Clip tuyệt vời trên tới từ "in a nutshell" cho ta thấy khá nhiều ví dụ xung quanh việc nghiện cũng như quan niệm sai hoàn toàn của chúng ta về nghiện. Vậy cái gì gây ra nghiện? Ezpz, thuốc phiện gây nghiện... có lẽ không đơn giản vậy.

Vid này được làm dựa trên cuốn sách của Johann Hari ‘Chasing The Scream: The First and Last Days of the War on Drugs.’ Hari dành ra 3 năm liền để đi sâu vào cuộc chiến chống ma túy và phát hiện ra nghiện không phải như chúng ta vẫn nghĩ. Để tìm hiểu thêm : http://www.chasingthescream.com/


Mình sẽ dịch qua 1 số đoạn

Cái gì gây nên nghiện heroin, hỏi vậy khá là ngu phải không hahaha, heroin gây nghiện heroin chứ cái gì. Đây là cách nó hoạt động: nếu bạn dùng heroin trong 20 ngày thì ngày thứ 21 bạn sẽ bắt đầu bị vã thuốc vì các hóa chất có trong heroin (khác hẳn với những gì phụ huynh dạy r, dùng 1 lần nghiện luôn). Nhưng có một điều phức tạp là tất cả những gì ta biết đều sai...

Ví dụ bạn bị gãy hông, bạn sẽ được đưa vào bệnh viện rồi được truyền diamorphine trong vài tuần, hay thậm chí vài tháng.


Đọc thêm:


Diamorphine là heroin mạnh nhất trong các loại heroin mà bọn nghiện ngoài đường có thể dùng, vì thực tế nó k có các tạp chất mà mấy th buôn heroin có thể cho vào. Vậy có nghĩa là trong lúc bạn đọc bài này thì có rất nhiều người đang dùng heroin, ai đó sẽ bị nghiện phải không? Nhưng chưa từng có ai được truyền diamorphine trong viện mà lại nghiện khi ra viện cả, chưa 1 ai nhé.

Để tìm hiểu về điều này thì người ta làm thi nghiệm trên chuột: bỏ con chuột vào lồng, cho nó 1 bình nước và 1 bình ma túy. Rất tệ là con chuột chỉ tìm đến ma túy và chết. 


Cảm thấy lạ, năm 1970, tiến sĩ Alexander, tạo ra 1 công viên cho chuột hoặc có thể gọi là thiên đường cho chuột, có các thể loại đồ chơi, nhiều bạn, nhiều bạn tình luôn nữa. Khá là ngạc nhiên, những con chuột còn không thèm động vào ma túy nữa, tất nhiên là cũng không con nào overdose mà chết. Có lẽ chỉ chuột mới vậy, may mà cũng có ví dụ khác, lần này là về chiến tranh Việt Nam nhé. 20% lính Mỹ đi Việt Nam có sử dụng ma túy, nước Mỹ bấy giờ đã lo lắng rất nhiều về việc sau cuộc chiến thì sẽ toàn bọn nghiện dặt dẹo đi trên đường nhưng lại chả có ai như vậy (95%), họ ngừng dùng ma túy ngay sau khi về đến nhà. Nếu bạn tin vào quan niệm cũ thì hoàn toàn bất hợp lí, nhưng với thí nghiệm vừa rồi của tiến sĩ Alexander thì khớp 1 cách hoàn hảo

Khi một người lính phải qua đống rừng tởm lợm của Việt Nam, bắt phải giết, sợ bị giết, tìm đến ma túy sẽ giúp họ thoải mái hơn. cũng như ngay khi được trở về với xã hội của mình, với những người thân yêu, về với cái "công viên chuột" thì họ không cần thứ thuốc độc nữa. Lỗi không phải tại ma túy, lỗi tại xa hội.


Đọc thêm:


Khi một người có những suy nghĩ tích cực, hạnh phúc và khỏe mạnh, họ sẽ kết nối nhiều hơn với những người xung quanh 


Nhưng vì một lí do nào đó như bị cách li, bị đời đập cho te tua,... họ sẽ tìm đến những thứ giúp họ cảm thấy thoải mái hơn, những tệ nạn.

Đó có thể là sống ảo, phim khiêu dâm,.... Bản chất tự nhiên của con người luôn là gắn bó với một cái gì đó. Mà mực thì đen, gần đèn thì rạng. 

Nhưng những người đã nghiện, chúng ta còn làm cho họ tệ hơn. Xa lánh họ, làm khó họ trong việc làm, đẩy họ đi và cách li họ ngay khi biết họ dùng ma túy. Chúng ta đang đưa họ vào cái lồng thay vì "công viên chuột". Khiến họ cảm thấy mình tệ hơn cả tệ.

Cái chúng ta cần cải tổ lại không phải là người nghiện mà xã hội của chúng ta... fvck mankind!