Lúc còn trẻ, kĩ năng của chúng ta ngày một cải thiện cùng độ tuổi và kinh nghiệm, Nhưng khi bước vào độ tuổi “người lớn”, chúng ta bắt đầu cảm thấy như thể mọi thứ sẽ dần xuống dốc.
Thời gian trôi qua, ta lại đãng trí hơn một chút, phản ứng chậm hơn một chút, và cũng có ít năng lượng hơn.
Tuy nhiên, có một ngoại lệ đặc biệt: Trong khía cạnh cảm xúc, người lớn tuổi hơn có ưu thế lớn.
Trong 20 năm qua, Susan Turk Charles, một nhà tâm lý học tại Đại học California, Irvine, Mỹ, đã quan sát sự thay đổi tâm trạng, cảm giác hài lòng, những khoảnh khắc chiêm nghiệm và đôi khi bộc phát tức giận, buồn bã và tuyệt vọng của con người ở tất cả mọi lứa tuổi - đặc biệt là khi về già.
Cô và các đồng nghiệp của mình đã khám phá ra rằng, trung bình, những người lớn tuổi có ít các mối quan hệ xã hội, nhưng thỏa mãn hơn và có mức độ hạnh phúc về mặt tinh thần cao hơn.
Một số nhà thần kinh học cho rằng khi tuổi nhiều thêm, chúng ta sẽ xử lý thông tin chậm hơn, khiến chúng ta suy nghĩ trước khi hành động thay vì phản ứng nhanh nhạy. Họ nhận thấy sự suy giảm theo tuổi tác khi quan sát thùy trán của não - bộ phận chịu trách nhiệm điều chỉnh cảm xúc, suy luận phức tạp và tốc độ xử lý.
Nhưng các nhà nghiên cứu tại Đại học Southern California phát hiện ra rằng người lớn tuổi thường có biểu hiện hoạt động của võ não trước trán nhiều hơn so với người trẻ khi xử lý cảm xúc.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người lớn tuổi sẽ có thành kiến tích cực, ngay cả khi họ không nhận ra rằng họ đang như vậy. Họ thường bỏ qua những tình huống tiêu cực mà họ đang trải qua, đặc biệt là với bạn bè và gia đình.
Độ tuổi mà cảm xúc tích cực nhất là từ 55 đến 70.
Tuy nhiên, những người tham gia nghiên cứu này đều là những người có điều kiện sống tốt. Họ có tài chính ổn định với lương hưu cùng hệ thống xã hội phù hợp. Nếu những người này ở trong tình trạng tệ hơn, như không nhà cửa ổn định, hay phải đối mặt với những tác nhân gây căng thẳng thường xuyên, thì kết quả ít nhiều sẽ có sự thay đổi.
Mọi người nên cố gắng đạt được sự cân bằng, dù đương nhiên không có cách nào là cụ thể dành cho tất cả. Chẳng hạn, khi có những mối quan hệ xã hội vững chắc, chúng ta sẽ đạt được các lợi ích nhất định, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào số lượng các mối quan hệ và thời gian mà ta dành cho họ.
Cũng như về hoạt động thể chất, có người thích bơi nhưng có người lại thích đi bộ nhanh.
Để đạt được sự cân bằng, chúng ta cần biết rõ về bản thân mình và đưa ra quyết định để bản thân có một cuộc sống tốt, với những mối quan hệ xã hội tích cực khiến chúng ta cảm giác mình được thuộc về, và được người khác cần tới.
Chúng ta cần những hoạt động mang tính thử thách để có thể học được những điều mới và phải ghi nhớ những thông tin mới, chẳng hạn như học một nhạc cụ hay khám phá một thế giới mới trong game.
Nhìn chung, con người cần suy nghĩ về cuộc sống hàng ngày của mình và cách sống làm sao để mỗi hành vi của bản thân đều tối ưu hóa sức khỏe thể chất, năng lực nhận thức và sức khỏe tinh thần một cách hết sức có thể.
Tham khảo: Knowable Magazine