Lời tựa:
                      
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.
                                          
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.    
                                                        
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 74

Bạn thân mến!
Thư bạn mang đến cho tôi một niềm vui lớn: nó khích lệ tôi, vì tôi đã dần trở nên mỏi mệt; và nó cũng kích thích trí nhớ của tôi, thứ đã trở nên rệu rã theo năm tháng. Bạn khẳng định lại, và tại sao lại không cơ chứ, rằng con đường tốt nhất để có được hạnh phúc chính là sự thừa nhận của chúng ta: rằng những hành động cao quý ngay thẳng là thứ tốt đẹp duy nhất trên đời. Vì với bất cứ ai cho rằng có những thứ tốt đẹp khác, họ sẽ bị chi phối bởi vận mệnh hay chịu sự kiểm soát của kẻ khác; trong khi người chỉ chấp nhận những thứ cao quý ngay thẳng là tốt đẹp thì có thể tìm thấy hạnh phúc từ bên trong bản thân mình.
Một người đau khổ tuyệt vọng khi con cái đoản mệnh, hay lo lắng khi chúng ốm đau; người khác buồn tủi vì họ phạm phải điều gì đó đáng hổ thẹn, hay phải chịu tiếng xấu. Kẻ này bị dày vò tâm trí vì sự lòng ham muốn tội lỗi vợ người khác; kẻ kia lại không thể an yên chỉ vì quá yêu người vợ của mình (dẫn đến hay ghen tuông bóng gió, tâm trí không lúc nào yên). Một người đau khổ vì thua trong tranh cử; với người khác, việc thắng cử lại khiến họ điên đầu. Nhưng trong tất cả những đau khổ của con người, thứ tồi tệ nhất có lẽ là nỗi sợ chết. Nỗi lo sợ ấy có thể đến với họ ở mọi mọi lúc mọi nơi, vì cái chết có thể đến theo bất cứ cách thức nào. Giống như đoàn quân khi đi qua vùng địch phải cực kỳ cẩn trọng, luôn chú ý quan sát mọi động tĩnh xung quanh, hay bất cứ tiếng động nào dù là nhỏ nhất. Nếu nỗi sợ này không thể bị chế ngự, thì ta sẽ mãi sống với một trái tim run sợ mà thôi.
Bạn sẽ thấy một vài người chịu tù đày và bị tịch thu trưng dụng tài sản; người khác chịu đựng tình trạng nghèo đói tồi tệ nhất, vì họ bất ngờ phá sản giữa đống của cải bao quanh. Giống như những người thủy thủ đắm thuyền, họ trải qua tình huống tương tự, vì sự tức giận hay ghen tị của đám đông thường hướng đến những người ở vị trí cao trong xã hội, phá hủy họ như cách của một trận bão bất ngờ ấp tới từ một bầu trời trong xanh, hoặc giống một trận sấm sét bất ngờ khiến những vùng xung quanh rung chuyển. Cũng giống như khi một người bị sét đánh thì những người chứng kiến cũng hoảng hốt run sợ, những tai họa bất ngờ ấy, dù cho chỉ một người bị hại, thì cả những người xung quanh cũng cảm thấy run sợ, và việc có thể sẽ bị tương tự khiến họ trở nên hoang mang và tâm trí mất đi sự thanh thản. Giống như những chú chim co rúm lại vì tiếng những chiếc chạc ngay cả khi chúng không có đạn, ta thường run sợ trước không chỉ vì những tai họa, mà ngay cả 'tiếng động' của chúng nữa.
Không ai có thể hạnh phúc nếu vẫn để bản thân bị xáo động bởi những lo sợ ấy. Vì không thể có hạnh phúc nếu không có thanh thản: một cuộc đời giữa những lo toan là một cuộc đời đau khổ. Bất cứ ai phụ thuộc vào vận mệnh, vào sự may mắn của mình thì chắc chắn không thể tránh khỏi những rối loạn cảm xúc như lo lắng bất an. Chỉ có một con đường duy nhất để đến với an toàn: bạn phải vượt trên tất cả mọi trở ngại từ bên ngoài, vững vàng với niềm tin vào phẩm cách và luôn làm theo những gì lý trí mách bảo. Vì với bất cứ ai còn tin rằng có những thứ tốt đẹp hơn phẩm cách, hay có bất cứ thứ gì khác ngoài phẩm cách cũng có thể tốt đẹp, thì cũng không khác gì việc tự giơ ngực ra hứng những ngọn giáo từ đợt tấn công của vận mệnh; và nếu có may mắn thoát được, thì họ sẽ chỉ tiếp tục lo lắng đợi chờ những đợt tấn công tiếp theo mà thôi.

Hãy tưởng tượng hình ảnh này trước mắt bạn. Vận mệnh mở ra một lễ hội; sự thắng cử, tiền bạc - tài sản, danh tiếng, và quyền lực là những thứ sẽ được phân phát cho đám đông. Nhiều thứ trong số chúng sẽ bị xé nát thành những mảnh nhỏ không đáng kể bởi những người tham gia tranh giành; một số bị phân chia một cách không công bằng với đầy những lật lọng xảo quyệt; và cả những thứ khác mà người ta chỉ chiếm được sau khi đã sứt đầu mẻ trán. Một số thứ rơi vào tay những người trớ trêu lại chẳng quan tâm gì đến chúng; một số bị đánh bay đi xa bởi chính những người quá mong muốn nắm lấy chúng; nhưng ngay cả khi vận may có thực sự đem chúng đến cho một vài người với không một xây xát, thì chúng cũng không thể mang lại cho bất cứ ai trong số họ niềm vui có thể kéo dài đến ngày mai.

Vậy nên người thông thái sẽ lùi ra xa ngay khi ông ta thấy những phần thưởng được mang ra: vì ông ta hiểu một phần nhỏ trong đó có thể mang theo một cái giá rất đắt. Không ai làm khó khi ông ta muốn lùi ra xa; không ai vung nắm đấm khi ông ta đi theo hướng ngược lại và tìm đến cửa; vì sự chen lấn chỉ có xung quanh những thứ phần thưởng ấy mà thôi. Hãy nghĩ tương tự về những thứ vận mệnh hay thần may mắn có thể mang lại cho chúng ta. Thật bất hạnh, ta lại để mình trở nên phấn khích, thậm chí bực dọc và tức giận, ta mong mình có thêm nhiều tay (để tranh giành và nắm lấy chúng); ta hết ngó bên này lại quay bên nọ mong ngóng chúng. Ta bực dọc vì chúng đến quá chậm: chúng khiến ta trở nên điên cuồng khao khát có được, rồi chúng đến nhỏ giọt, dù tất cả đều mong có chúng. Ta muốn chọn đúng vị trí ở ngay chỗ chúng sẽ rơi xuống; ta sẽ vui mừng khôn xiết nếu ta nắm được một vài phần khi những người khác vẫn trắng tay. Kết quả chỉ có thể là một trong hai trường hợp sau mà thôi: hoặc là ta trả một cái giá quá đắt - là chính những lo lắng của mình - cho những món đồ rẻ tiền, hoặc là ta không đạt được gì và hoàn toàn thất vọng. Vậy tại sao ta không tự lùi lại khỏi cuộc tranh đấu, nhường vị trí của mình cho những người còn đang cố tranh giành. Hãy cứ để họ mong ngóng những thứ còn đang treo lơ lửng trên cao - và hãy để chính họ cũng bị treo lơ lửng trong cuộc đời bởi những thứ ấy.


Người nào thực lòng mong muốn hạnh phúc cần phải rèn luyện tâm trí để nó chấp nhận rằng chỉ có những hành động cao quý ngay thẳng là tốt đẹp. Vì nếu anh ta vẫn có suy nghĩ rằng có những thứ khác cũng tốt đẹp, thì đầu tiên anh ta sẽ nghĩ xấu về đấng thiêng liêng, vì sự thật là ngay cả những người đức hạnh nhất cũng vẫn thường phải chịu đựng tai họa, và thời gian dành cho mỗi người là quá ngắn, đặc biệt nếu so sánh với sự tồn tại của vũ trụ. Chính hậu quả của những phàn nàn ấy mà họ trở thành những kẻ vô ơn khi nói về đấng thiêng liêng. Họ phàn nàn rằng những ưu đãi dành cho họ không phải là mãi mãi, chúng quá ít, không đáng tin cậy, và nhanh chóng tan biến. Vậy nên họ không có ý chí để thực sự sống, nhưng đồng thời lại cũng không muốn chết. Họ rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan: để bản thân bị chi phối bởi cả sự căm ghét cuộc sống lẫn nỗi sợ chết. Mọi dự định của họ đều 'ở giữa biển khơi', và không một sự vận may nào có thể khiến họ thỏa mãn.
Lý do chính là vì họ chưa thực sự có được thứ tốt đẹp tối cao ấy, khi mà tất cả mọi ham muốn sẽ đều đạt đến điểm cuối. Khi một người đã lên tới đỉnh thì đâu còn gì để leo tiếp. Bạn hỏi tại sao phẩm cách không thiếu bất cứ thứ gì? Vì người có phẩm cách có được sự toàn vẹn từ bên trong, và không bao giờ thèm khát bất cứ thứ gì bên ngoài. Bất cứ thứ gì ông ta có đều là đủ, hay thậm chí là dư thừa với ông ta.
Nếu không nắm vững những suy nghĩ ấy, thì sẽ không thể có lòng trung thành, và sự chính trực cũng mất đi. Vì để có thể duy trì những phẩm cách ấy, một người cần chấp nhận chịu đựng rất nhiều thứ mà người đời thường coi là bất hạnh và từ bỏ rất nhiều những tiện nghi hưởng thụ được coi là tốt đẹp. Lòng dũng cảm cũng sẽ mất đi, thứ đòi hỏi một người phải sẵn sàng mạo hiểm; và cả sự vĩ đại thiêng liêng của tâm trí, thứ chỉ có thể được hiển lộ khi một người cho thấy anh ta có thể coi thường mọi thứ bên ngoài mà đám đông trọng vọng đề cao. Lòng biết ơn, và cả sự sẵn sàng trả ơn cũng sẽ mất đi, nếu một người sợ những công việc khó khăn, nếu anh ta đề cao những thứ khác hơn sự trung thành, và không thể giữ mình tập trung vào những thứ tốt đẹp nhất.

Giờ ta hãy thử xét điều này ở một khía cạnh khác: hoặc là những thứ người đời đánh giá cao, coi là tốt đẹp thì thực ra lại không có mấy giá trị, hoặc là ta phải chấp nhận rằng con người còn may mắn hơn cả Chúa. Vì Chúa không quan tâm đến bất cứ thứ gì mà người đời thường coi trọng: dục vọng không là gì với Ngài, hay cả sự khéo léo tinh xảo của những món ăn trên bàn tiệc, hay tài sản, hay bất cứ thứ tiện nghi hào nhoáng nào khiến con người cảm thấy thích thú. Hoặc là ta phải thừa nhận rằng có những thứ tốt đẹp mà Chúa không có được, hoặc là đơn giản việc Chúa không có chúng cho thấy chúng không thực sự có giá trị. 
Hơn thế nữa, rất nhiều thứ thường được cho là tốt đẹp lại thuộc về loài vật nhiều hơn là con người. Loài vật thường thực sự tận hưởng thức ăn của chúng; ít khi kiệt quệ vì dục vọng, chúng thường khỏe mạnh và bền bỉ hơn con người. Và có vẻ chúng sống hạnh phúc hơn con người rất nhiều. Vì cuộc sống của chúng không có những sự đồi bại xảo trá; chúng có thể hưởng thụ dễ dàng và trọn vẹn hơn, và chúng tận hưởng những tiện nghi với không chút hổ thẹn hay nuối tiếc nào.

Vậy nên, có lẽ không sai khi cho rằng ta có thể coi nhẹ những thứ mà Chúa bị vượt qua bởi con người. Thay vào đó, hãy để ta gắn những thứ tốt đẹp nhất với tâm trí: nó sẽ mất đi giá trị nếu ta gắn chúng từ phần tốt đẹp nhất sang phần tồi tệ hơn (ý chỉ cơ thể), đưa chúng vào những giác quan, vì những giác quan thì thậm chí nhạy bén hơn ở những con vật ngu xuẩn.
Không lẽ bạn thực sự tin rằng hạnh phúc đích thực của ta có thể được gắn với cơ thể? Những thứ tốt đẹp được lý trí công nhận thì thực tế; chúng chắc chắn và vĩnh cửu; không thể sai; không thể giảm cường độ hay bị hạ xuống mức thấp hơn. Những thứ tốt đẹp khác (cho cơ thể) thì chỉ tốt đẹp theo ý kiến của người đời mà thôi: dù chúng cũng được coi là tốt đẹp, nhưng cái giá trị cốt lõi của những thứ tốt đẹp thì không có trong chúng. Vậy nên ta hãy gọi chúng là những tiện nghi, hoặc, theo Stoicism, là những thứ được ưa chuộng hơn - preferred things

Ta hãy ghi nhớ chúng là sở hữu của ta, chứ không phải một phần của ta; ta hãy có chúng bao lâu ta còn có thể nhớ rằng chúng là những thứ bên ngoài. Và ngay cả nếu ta có chúng, hãy để chúng là những công cụ, những thứ phục vụ ta theo cái nghĩa giản dị nhất, với cái hiểu rằng ta không có bất cứ lý do gì để tự hào về chúng. Có gì ngờ nghệch hơn việc tự hào về những thứ không phải là hành động hay là suy nghĩ chính bên trong ta?

Đúng, ta có thể cho phép mình mong rằng những thứ đó sẽ đến với ta, nhưng hãy đồng thời mong rằng chúng sẽ không trói buộc được ta; để nếu có khi nào chúng bị tước đi, thì ta cũng sẽ không chìm trong đau khổ. Ta hãy dùng chúng, mà không tự hào vì có chúng; nhưng ta cũng sẽ dùng chúng một cách dè sẻn có kiểm soát, như những khoản vay mà một ngày nào đó mình sẽ phải trả. Người nào sở hữu chúng mà hành động bừa bãi không suy tính thì sẽ không thể giữ chúng lâu: nếu không có sự điều độ, thì giàu đến mức nào cũng sớm bị tán gia bại sản mà thôi. Nếu một người trông cậy vào những thứ cực kỳ dễ bị tan biến, chúng sớm muộn gì cũng sẽ từ bỏ anh ta; mà dù cho chuyện đó không xảy ra, anh ta cũng sẽ phải vật vã với lo lắng sẽ mất chúng. Rất ít người có thể chia tay tài sản của mình một cách nhẹ nhàng, trong khi hầu hết đều bị kéo chìm cùng với chúng - những thứ mà vận mệnh đã trao cho họ trong hào quang và sự nổi tiếng trước đó. Họ bị kéo chìm bởi chính những thứ đã nâng họ lên.

Bởi vậy ta hãy để lý trí và sự cẩn thận lo xa bảo vệ ta, chỉ cho ta giới hạn và cách quản lý những thứ đó. Vì sự phóng đáng sẽ nhanh chóng chôn vùi mọi thừa thãi giàu có. Khi không dùng lý trí để đặt ra những giới hạn, sẽ rất khó để dừng hành động của mình. Bạn có nhớ về những thành phố đang rất thịnh vượng và quyền lực bỗng sụp đổ chỉ vì sự suy đồi của người dân: mọi thứ mà lòng dũng cảm giành được, thói hưởng thụ quá đà sẽ phá hủy. Ta cần phải thận trọng trước mối đe dọa ấy. Nhưng thực ra đâu có thành lũy kiên cố nào mà vận mệnh không thể tấn công. Khả năng phòng thủ thực ra sẽ suy yếu từ bên trong, vì nếu bên trong vẫn vững vàng, thì ta sẽ chỉ có thể bị tấn công chứ không thể bị bắt giữ. Bạn muốn biết những sự phòng thủ ấy là gì? Không phản đối bất cứ thứ gì xảy ra; hiểu rằng những thách thức của số mệnh, của tự nhiên, tưởng chừng như xuất hiện để làm hại ta, thực ra phục vụ cho những mục đích thiêng liêng hơn mà ta không thể hiểu hết: chúng hoàn toàn có thể hướng đến duy trì trật tự trong vũ trụ và sự vận hành của vạn vật. Vậy nên ta cần phải chấp nhận bất cứ thứ gì mà Chúa sắp đặt; và tự hào về bản thân chỉ vì một lý do duy nhất: rằng ta sẽ không thể bị đánh bại; rằng ta sẽ vượt trên mọi hoàn cảnh, dù đó là đau yếu bệnh tật hay bị quân thù tấn công; rằng với lý trí, thứ mạnh nhất của mình, ta sẽ vượt trên mọi thử thách khắc nghiệt nhất của cuộc đời.
Hãy sùng bái lý trí! Tình yêu với lý trí sẽ bảo vệ bạn khỏi ngay cả những đợt tấn công dữ dội nhất của vận mệnh. Tình yêu lũ con khiến sư tử cái có thể ném mình vào giữa những ngọn lao; sự hoang dã và dữ dội khiến nó không thể bị khuất phục. Sự khao khát vinh quang khiến những chàng chiến binh trẻ coi thường cả lưỡi kiếm và những ngọn lửa hung dữ. Ngay cả việc chứng kiến lòng dũng cảm cũng có thể khiến nhiều người sẵn sàng hy sinh bản thân mình. Vậy thì lý trí, thứ thậm chí còn dũng cảm và vững vàng hơn tất cả những thứ đó, chắc chắn sẽ đủ khả năng để có thể khiến ta sẵn sàng đối mặt với mọi nguy hiểm hay lo sợ.

Có người sẽ nói: "Thật vô ích khi cứ khăng khăng cho rằng không có gì ngoài những thứ cao quý ngay thẳng là tốt đẹp. Lời khẳng định ấy sẽ không khiến các ông có thể an toàn trước số mệnh và không thể bị tấn công. Vì trường phái các ông cũng cho rằng có những thứ khác như những đứa trẻ ngoan ngoãn vâng lời, một nhà nước quản lý tốt bằng pháp luật và được dân ủng hộ, hay cả những bậc cha mẹ đức hạnh, chăm chỉ và thương yêu con cái cũng là những thứ tốt đẹp. Khi những thứ đó bị đe dọa, các ông sẽ không thể tỏ ra bình thường không lo lắng gì. Các ông chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi một đợt tấn công của giặc ngoại xâm, cái chết của con cái, hay khi cha mẹ các ông bị nô dịch bất công".
Để trả lời tôi sẽ giải thích kỹ hơn về ý này của Stoicism, sau đó sẽ thêm vào ý kiến của riêng tôi.
Đầu tiên, ta phải hiểu rằng những thứ người đó đang nhắc tới là hoàn toàn khác biệt với trường hợp mà những thứ tốt đẹp bị thay thế bởi những thứ tồi tệ hơn. Ví dụ, khi tình trạng khỏe mạnh bị mất đi, ta có ốm đau bệnh tật; khi đôi mắt tinh tường bị ảnh hưởng, ta có thể sẽ phải chịu đựng hoàn cảnh không thể nhìn rõ hay thậm chí là mù lòa; khi gân chân bị cắt, ta không những không thể chạy mà thậm chí còn phải đi cà thọt. Nhưng với những thứ họ đang nói, sẽ không có sự tồi tệ trong tình trạng thay thế ấy. Vì sao ư? Tôi mất một người bạn tốt, tôi sẽ không phải chịu đựng một người bạn xấu ở vị trí ấy; hay khi đứa con ngoan của tôi không may đoản mệnh, tôi sẽ không có một đứa trẻ hư thay thế vào đó.
Một điểm nữa là trong những hoàn cảnh mà họ đang nhắc tới, không phải là người bạn hay đứa trẻ thực sự mất đi, mà là cơ thể của họ. Chỉ có một cách duy nhất để những thứ tốt đẹp thực sự mất đi, đó là nó trở thành xấu xa; nhưng tự nhiên đâu có chấp nhận điều đó, vì mọi phẩm cách và những hành động theo phẩm cách không bao giờ trở nên xấu xa cả. Hơn thế nữa, ngay cả khi một người bạn thực sự mất đi, hay đứa trẻ tuyệt vời - tất cả những gì cha mẹ chúng ao ước - đoản mệnh, ta sẽ có một thứ để lấp vào chỗ trống. "Đó là gì?", bạn hỏi. Thứ khiến họ trở nên tốt đẹp từ ban đầu: phẩm cách. Phẩm cách sẽ giúp ta lấy đầy khoảng trống trong tâm trí mình; nó chiếm trọn tâm trí, và sẽ làm nguôi ngoai những suy nghĩ mất mát. Vì nếu có phẩm cách, ta sẽ hiểu được cái đủ trong bất cứ hoàn cảnh nào của đời người, vì sức mạnh đến từ bên trong là thứ duy nhất một người cần (để vượt qua sự mất mát đau thương đó). Có vấn đề gì trong việc một dòng chảy bị chặn hay bị lái sang hướng khác, nếu nguồn của nó vẫn luôn tràn trề. Bạn sẽ không nói rằng cuộc sống của một người là công bình hơn, điều độ hơn, thông thái hơn, ngay thẳng hơn khi con cái họ còn sống hơn là đã chết; vậy nên nó cũng không tốt đẹp hơn (nếu ta xét theo nghĩa về phẩm cách). Thêm bạn bè không khiến một người trở nên thông thái hơn; và mất đi bạn bè cũng không khiến ông ta ngờ nghệch hơn; vậy nên bạn bè thì không thể khiến một người thực sự hạnh phúc hơn hay đau khổ hơn. Bất cứ khi nào phẩm cách còn toàn vẹn và vững vàng, sự mất mát sẽ khó có thể ảnh hưởng đến một người.
"Ý ông là sao? Làm thế nào mà một người lại không hạnh phúc hơn khi bao quanh bởi bạn bè và con cái?" Đúng, đó là điều Stoicism thừa nhận. Vì tại sao anh ta có thể hạnh phúc hơn cơ chứ? Sự tốt đẹp tối thượng thì không thể thêm hay bớt đi: nó toàn vẹn, bất kể trong tình huống nào của vận mệnh. Bất kể ông ta sống đến già cỗi hay chết trẻ, thì cái tốt đẹp tối thượng ấy vẫn như nhau, điều khác biệt duy nhất chỉ là cuộc đời có thể dài ngắn khác nhau. Bạn có vẽ một vòng tròn lớn hay nhỏ, thì chúng cũng chỉ khác nhau về kích cỡ, còn về bản chất vẫn chỉ là một vòng tròn. Một trong hai có thể tồn tại lâu, cái còn lại có thể dễ dàng bị cát xóa mất, nhưng cái hình dạng tròn của cả hai vẫn sẽ được ghi nhận. Hay một đường là thẳng thì bất kể nó dài ngắn hay tồn tại lâu thế nào nó vẫn là thẳng: cái tính chất thẳng của nó không thể được thêm vào hay bớt đi. Hãy lấy một cuộc đời ngay thẳng trong 100 năm và bớt đi bao nhiêu năm bạn muốn, ngay cả khi phần còn lại chỉ là một ngày duy nhất: thì ngày đó vẫn sẽ là một ngày (của một cuộc đời) ngay thẳng. Đôi khi phẩm cách mở rộng ảnh hưởng của chúng: trị vì cả vương quốc, thành trì, vùng lãnh thổ bao la; có lúc nó thể hiện trong việc chăm sóc bạn bè, thực hiện những nghĩa vụ với những người xung quanh và con cái; khi khác nó được thử thách bởi nghèo khổ, tù đày, mất mát người thân. Nhưng nó sẽ không bao giờ thay đổi về bản chất, từ khi nó được đấng thiêng liêng trao cho ta, khi nó xuất hiện dù là trên ngai vàng của vua chúa hay ở nơi ở của dân thường, từ chính trường rộng rãi đến ngôi nhà nhỏ hay ngay cả một xó góc bẩn thỉu tồi tàn. Phẩm cách, về bản chất, sẽ luôn như vậy, ngay cả khi nó chỉ thu mình vào trong, và không thể hiện ra bên ngoài. Vì cái tinh thần thiêng liêng ấy luôn vĩ đại, ngay thẳng, sáng suốt, và công bằng ở một mức duy nhất của nó. Bởi vậy nên cái hạnh phúc thực sự trong một con người hoàn thiện với những phẩm cách ấy thì sẽ không thay đổi, vì hạnh phúc thực sự chỉ thuộc về một thứ duy nhất: tâm trí. Sự vững vàng, sự cao quý, sự thanh thản của hạnh phúc thực sự thì không thể có được mà không có cái hiểu biết về những thứ thiêng liêng và con người (để đề cao lý trí trong cuộc đời).

Giờ sẽ là câu trả lời mà tôi có nói là của riêng tôi. Thánh nhân thì sẽ không bị ảnh hưởng bởi cái chết của con cái hay tri kỷ bạn bè, vì ông ta chấp nhận cái chết của họ như cách ông ta chờ đợi cái chết của chính mình. Ông ta không sợ cái chết đến với mình cũng như ông ta không đau khổ khi cái chết đến với những người thân yêu nhất. Vì phẩm cách thì luôn kiên định: mọi hành động theo phẩm cách thì đều cân đối hài hòa và thuần nhất. Sự hài hòa đó sẽ mất khi tâm trí bị nhấn chìm trong tham vọng hay đau buồn. Bất cứ lo lắng sợ hãi nào cũng sẽ làm suy yếu tâm trí, khiến người ta chần chừ trong hành động; nhưng những hành động theo phẩm cách thì không thể bị đe dọa, hay làm cho chùn bước.
"Ý ông là sao? Chẳng phải thánh nhân thì cũng trải nghiệm những cảm xúc khác nhau hay sao? Không lẽ ông ta sẽ không thay đổi sắc mặt, không có những biểu hiện lo sợ, tứ chi bủn rủn mất kiểm soát khi đứng trước những đợt tấn công của vận mệnh?". Tôi đồng ý với điều đó (ông ta sẽ vẫn phải chịu đựng và cảm nhận những tiêu cực ấy). Nhưng ông ta sẽ không thay đổi trong nhận định của mình rằng không một thứ gì ta đã bàn đến trên đây (sự mất mát người thân, hay đau ốm bệnh tật, vv.) là xấu hay tồi tệ, hoặc có thể khiến tâm trí ông ta mất đi sự vững vàng, hay khiến nó trở nên run sợ nao núng. Bất cứ thứ gì cần phải làm ông ta sẽ làm một cách chắc chắn và điềm tĩnh. Vì một trong những đặc điểm của sự ngờ nghệch thiếu sáng suốt là những người như thế thường làm những việc cần phải làm với một vẻ uể oải miễn cưỡng. Cơ thể họ đi theo một hướng, tâm trí theo hướng khác; ta nhận thấy sự không đồng nhất ở họ. Sự ngờ nghệch bị chê cười bởi chính thứ khiến nó tự cao tự đại (đó là tỏ ra chống đối với những việc cần phải làm).
Nhưng khi những kẻ ngờ nghệch có điều gì để sợ, họ sẽ bị giày vò trong mỗi giây phút của cuộc đời, như thể những thứ đáng lo sợ ấy đã thực sự xảy ra: những thứ họ lo sợ sẽ phải chịu đựng, thì thực ra họ đã chịu đựng chúng qua nỗi sợ ấy rồi. Cũng giống như với cơ thể, bệnh tật có những dấu hiệu báo trước: như một sự uể oải nặng nề, cảm giác mệt nhọc không lý do, hay ngáp vặt, hay những cơn ngứa ran chạy qua tứ chi - thì tâm trí yếu ớt cũng dễ bị tác động bởi những rủi ro bất hạnh rất lâu trước khi chúng thực sự đến: vì nó chỉ tập trung vào chúng và bị chúng hành hạ. Nhưng có gì ngu ngốc hơn việc chịu đựng những thứ chưa thực sự xảy ra? Thay vì bình thản đợi chúng, những kẻ đó lại mời gọi chúng đến bên họ. Trong khi ít nhất cũng nên trì hoãn việc lo lắng về chúng, nếu không thể hoàn toàn không quan tâm đến chúng.
"Tại sao?", bạn hỏi, "một người không nên để mình bị giày vò bởi lo sợ trong tương lai". Thử tưởng tượng một người được báo rằng 50 năm tới anh ta sẽ phải chịu đựng một bất hạnh đến với cuộc đời mình. Trong trường hợp ấy có lẽ điều duy nhất khiến anh ta sợ hãi sẽ là việc anh ta có thể ngay lập tức vượt qua 50 năm đó, lao ngay vào sự bất hạnh của mình, thứ được xếp đặt để đến với anh ta sau một khoảng thời gian dài bằng cả đời người ấy. Điều tương tự cũng đúng với tâm trí mà cứ tự làm nó dằn vặt vì những thứ đã xảy ra rất lâu trước đây. Chúng đều tìm kiếm lý do để đau khổ. Cả quá khứ và tương lai đều không có thật; và nếu thực sự xem xét ta sẽ thấy mình không có bất cứ cảm giác nào về chúng. Và ở đâu ta không có cảm giác, ở đó không có nguồn gốc của đau khổ.
Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 Your letter was a delight to me, dear Lucilius: it roused me, for I
was growing faint; and it stirred my memory, which tends to be slow
and feeble. You hold—and why shouldn’t you!—that the best means
toward happiness is this conviction of ours that honorable conduct is
the only good. For he who regards other things as good is dominated
by fortune and subject to another’s whim; he who limits goodness to
what is honorable is happy within himself.
2 One person is grieved when his children die, worried when they
are sick; another is sad when they are of base character and tinged
with notoriety. Th is fellow is wracked with love for another’s wife;
that one with love for his own. You will fi nd one man tormented by
a lost election; for another, elected offi ce yields its own frustrations.
3 But of all the suff ering crowds of humankind, the greatest is of
those who are troubled by the thought of death. Th at thought meets them at every turn, for death may come from any direction. Like
troops passing through enemy territory, they must be looking around
all the time, turning their heads at every sound. Unless this fear is
driven from the breast, we live with quaking hearts.
4 You will fi nd some who have suff ered exile and confi scation of
property; others who endure the worst form of poverty, for they are
bankrupt in the midst of wealth. You will fi nd shipwrecked sailors
and men who have undergone another kind of shipwreck, since the
people’s wrath or their envy—that dart most deadly to the upper
class—has struck them carefree and unawares and has fl attened them
like one of those sudden storms that blow up from a cloudless sky, or
like a thunderbolt that causes all the land around to tremble. Just as
when someone is struck by lightning the bystanders are stunned as
well, so in these chance disasters one is stricken by calamity, others
by fear, as much alarmed by the sight of what can happen as those
are to whom it has actually happened. 5 Everyone is made anxious by
the sudden misfortunes of others. Like birds that are put to fl ight by
the whir of the sling whether or not it is loaded, we are startled not
only by the blow but even by the sound of the blow.
No one can be happy, then, who entrusts himself to this belief.
For there is no happiness without tranquility: a life amid anxieties is
a life of misery. 6 Everyone who is much devoted to the advantages of
fortune inevitably sets himself up for great emotional turmoil. Th ere
is but one road that leads to safety: you must rise above external
things and be content with what is honorable. For he who thinks
there is something better than virtue, or that anything besides virtue
is good at all, exposes his breast to everything fortune can throw at
him and waits anxiously for the blows to land.
7 Set before your mind the following image. Fortune is putting on
a festival; elected offi ce, wealth, and popularity are the largesse that it
scatters amid this mortal crowd. Some of that largesse is torn to bits
by many grasping hands; some shared out in faithless bargains; some
carried off to the detriment of those who get it. Some of that falls to
the inattentive; some is knocked away by those trying too eagerly to
snatch it; but even when luck attends the catching, none of it brings
anyone a joy that lasts even until tomorrow. Th e intelligent person
therefore deserts the theater as soon as he sees the gifts brought in:
he knows that small favors may come at a high price. No one grapples with him as he is leaving; no one throws a punch as he is headed for
the door; the scuffl e is around the loot. 8 Th e same thing happens
with the gifts that fortune showers upon us. Poor things, we are all
in a fever and a fret; we wish that we had many hands; we look this
way and that. We think they are too slow in coming, these gifts that
madden us with desire, that come to so few, though all expect them.
9 We want to be where they are falling; we rejoice if we catch a few
where others have been disappointed. Either we pay a great price in
anxiety for our cheap trinkets, or we get none° and are disappointed.
Let us withdraw, then, from the show, yielding our places to those
who are still snatching for the prizes. Let them be the ones to gaze
at those goods suspended in midair—and let them be in greater
suspense themselves.
10 Th e person who is determined to be happy should make up
his mind that the one good thing is honorable conduct. For if he
imagines that there is any other good, fi rst of all he thinks ill of
providence, since many uncomfortable things happen to just men,
and since whatever gifts we do receive are small and of brief duration
compared with the age of the universe. 11 It is in consequence of this
complaint that we are such thankless interpreters of the divine. We
complain that our blessings are not ours forever, and that they are
few, unreliable, and fl eeting. Hence we are unwilling to live, unwilling
to die; loathing life, we yet fear death. Every plan is adrift; no good
fortune can satisfy us.
Th e reason, though, is that we have not attained that measureless
and insurmountable good where all our wanting must come to an
end, since beyond the summit there is nowhere more to go. 12 Do
you ask why virtue lacks nothing? Virtue rejoices in present goods;
has no longing for what is absent; fi nds nothing meager that will
suffi ce. Abandon this attitude, and loyalty is lost; integrity is lost.
For to preserve those values, one must endure many things that are
regarded as bad and forgo many indulgences that are regarded as
good. 13 Gone is courage, which requires risking oneself; gone is
greatness of spirit, which cannot rise above its surroundings unless
it holds in low esteem those objects which the common crowd prize
most highly. Gratitude is lost, and readiness to return a favor, if we
are afraid of hard work, if we treasure anything more than loyalty, if
we do not turn our gaze toward what is best.
14 But besides all that, either those so-called goods really are
not good or human beings are more fortunate than God. For God
makes no use of those things that are dear to us: lust means nothing
to him, nor the delicacies of the table, nor wealth, nor any other
of those tawdry pleasures that humans fi nd so enticing. Either we
must believe that there are goods that God does not have, or God’s
not having them is proof that they are not goods. 15 Moreover, many
of these would-be goods belong to animals more abundantly than
to human beings. Animals partake of food more eagerly, are less
exhausted by sexual intercourse, have greater and more consistent
strength. It follows that they are much happier than humans. For
they live without wickedness or deceit; they have a greater and easier
capacity for pleasure, and they enjoy those pleasures with no fear of
shame or regret.
16 Consider, then, whether that in which humanity surpasses the
divine should be called good. Let us enclose the highest good within
the mind: it loses its meaning if it passes from our best part to our
worst, and is transferred to the senses, which are keener in speechless
animals. Our supreme felicity ought not to be assigned to the fl esh.
Th e goods that reason gives are real; they are solid and eternal; they
cannot fail; they cannot decrease or be diminished. 17 Th ose others
are the goods of opinion: they share their name with real goods, but
the distinctive property of the good is not in them. For this reason
let them be termed “comforts,” or, to use our school’s terminology,
“preferred things.”* Let us realize that they are our possessions, not
parts of ourselves; let them be with us only insofar as we remember
that they are external to us. And even if they are with us, let them
be counted as servants of the most humble kind, about which no
one has reason to boast. What is more foolish than taking pride in
something one did not personally perform?
18 May all those things come to us, but may they not cling to
us; so that if they should be taken away, their departure will not tear
us apart. Let us use them, not glory in them; and let us use them
sparingly, as loans that will someday be recalled. One who possesses
them in an unreasoning manner does not keep them for long: in
the absence of moderation, his very abundance is oppressive. If he
trusts in these advantages that are so fl eeting, they soon desert him;
even if they do not,° they are still an affl iction. Few people have been able to lay aside an abundance of goods gracefully. All the rest are
brought down along with the fortunes that surrounded them in their
eminence; they are weighed down by that which had exalted them.
19 Th erefore let intelligence come to our aid, imposing limits and
careful management. For profl igacy squanders its resources: the immoderate
cannot last without moderating reason to keep it in check.
You can see this in the fate of many cities that at the very height of
their power have been laid low by self-indulgent regimes: everything
courage has won, intemperance has destroyed. We must guard
against such disasters. But there is no rampart fortune cannot storm.
Our defenses must be arrayed within: if that part is safe, a person can
be assailed but can never be captured. 20 Would you like to know
what those defenses are? Taking no off ense at anything that happens;
knowing that what seems to harm you belongs to the preservation of
the universe and fulfi lls the world’s order and function; being pleased
with whatever has been pleasing to God; taking pride in yourself and
your own for one reason only: that you cannot be conquered, that you
rise above your very ills, that by reason, the most powerful force there
is, you overcome every misfortune, pain, and injury.
21 Fall in love with reason! Th at love will arm you against the
toughest trials. Love for her cubs hurls the lioness onto the javelin;
savagery and impulsiveness make her indomitable. Hunger for glory
moves many a young man’s heart to despise both fi re and sword. Th e
semblance and shadow of courage drive some to willful death. As
reason is braver and steadier than any of these, so does it issue forth
more valiantly through every fear and danger.
22 One might say, “It is futile to insist that there is no good
but what is honorable. Th at armament will not make you safe from
fortune and invulnerable. For among goods your school includes devoted
children, good customs in one’s homeland, and good parents.
When those are endangered, you cannot look on without anxiety.
You will be disturbed by an attack on your homeland, the death of
your children, the enslavement of your parents.”*
23 In reply I will fi rst set down the points that are customarily
made on behalf of our school,* then add a further response that I
think ought to be made.
Th e situation is diff erent with those things whose loss means
that they are replaced by some discomfort. For instance, when good health is ruined, it turns into ill health; when keen eyesight is extinguished,
we are affl icted with blindness; when the tendons of the
knee are cut, we not only lose the ability to run quickly but become
lame as well. But with the objects I mentioned just now, there is no
such risk. How so? If I have lost a good friend, I need not suff er
disloyalty in his place; if my good children have died, neglectful ones
do not succeed them.
24 A further point is that in these cases, it is not the friends or the
children that are lost but only their bodies. Th ere is only one way the
good perishes, namely, if it becomes bad; but nature does not permit
that, since every virtue and every act of virtue remains unspoiled.
Moreover, even if one’s friends have indeed perished, and children
of proven worth who were everything a parent could wish, we have
something to fi ll the void. “What is that?” you ask. Th e same thing as
made them good: virtue. 25 Virtue leaves no space empty; it occupies
the entire mind, obviating all sense of loss. Virtue by itself is enough,
for it has within it the strength and source of all good things. What
does it matter if running water is intercepted or diverted, when the
spring from which it fl owed is undiminished? You will not say that
a person’s life is more just, more temperate, more intelligent, or more
honorable when his children are alive than when they are lost; therefore
it is not better either. Adding friends does not make one wiser;
removing them does not make one more foolish; therefore friends do
not make one happier or more miserable. As long as virtue is whole
and sound, you will not feel any loss.
26 “What are you saying? How can a person not be happier when
surrounded by a crowd of friends and children?” Why should he
be? Th e highest good neither decreases nor increases: it continues
to fi ll out its own limit, no matter how fortune behaves. Regardless
of whether he lives to a ripe old age or dies before growing old, the
measure of the ultimate good is the same, even if its lifespan is different.
27 Whether you draw a large circle or a small one concerns
the size, not the shape. One may last a long time; the other you may
erase immediately, reducing it to the dust in which it was drawn, but
both were the same with regard to their shape. Straightness is not a
matter of size or number or duration; it cannot be either extended
or reduced. Take an honorable life of a hundred years’ duration and
contract it to any length you wish, even to a single day: it is still equally honorable. 28 Sometimes virtue expands its scope; it rules
kingdoms, cities, provinces, looks after friendships, performs various
responsibilities among neighbors and children; at other times it is
enclosed within a tight boundary of poverty, exile, or bereavement.
Yet it is not made smaller when brought down to earth from a loftier
pinnacle, from the estate of kings to that of the private citizen, from
wide jurisdiction to the limitations of a single household or even a
corner. 29 It is equally great even if it withdraws into itself, closed
off on every side. For its spirit is no less great, no less upright, no
less precise in intelligence, no less infl exible in justice. Th erefore it is
equally happy, for true happiness resides in just one place: the mind
itself. Th e stability, the grandeur, the tranquility, of real happiness
cannot be attained without knowledge of things divine and human.*
30 Now, here is the reply I said I would give on my own account.
Th e wise person is not affl icted by the loss of children or of friends,
because he endures their death in the same spirit as he awaits his
own. He does not fear the one any more than he grieves over the
other. For virtue is made up of consistency: all its actions harmonize
and agree with one another. Th is harmony is lost if the mind, which
by rights should be elevated, is brought down by desire or grief. All
anxiety and worry is dishonorable, all reluctance to act; for honorable
conduct is sure and unhampered, undismayed, ever standing at
the ready.
31 “What do you mean? Doesn’t the wise person experience
something similar to emotion? Won’t his color change, his expression
show signs of alarm, his limbs grow cold, and everything else that
does not come about at the mind’s behest but by some unintentional
impulse of nature?”* I grant that, but he will remain unchanged in
his conviction that not one of the objects mentioned is bad or is
such that a sound mind should quail at it. Everything that is to be
done he will do promptly and boldly. 32 For it has been said that the
distinctive property of foolishness is that all its actions are performed
in a slothful and recalcitrant manner. Th e body goes in one direction,
the mind in another; contrary impulses tear the person apart.
Th e objects of its vanity and conceit are the very ones that render it
despicable, and the actions in which it takes pride are not even willingly
performed.
But when foolishness has something to fear, it is as tormented in its expectation as though the bad thing had already occurred: what
it fears to endure, it endures already through fear. 33 Just as with
bodily illness there are advance warnings that precede a seizure—a
listless heaviness, unexplained fatigue, yawning, and a tingling that
runs through the limbs—even so is the unhealthy mind shaken by
misfortunes long before it is actually confronted with them: it anticipates
them and is affl icted before its time. Yet what could be more
senseless than suff ering over what has not yet happened? Rather than
awaiting future trials, you are summoning them to your side! Better
you should delay them if you cannot dispel them altogether.
34 “Why,” you ask, “should a person not be tormented by the future?”
Suppose one were to hear that in fi fty years’ time he would be
put to torture. Th e only way he would be alarmed would be if he were
to bypass the intervening years and insert himself into the anxiety
that is to come a lifespan later. Th e same thing happens with minds
that deliberately make themselves ill by sorrowing over events long
in the past. Th ey are seeking out reasons for grief. Both the past and
the future are absent; we have no sensation of either. And where you
have no sensation, there is no source of pain.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: