Dạo này một vấn đề cũ nhưng chưa bao giờ hết nóng là chương trình giáo dục văn học Việt Nam lại được đem ra bàn tán xôn xao trên Spiderum. Vô số những lập luận được đưa ra tốt cũng có trung bình cũng có dở cũng có. Nhưng bài viết này không nhằm đề cập đến điều đó mà  sẽ chỉ ra  một thứ thú vị hơn nữa một quả trứng phục sinh thứ thiệt trong chương trình văn học lớp 12. Có lẽ nói tới đây một số bạn cũng bắt đầu ngờ ngợ đoán ra được rồi chứ. Nếu chưa thì có một gợi ý cho các bạn đây nhiếp ảnh gia, đánh cá, dây thắt lưng. Tới đây thì chắc đa phần mọi người đều đoán được tác phẩm mình muốn nói  đến là tác phẩm nào rồi nhưng đâu mới là đích đến của cuộc săn này. Chính là điều tác phẩm hướng đến là câu trả lời cho cuộc bút chiến đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của giới văn đàn. Tác phẩm là câu trả lời và là lời khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng "Nghệ thuật phải vị nhân sinh".
Tổng hợp những kết bài về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (29 mẫu)


 Đối với những học sinh chuyên văn hay những người thích tìm hiểu về văn học thì đây không phải là điều gì quá mới mẻ. Nhưng một điều kì lạ là sách giáo khoa ngữ văn 12 lại tuyệt nhiên không đề cập gì đến điều này kể cả trong các bài đọc thêm. Tới đây ta có thể liên hệ tới một câu nói này
Phái nghệ thuật chỉ thấy có mình và giai cấp bé nhỏ của mình mà không có ý thức gì về vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Vấn đề có trở nên nhạy cảm một chút vì đôi khi ta có thể trở nên vô lý khi cảm xúc dẫn dắt thay vì suy nghĩ một cách có lý trí. Tuy nhiên, dù thế nào thì vấn đề vẫn sẽ không thay đổi việc hướng suy nghĩ của học sinh theo một định hướng nhất định vẫn là việc bình thường nhưng đôi khi đưa ra 2 chiều suy nghĩ khác nhau vẫn sẽ tốt hơn. Bản thân họ sẽ có suy nghĩ của riêng mình về vấn đề thay vì được định hướng trước. Cũng như nói rộng ra một học sinh có thể sẽ hiểu nhiều hơn về văn chương Việt Nam nói riêng và văn chương thế giới nói chung. Có một lần mình đọc được một comment nói rằng các tác phẩm của Việt Nam có thể sánh ngang tầm với các tác phẩm thế giới. Thật ra mình không hề đánh giá thấp các tác phẩm văn học Việt Nam nhưng có lẽ chúng ta nên nhìn nhận nó một cách đúng mực. Đây chỉ là một suy nghĩ cá nhân nhưng nhìn đi nhìn lại đa phần người Việt Nam biết gì về các tác giả hoặc các tác phẩm quanh đi quẩn lại chỉ toàn các cái tên nhẵn mặt như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng,...Và lúc này có một chuyện cũ mèm đã nói đi nói lại hàng trăm lần nhưng vẫn phải nói thêm một lần nữa là có một tác phẩm được quốc tế đánh giá cao là "Nỗi buồn chiến tranh" nhưng lại khá là kém phổ biến. Nhưng đây là chưa đề cập đến các tác giả mới nổi như Gao, Huyền Trang Hấp Hối,... Có lẽ không liên quan lắm nhưng phải để bức hình của Mao Trạch Đông vào
Mao Zedong quote: There is in fact no such thing as art for...

Đâu đó trên thế giới đã có một cuộc đại cách mạng văn hóa xảy ra...Ở đây cũng có vài chuyện khá lùm xùm như phong trào "Nhân văn giai phẩm" hay câu chuyện họa sĩ Bùi Xuân Phái phải chật vật đổi tranh chỉ để lấy tách cà phê cho tới gần đây là câu chuyện kiểm duyệt của Ròm. Giống như chính nghệ thuật còn phải đấu tranh để thể hiện nghệ thuật một điều hóa ra thật kì lạ. Vậy nên mới nói viết ra những điều trên chỉ như một ước mơ xa vời thiếu đi thực tiễn, một giấc mộng hào huyễn,.. Nhưng đâu có ai cấm hy vọng.