Một nghiên cứu gần đây trên Nature chỉ ra rằng: nháy mắt có thể giúp mèo và người thấu hiểu nhau hơn.
Khác với chó vốn hơi nhiệt tình quá, mèo biết cách im lặng và vì thế bị phàn nàn là xa cách. Tuy nhiên không vì thế mà mèo vô tâm. Mèo không làm ầm lên để bảo rằng mèo đang quan tâm. Đó là một phẩm chất đáng quý ở cái thời đại ai cũng hót này. Thôi nhảm nhí đủ rồi sau đây là nội dung bài viết.
---
I. Nháy mắt thế nào cho đúng
Khi ở trạng thái thư giãn, mèo thường bộc lộ một hành vi như hình dưới. Mô tả như sau: [1] nửa mắt,  [2] nửa mắt - ánh nhìn mông lung, [3] nhắm mắt - quên lãng sự đời, [4] nửa mắt - mông lung trở lại. Trong phạm vi bài viết này chúng ta hãy gọi hành vi trên là nháy mắt.

Các nhà mèo học đoán hành vi trên thể hiện sự tin tưởng của mèo vào môi trường xung quanh. Tuy nhiên nhân định trên chưa có bằng chứng khoa học cụ thể, cho đến khi có bài bài này.
Vậy họ đã làm gì? Thì cũng thí nghiệm với số liệu, tôi tóm tắt luôn cho nhanh, dẫn data ra đây chắc cũng không được thêm cái upvote nào.
Thí nghiệm 1 có 14 con mèo nhà, loại mèo bình thường không phải mèo triết học của Schrödinger. 14 con mèo này được ghi hình lại phản ứng trong 2 trường hợp: khi chủ nhìn bọn mèo và nháy mắt (chậm và đều), và khi chủ ngó lơ, mặc kệ. 

Thí nghiệm 2 có 24 con mèo nhà. Lần này có 1 người lạ mặt đến nhà và bọn mèo được ghi hình lại trong 2 trường hợp. Trong trường hợp đầu người lạ mặt sẽ nhìn bọn mèo và nháy mắt (chậm và đều). Trường hợp còn lại thì đơn giản là mặc kệ. Sau một khoảng thời gian người lạ mặt sẽ chìa tay về phía mèo. Sau đó gọi tên. Nếu không bị từ chối thì sẽ làm thêm những trò sâu sắc.

II. Kết quả đê

Ở thí nghiệm 1, nếu chủ nháy mắt với mèo thì mèo cũng nháy mắt với chủ, kiểu "are you oke", "oke, and you?" "oke" "oke". Mèo đực nháy mắt nhiều hơn, nhắm mắt lâu hơn (chắc tơ tưởng đến con mèo nhà hàng xóm). 

Thí nghiệm 2, mèo cũng nháy mắt với khách lạ nếu khách nháy mắt với mèo. Quan trọng hơn, tỉ lệ dẫn đến những cái sâu sắc cao hơn nếu mèo và khách lạ đã eye-contact với nhau. Đặc biệt, nếu đã có eye-contact thì mèo sẽ không bỏ chạy khi người lạ mặt chìa tay ra. Điều này khẳng định rằng có những thứ phải được đồng ý trước rồi mới được đụng vào.

III. Kết luận

Giống như thú săn, mắt mèo tròn là để nhìn miếng thịt cho rõ hơn. Mắt ti hí thì là dream mode, còn kiểu chớp chớp thì chắc là "em cảm thấy rất ổn, hãy vuốt ve em đi". Chẳng hiểu sao viết đến câu này tôi nghĩ đến mèo 50kg. Hãy tưởng tượng: bạn đang mắc kẹt ở một nơi điếc tay và mệt mỏi, bạn thấy một con mèo 50kg, bạn nháy mắt với con mèo, con mèo nháy mắt với bạn. Câu chuyện bắt đầu từ những cái nhẹ nhàng dịu dàng như thế, rồi sẽ dẫn đến những cái sâu sắc thật là sâu.

Tôi lại lạc đề rồi, kết luận là muốn làm thân với con mèo nào thì học cách nháy mắt với nó.