Empathy, cậu có vô cảm?
Hôm nay con Bé nhà mình đi đâu mất (một bé chó phốc), mình không cảm thấy lo lắng hay buồn bã gì. Mình lại nhớ hồi bà mất năm ngoái,...
Hôm nay con Bé nhà mình đi đâu mất (một bé chó phốc), mình không cảm thấy lo lắng hay buồn bã gì.
Mình lại nhớ hồi bà mất năm ngoái, mình về Hà Nội lúc nửa đêm, nhìn bà không còn bằng da thịt nữa mà qua bức ảnh, mình lại thoáng thấy thanh thản lạ lùng.
Mặc dù lúc tối về nhà, mình có hành vi ngó vào chuồng, và bật đèn sáng, hy vọng thấy bóng Bé trong đó. Nhưng khi chiếc chuồng vẫn chống trơn, mình không thấy xót xa, hoặc là nó không đủ nhiều để mình cảm nhận được.
Thương là có, nhưng buồn thì không chắc nữa. Vậy, Empathy, cái mình vẫn hay tự hào, nó có thật tồn tại không?
Điều kì cục đó khiến mình vấn lại bản thân: Mày có bị vô cảm không?
—
Nãy search được bài báo, mới biết thêm rằng Empathy có 3 loại là Cognitive Empathy, Affective empathy, và Emotional regulation. Trong đó:
- Affective Empathy có thể hiểu là Đồng cảm- hiểu và chia sẻ cùng cảm xúc đó. Ví dụ: Mày buồn thì tao phản ứng buồn, xem phim kinh dị tao sẽ phản ứng sợ hãi mà hú hét hay co rúm. Một con chuột qua đường bị cán bét dí thì trong mình cũng nhói lên, cảm giác được cái đau điếng trên sớ thịt.
- Cognitive Empathy chỉ dừng lại ở Hiểu cảm xúc đó. Điển hình là các nhà tâm lý học, họ biết bệnh nhân đang trải qua những gì nhưng không nhất thiết phải bộc lộ/ cảm thấy điều tương tự.
- Emotional regulation có thể hiểu là khả năng điều chỉnh cảm xúc. Ví dụ các bác sĩ trong ca phẫu thuật, có thể điều chỉnh cảm xúc mình bình tĩnh/ lạnh lùng trong khi nhiều người sẽ sợ hãi…
Empathy liên quan tới Self-awareness (ý thức về bản thân). Cần thiết có sự phân biệt giữa bản thân và những người khác, bởi đôi khi chúng ta bắt chước trạng thái tâm lý của người kia chứ không phải thật lòng thấy như vậy. Điều này cũng xuất hiện ở động vật, cậu có để ý một số trường hợp khi người buồn thì con chó cũng không tăng động mà lủi thủi nằm bên hay “ỉu” theo không? Người ta bảo, loài chuột cũng vậy.
Psychopaths (a person who is likely to commit violent criminal acts because of a mental illness that causes the person to lack any feelings of guilt/ a person who has no feeling for other people, does not think about the future, and does not feel bad about anything they have done in the past), kẻ thái nhân cách, được cho là không có empathy, nhưng điều này không chính xác. Có thể họ thuộc loại 2 (Cognitive Empathy), họ hiểu và cảm nhận được sự đau đớn người kia đang trải qua. Nó chỉ dừng lại ở biết, không chia sẻ hay quan tâm hơn.
Khi còn nhỏ, James là một cậu bé ngoan và sung đạo. Thậm chí James còn được giải “Cậu trai Tin Lành của năm”, tuy nhiên hình ảnh thiên thần đó hoàn toàn vỡ nát khi James bước vào độ tuổi dậy thì và đi lên đại học. James ăn chơi rất dữ, có một dạo ông tham gia một buổi tiệc football (bóng đá Mỹ) với một nhà vật lý học bạn ông. Sau buổi tiệc, hai người rủ nhau ghé qua hội học sinh nam, và ông dụ những sinh viên say khướt dó lôi hết nội thất trong nhà ra, đổ xăng lên và đốt nó vì ông nghĩ như vậy rất vui.
Ngay cả khi sau này James đã trở thành một nhà nghiên cứu nổi tiếng thì phần bốc đồng, hoang dã trong ông vẫn không thay đổi. Khi vợ ông mang thai và sinh con, James vẫn bù khú với các buổi tiệc tùng ăn chơi. Ông sẵn sàng làm việc tới 11h đêm, rồi đi tiệc và về nhà lúc 5 giờ sáng. Bản thân James thừa nhận mình không cảm thấy có mối liên kết nào với con cái cho đến khi bọn chúng đã lớn đủ để hiểu và trả lời lại như những con người. Lúc ấy, khi có thể hiểu được những đứa trẻ, ông mới tìm thấy niềm vui trong chúng và yêu thương chúng theo cách của riêng ông.
James từng thừa nhận rằng ông sẽ không tham dự đám tang của dì mình, hay đi lễ cùng gia đình, nếu có chỗ nào vui hơn để đi. Ông từng dắt em mình đi cắm trại qua đêm ở vùng hoang dã, nơi có có hàng trăm động vật săn thịt chực chờ. Trong lúc đốt lửa trại, ông không hề ngại ngần đôi co với em mình rằng vì ông có vợ và con thế nên ông cần phải ở bên trong trại để ở sát đám lửa nhất vì lỡ có con sư tử hay linh cẩu săn thịt nào vồ tới thì em ông sẽ là người chịu trước tiên. Cũng may, cả hai qua đêm an tòa và tiếp tục cuộc thám hiểm dưới sự yêu cầu của ông. Tuy nhiên, James đã giấu tịt đi sự nguy hiểm của hang động mà hai người sắp tới thăm. Ở hang động ấy có ẩn chứa loại virus chết người Marbrug, một họ hàng gần với Ebola có tác hại không thua kém gì vói bà con của nó. Cách đó mới vài tuần, đã có du khách chết sau khi viếng thăm hang động. Thế nhưng điều này chẳng làm James chùn bước, ông thậm chí còn kéo theo người thân mình đi thăm nơi nguy hiểm đó chỉ vì James thích và muốn được tham quan hang động.
Em ông, đồng nghiệp trong ngành và cả những người bạn thân nhất của ông đều nhận xét rằng James là kẻ thái nhân cách, lạnh lùng, giả dối, sẵn sàng đưa người khác vào vòng nguy hiểm chỉ vì lợi ích nhỏ nhặt của mình. Mặc dù có nhiều người nói với ông như thế nhưng ông vẫn không tin. Ông là nhà thần kinh học nổi tiếng, nhiều luật sư nổi danh đã phải nhờ cậy ông để biện luận cho thân chủ của họ, ông có gia đình khá là êm ấm, vợ đẹp con ngoan, đứa nào cũng thành công, ông còn thành lập một công ty kỹ thuật sinh học đầy hứa hẹn. Có chỗ nào nhìn James giống như những kẻ cuồng sát đó? Cho đến một ngày ông tình cờ nhìn bản scan não của mình và ông phát hiện ra mình có bộ não của kẻ thái nhân cách.
…
James Fallon là nhà thần kinh học nổi tiếng đạt được nhiều giải thưởng cho công trình nghiên cứu của ông tại trường đại học California ở thành phố Irvine. Công ty NeuroReapair do ông thành lập được bầu chọn là công ty kỹ thuận sinh học hàng đầu của năm bởi những người cùng trong ngành nghề và công ty đã có những bước đột phá lớn trong quá trình nghiên cứu tế bào gốc (stem cell).
James có một bộ não giống hệt kẻ thái nhân cách, có lịch sử tổ tiên khá là rùng rợn, trong người ông đã có sự dối trá, bất cẩn, tàn nhẫn và bạo lực, vậy yếu tố khuyết thiếu kia là gì để khiến một người thái nhân cách như ông trở thành một nhà thần kinh học giỏi hàng đầu với một cuộc sống khá là như ý mà không phải là một kẻ sát nhân máu lạnh nào đó?
Yếu tố khuyết thiếu ấy là môi trường. Dựa trên những gì ông nghiên cứu về những kẻ thái nhân cách khác và những khám phá về bản thân, ông đã tạo ra thuyết “Ghế đẩu ba chân” (Three legged stool”. Chiếu theo thuyết này thì để trở thành một kẻ thái nhân cách, thì người đó phải có đủ ba yếu tố: 1) sự hoạt động dưới mức bình thường của vỏ trán hốc mắt, thùy thái dương trước (anterior temporal lobe) bao gồm hạch hạnh nhân, 2) có nhiều loại gen có khả năng trội cao, quan trọng nhất là gen bạo lực, và 3) bị bạo hành tâm lý, thể xác và tình dục khi còn nhỏ.
Điều khác biệt giữa những kẻ thái nhân cách giết người và James, một kẻ thái nhân cách nhưng lại là nhà thần kinh học nổi tiếng là: Họ bị bạo hành lúc nhỏ, còn ông thì không. Ông lớn lên trong một gia đình thương yêu, ba mẹ hiểu và yêu ông vô điều kiện.
Nhưng, kẻ thái nhân cách, do không bị tình cảm của người khác chi phối, có thể đưa ra những quyết định “thực tế” hơn. Ví dụ: Có một đoàn tàu sắp đâm vào 5 người mắc kẹt trên đường ray, có thể đẩy 1 người trên cầu xuống để chặn tàu chạy tới.
Kẻ thái nhân cách sẽ không do dự đẩy người trên cầu xuống để cứu 5 người, trong khi những người bình thường sẽ không thể làm thế, họ sợ hãi khi đẩy người vô tội kia chết.
Những chiến binh giỏi nhất thường là những người cách ly cảm xúc của mình với hành động. Trong một cuộc chiến, người lính giết kẻ địch theo phương pháp được huấn luyện sẵn, mà không cảm thấy sợ hãi khi phải bóp cò và không cảm thấy sung sướng khi làm điều đó. Một người lính phải biết xác định mục tiêu của mình và hành động với sự vô cảm và không hề có bất cứ thành kiến nào. Trong một xã hội bình thường họ có thể coi những điều này là hành vi của thái nhân cách, tuy nhiên ở trong chiến tranh nó lại rất hữu dụng, nơi mà sự sống và cái chết chỉ khác biệt nhau 50 giây.
Ngoài ra những người thái nhân cách có tỷ lệ sống sót sau trận chiến cao hơn, ít mắc chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý (PTSD). Những người có thể tách ly cảm xúc của mình thường ít bị chấn thương tâm lý khi giải ngũ và thường có tỷ lệ tự sát thấp.
Tuy nhiên, một vấn đề với việc tuyển mộ người thái nhân cách đi lính là vì quân đội muốn có những người lính hoạt động theo đội, có thể liên kết với đơn vị của anh ta, và chiến đấu không phải chỉ với kẻ địch mà còn chiến đấu cho mình và đồng đội của mình.
Những người thái nhân cách còn có thể là những nhà lãnh đạo tài ba. Một trong những nghiên cứu gần đây ở Caltech tìm thấy những người có gene bạo lực có thể đưa ra những quyết định về mặt tài chính dưới các tình huống nguy hiểm tốt hơn. Khi nhiều người thường đứng hình trong những tình huống căng thẳng thì những nhà lãnh đạo thật sự dám mạo hiểm, như những người thái nhân cách. Khi ở trong địa vị quyền lực họ sẽ vươn ra thị trường mới trong lúc thời điểm còn chưa rõ ràng, hoặc khởi động quân đội, hoặc thôn tính bộ lạc ở núi kề bên.
Ngay cả những kẻ được biết là thái nhân cách cũng chẳng gặp trắc trở gì trong việc tìm kiếm bạn tình. Bạn luôn thấy có những người phụ nữ sắp hàng trước cổng nhà tù chờ những kẻ sát nhân đi ra. Kẻ thái nhân cách rất giỏi trong việc biểu hiện tình cảm mến thương với bạn tình của mình, những người muốn bị lừa dối. Rất nhiều người tìm kiếm tình yêu vô điều kiện và sự hiến dâng mà kẻ thái nhân cách có thể giả vờ cho họ được. (Khá giống Cognitive Empathy và Emotional Regulation)
—
Tìm hiểu bâng quơ mà mới nhận ra nhiều thứ hay ho ghê. Có khi, mỗi ngành nghề sẽ cần 1 tuýp empathy riêng, chứ không phải họ vô cảm. Chẳng hạn làm giáo viên hay customer experience thì có thể Affective Empathy sẽ cần hơn. Làm salesman maybe Cognitive Empathy và Emotional Regulation lại tốt hơn.
Mình thì mình nghĩ không có gì là tuyệt đối, bản thân mình không hẳn là kẻ thái nhân cách vì nhiều khi xem phim hay có cái gì bất ngờ cũng hú lên thành phản xạ, nhưng có những khi bình thản đến lạ lùng.
Tóm lại, Empathy có nhiều loại, và mỗi trường hợp/ hoàn cảnh khác nhau cậu có thể chọn Empathy theo cái cách mình cho là phù hợp nhất với goals hay values của mình.
Khi bà và Bé mất, mình có Affective empathy một thời gian ngắn trước khi quay trở về Cognitive empathy, đơn giản vì mình là đứa luôn muốn rút ra bài học để cải thiện, suy ngẫm, một đứa hướng về phía tích cực.
Như hôm qua Bé đi mất, thứ duy nhất mình nghĩ nhiều là Responsible consumption. Nếu không thể nuôi nó tốt, không thể tận dụng tới mức tối đa, để nó được cống hiện và make impact trọn vẹn với sự tồn tại của nó, thì nên chuyển nó tới nơi nào cần nó hơn.
Chẳng hạn như hồi bà ở một mình, Bé là bạn giúp bà bớt cô đơn. Những ngày đó, Bé đã thật hạnh phúc. Bà chăm Bé cũng là cách khiến bà hạnh phúc. Nhưng từ ngày Bé về với nhà mình, không ai cần nó hết. Mọi người chỉ biết cho nó ăn như là nghĩa vụ/ gánh nặng, để nó lủi thủi cả ngày. Vậy nên mình không buồn vì mất nó, mình giận bản thân đã khiến nó cảm thấy đang sống cuộc đời vô dụng.
Tương tự như quần áo mình cả năm không dùng, nếu có thể cho ai đó cần, để nó được xài quanh năm, thì cái áo nó cũng hạnh phúc và mãn nguyện với sự tồn tại của nó hơn.
Với mình thì values là cái gì rất đẹp, và mình vui kinh khủng khi thấy ai/cái gì/con gì đang “shine bright like a diamond” bằng impact nó đem lại. Đấy là bài học lớn nhất mình rút ra sau nghi vấn Vô cảm ngày hôm qua.
Nguồn tham khảo: https://theconversation.com/understanding-others-feelings-what-is-empathy-and-why-do-we-need-it-68494
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất