Tác giả Erich Maria Remarque và những chuyện tình bên lề những tác phẩm của ông
img_0
Erich Maria Remarque với mặc cảm bỏ rơi từ nhỏ và cảm giác cô đơn khi là người bị Nước Đức truy nã, phải sống lưu vong ở nước khác. Chẳng ai muốn làm bạn với ông từ người bình thường cho đến nhà văn nên lúc nào ông cũng khao khát yêu thương, thèm cảm giác âu yếm của phụ nữ.
Những tác phẩm nổi tiếng, đã làm nên tên tuổi của ông như Phía Tây không có gì lạ, Khải hoàn Môn, Bia một đen, Ba người bạn, Đường về.....
TUỔI THƠ VỚI CẢM GIÁC BỎ RƠI
Ngày còn nhỏ Erich Maria Remarque luôn cảm thấy thiếu tình thương từ mẹ vì sự thiên vị của mẹ ông. Bà luôn dành sự dịu dàng và tình cảm cho anh trai của ông là Theodor mà bỏ mặc E. M. Remarque, không quan tâm đến suy nghĩ và cảm xúc của của cậu con trai thứ hai.
Đến khi trưởng thành, Remarque luôn muốn gần gũi phụ nữ, muốn được họ nói lời yêu thương và âu yếm vì thiếu tình thương của mẹ lúc nhỏ. Ông lúc nào cũng sợ bị bỏ rơi, thậm chí đôi khi tỏ ra yếu đuối khi giao du và tiếp xúc với phụ nữ. Ông muốn mọi người xung quanh quan tâm đến ông, phải luôn khen ngợi ông dù chỉ là giả tạo, nếu họ không làm vậy thì ông cảm thấy cô đơn và bị trầm cảm.
Với tình cảnh là một người dân nước Đức đi tị nạn, vì Đức Quốc Xã truy nã ông vì cuốn Phía Tây không có gì lạ được xuất bản. Chính quyền khép tội Erich Maria Remarque là phản quốc nên ông mãi mãi không quay về Đức được nữa. Ông phải sống lưu vong ở nước Mỹ. Dù sống ở Mỹ hay Thuỵ Sỹ, ông cũng không có lấy một người bạn thân thiết nào thay vào đó thì ông thích tìm tình cảm giả tạo ở những phụ nữ mà ông làm quen.
Erich Maria Remarque luôn luôn quẩn quanh với các minh tinh ở Hollywood khi ông chuyển sang đây sinh sống vì ông muốn dùng cách này chống lại khủng hoảng thần kinh, nỗi cô đơn của tâm hồn khi chiến tranh còn đang diễn ra, nước Đức- quê hương của ông là những tác nhân gây ra chiến tranh thế giới thứ 2.
Người ta thống kê rằng, ông đã quen biết và có cảm tình với 122 người phụ nữ vì sự khao khát yêu thương, gần gủi, thân mật của phụ nữ.
Vài người phụ nữ trở thành những nhân vật trong tiểu thuyết của ông như nàng Zutta Zambona - mối tình đầu của E. M. Remarque. Nàng đã trở thành nàng Pat trong tác phẩm "Ba người bạn".
MARLENE DIETRICH – MỐI TÌNH CÔ ĐƠN VÀ TUYỆT VỌNG
MARLENE DIETRICH và ERICH MARIA REMARQUE
MARLENE DIETRICH và ERICH MARIA REMARQUE
Cuộc tình giày vò và khổ sở nhất của ông chính là với nàng Marlene Dietrich - một ngôi sao điện ảnh Hollywood, ông đã yêu say đắm nàng, hai người đã chuyển đến Hollywood (Mỹ) sinh sống nhưng nàng đã phản bội ông đi theo một người đàn ông khác và có thai với người đó. Cuối cùng sau bao đấu tranh, E. M. Remarque chính thức chấp nhận rằng Marlene Dietrich đã phụ bạc ông. Để quên Marlene Dietrich, ông tập trung viết tiểu thuyết "Khải Hoàn Môn" trong 7 năm và đưa bị kịch của tình yêu với Marlene Dietrich vào Khải Hoàn Môn.
Khải Hoàn Môn
Khải Hoàn Môn
Nhân vật chính của Khải hoàn môn là một bác sĩ bị ruồng rẫy phải từ bỏ quê hương là nước Đức vì chống chính quyền hiện tại, để đến Pháp tị nạn có tên là Ravic. Ở Paris, Ravic hành nghề bác sĩ giải phẫu và anh được trả tiền cho mỗi ca mổ với giá rẻ mạt. …còn cô người yêu của anh ta , quen biết tình cờ trên đại lộ gần Khải Hoàn Môn, ở nước Pháp - có tên Joan Madou - thì được bệ nguyên xi, cả ngoại hình cả tính cách từ nàng Marlene Dietrich “với khuôn mặt xanh tái, những thớ thịt nhô cao, nàng gợi nhớ tới một chiếc mặt nạ và cặp mắt mở to ẩn chứa rất nhiều bí mật, vừa không giấu giếm một cái gì lại vừa không hé lộ một cái gì”...
"Tình yêu chết đi không thể để lại một tình bạn. Kết thúc là kết thúc” -Erich Maria Remarque đã viết như thế trong tác phẩm Khải hoàn môn – cuốn tiểu thuyết mà ông chỉ có thể hoàn thành sau khi đã cắt đứt quan hệ với nữ nghệ sĩ - người yêu phụ bạc : Marlene Dietrich. Khi đó ông đã 46 tuổi, cuốn tiểu thuyết Khải Hoàn Môn sau khi xuất bản tại Mỹ, đã trở nên nổi tiếng, giúp E. M. Remarque tìm lại hào quang tương tự như cuốn Phía Tây không có gì lạ ở nước Đức.
PHÍA TÂY KHÔNG CÓ GÌ LẠ VỚI SỰ GIÚP ĐỠ CỦA LENI RIEFENSTAHL
Thời gian quen biết Leni Riefenstahl, thì ông đã viết tiểu thuyết kinh điển và nổi tiếng nhất "Phía tây không có gì lạ" một mạch tại căn hộ của Leni Riefenstah – diễn viên múa, biên đạo múa và đạo diễn phim có quyền thế và danh vọng, quen biết với thủ lĩnh của Đức Quốc Xã lúc bấy giờ.
Phía Tây không có gì lạ
Phía Tây không có gì lạ
Có thể nói những người phụ nữ đã đến bên cạnh Erich Maria Remarque giúp ông sáng tác những tác phẩm nổi tiếng và có danh vọng, trở thành một trong những nhà văn viết về chủ đề chiến tranh hay nhất
SỐNG CÙNG PAULETTE GODDARD ĐẾN CUỐI ĐỜI
Từ năm 1942, Erich Maria Remarque rời Hollywood, chuyển về sống ở New York. Sau khi tiểu thuyết “Thời gian để sống và thời gian để chết” được Hollywood chuyển thể thành phim vào năm 1957. Ông càng ngày trở nên nổi tiếng với tư cách nhà văn viết về chiến tranh hay nhất. Trong phim, ông cũng được ưu ái với một vai diễn là giáo sư Pohlmann.
Năm 1958, làm xong thủ tục ly hôn với Jutta Zambona tại Mỹ. Ở tuổi 60, E. M. Remarque kết hôn với diễn viên Paulette Goddard, vợ cũ của Vua hề Charles Chaplin, sau mười tám năm quan hệ không chính thức.
Những năm cuối đời, Erich Maria Remarque sống tại Porto Ronco - Thụy Sĩ, trong ngôi biệt thự cạnh hồ Maggiore với nhiều cổ vật quý giá mà ông mua được sau khi cuốn Phía Tây không có gì lạ trở nên nổi tiếng. Họ sống bên nhau tới ngày Erich Maria Remarque qua đời (25.9.1970) tại bệnh viện Locarno, Thụy Sĩ.
Câu kinh điển nhất của Erich Maria Remarque như :
"Chẳng một người nào có thể trở thành xa lạ hơn cái người mà ta đã yêu và đã bỏ”
“Tình yêu chết đi không thể để lại một tình bạn. Kết thúc là kết thúc”
------- Triệu Dương