from particular courses of action. Instead, it is on changing ourselves, by thinking through what we desire and making sure that we want only what we really need. Dịch: Điểm cốt lõi của triết học về đạo đức của Epicureanism, tuy nhiên, không giáo huấn mỗi người cần chọn hành động nào, đi theo tôn chỉ nào. Thay vào đó, nó hướng đến sự tự thay đổi của chúng ta, thông qua việc cân nhắc về những thứ ta ham muốn và đảm bảo rằng ta chỉ muốn những thứ mà ta thực sự cần mà thôi.
2. Bằng cách sống giản dị và kỷ luật ham muốn, ta sẽ hiểu được rằng những nhu cầu tự nhiên và cần thiết thì luôn dễ dàng có thể đáp ứng. Và từ đó xóa đi những lo lắng về tương lai.
Thanks be to blessed Nature that she has made what is necessary easy to obtain, and what is not easy unnecessary Dịch: chúng ta nên biết ơn mẹ tự nhiên, vì bà đã khiến những ham muốn cần thiết nhất với cuộc sống con người dễ dàng được thỏa mãn, và những ham muốn không dễ dàng được thỏa mãn thì chẳng bao giờ là thiết yếu.
Và để kỷ luật ham muốn:
We can ask, of every desire we have, ‘what will happen if I get what I desire, and what will happen if I do not?’ Dịch: Chúng ta có thể tự hỏi mình trước mỗi ham muốn: “Điều gì sẽ xảy đến nếu ham muốn này của ta được thỏa mãn? Và nếu nó không được thỏa mãn thì sao?”
3. Và cuối cùng: hiểu về giới hạn thực sự của khoái lạc
Một trong những phát kiến quan trọng nhất về triết học đạo đức
của Epicurus là việc ông phân chia giữa hai loại khoái lạc: khoái lạc tịnh (katastematic pleasures) và khoái lạc động (kinetic pleasures).
Thus we are told, with a citation of Epicurus’ own words, that he distinguished ‘katastematic’ or ‘static’ pleasures from pleasures ‘in motion’ or ‘kinetic’ pleasures; and treated freedom from pain and distress as static, joy and delight as kinetic. Dịch: Chúng ta biết, từ chính những lời của Epicurus còn được lưu lại, rằng ông chia khoái lạc thành 2 loại: khoái lạc tịnh, tức là trạng thái không có đau đớn về thể xác và sợ hãi lo lắng về tinh thần; và khoái lạc động, tức là những niềm vui hay hưng phấn khác.
Để từ đấy, ông đi đến một kết luận cực kỳ sâu sắc:
Not only does Epicurus insist that these “katastematic” pleasures are pleasures, but he classifies them as the greater sort of pleasure. Indeed, he says that the removal of all pain is the limit of pleasure, and that once this limit is reached, pleasure cannot be increased but only varied. Th is is why he says, “The cry of the flesh: not to be hungry, not to be thirsty, not to be cold. For if someone has these things and is confident of having them in the future, he might contend even with Zeus for happiness Dịch: Epicurus không chỉ khẳng định rằng trạng thái khoái lạc tịnh (không đau đớn về cơ thể và không lo lắng sợ hãi về tinh thần) là một trạng thái tốt đẹp, mà thậm chí ông còn cho rằng nó là trạng thái tốt đẹp cao hơn. Thực tế, ông ấy nói rằng trạng thái khoái lạc tịnh ấy là một giới hạn của tốt đẹp tiện nghi, và khi một người đạt đến giới hạn ấy thì sự khoái lạc sẽ không tăng thêm, mà chỉ đa dạng hơn mà thôi. Đó là lý do tại sao ông ấy nói: “Những nhu cầu của cơ thể bao gồm: không bị đói, không bị khát, không bị lạnh. Nếu ai có thể thỏa mãn 3 nhu cầu tự nhiên ấy, và có thể đảm bảo mình sẽ vẫn có thể thỏa mãn chúng trong tương lai, người ấy đã hạnh phúc như thần Zeus rồi”
Từ những trang bị ấy, một người có thể chấp nhận cái thông điệp cốt lõi về cách sống thuận theo tự nhiên mà Epicureanism hướng đến:
We consider self-sufficiency a great good, not in order that in all circumstances we use little, but so that, if we do not have much, we be satisfied with little, having been genuinely persuaded that luxury is most pleasantly enjoyed by those who need it least, and that what is natural is all easy to procure, and what is empty is hard to procure. Dịch: Chúng ta coi trọng việc sống kỷ luật, không phải là vì trong mọi hoàn cảnh ta sẽ đều dè xẻn, mà vì để chuẩn bị cho việc nếu bị rơi vào những điều kiện khó khăn, không dư dả, chúng ta sẽ hoàn toàn có thể bình thản với chỉ chút ít mà thôi, khi đã đạt đến cái hiểu rằng người có thể tận hưởng một cách trọn vẹn nhất những nem công chả phượng, những tiện nghi xa hoa lại là người không cần chúng nhất, và rằng những nhu cầu tự nhiên có thể dễ dàng đáp ứng, và thứ gì trống rỗng, không hợp tự nhiên thì lại khó tìm.
A Dreamer
Nguồn
Sách
1. The Cambridge Companion to Epicureanism - James Warren
2. Chief Ancient Philosophies: Epicureanism - William Wallace
3. Ancient Philosophies: Epicureanism - Tim O'Keefe
4. The Art of Happiness - Penguin Classics
5. The Lives and Opinions of Eminent Philosophers - Diogenes Laertius
Podcast
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất