Spoil: Đây là một bài viết hoàn toàn mang suy nghĩ chủ quan nhưng không phải tất cả đều là quan điểm của tác giả (nhưng cũng chứa đa số). Vì như đề bài, tác giả cũng băn khoăn không biết khi viết nên những dòng này là đúng hay sai nữa. Hơn nữa đây cũng không phải một tiểu luận hay một công trình nghiên cứu thâm sâu nào cả. Nó chỉ là một bài viết có liên quan đến mấy vấn đề thâm sâu thôi. Mình chỉ thắc mắc rồi mình viết ra cho mọi người cùng thảo luận với mình về vấn đề này thôi. Tác giả viết đôi lời như thế này để mọi người không mắng oan tác giả. 

Theo ý kiến của tác giả, thì ý nghĩa của mọi sự vật hiện tượng hiện diện xung quanh chúng ta đều không thể đánh giá được sự đúng sai của nó theo một cách hoàn toàn khách quan.


Mọi khái niệm, đánh giá về bản chất của điều gì đó hoàn toàn dựa trên tư duy của con người. Theo tâm lý học thì quá trình tư duy của con người trải qua các giai đoạn đi từ xác định vấn đề -> huy động các kiến thức khinh nghiệm -> sàng lọc các liên tưởng và bắt đầu hình thành các giả thuyết tiếp đến là tư duy của chúng ta kiếm tra sự đúng sai của các giả thuyết mà chúng ta đưa ra. ( nếu ta cho giả thuyết đó là đúng thì tư duy sẽ dẫn ta đến cuối cùng là đưa ra cách giải quyết vấn đề có sẵn; còn nếu giả thuyết ấy sai ta lại đưa ra một lí do để phản biện, bác bỏ và bắt đầu hình thành một giả thuyết mới)

Chính vậy sự đánh giá đúng sai chỉ là một sự đánh giá cá nhân. Khi một cá nhân hình thành một quan điểm giả thuyết mà họ cho là đúng. Họ sẽ tìm cách để duy trì, bảo vệ các giả thuyết của họ bằng cách thuyết phục người khác tin vào giả thuyết mà họ đưa ra. Song song với đó là bác bỏ, phủ định các giả thuyết đi “chệch hướng” so với tư duy của họ. Và đó chính là cái cách mà những “luật”, “quan niệm”, định kiến” ra đời.
Chưa có một lí giải một cách khách quan về sự đúng sai. Như thế nào mà một hiện tượng bị đánh giá là sai? Là vì nó đi ngược với chuẩn mực đạo đức của xã hội? Nhưng sự thật rằng xã hội vẫn luôn thay đổi song hành với thời gian và sự phát triển của con người. Thì những “chuẩn mực đạo đức” ấy cũng sẽ thay đổi theo sự phát triển tư duy của con người bởi lẽ hiện thực là một sự phản ánh khách quan của tư duy và nhận thức của con người. Vì vậy mà, không có bất kì một sự việc là nào là hoàn toàn sai, chỉ có những cái gọi là “đã từng đúng” hay là “chưa đúng”.
Trong cuộc sống, điều Đúng - Sai, Phải - Trái luôn luôn tồn tại song song. Cùng 1 vấn đề đó, có người nói Đúng, người bảo Sai, người khăng khăng nói Phải, người quả quyết là Trái. Mỗi người 1 quan điểm, ai cũng có lý. Tuy nhiên, cách hành xử của mỗi người hoàn toàn khác nhau và hầu như những cách hành xử đó không hề có 1 chuẩn gọi là pháp lý hay đạo đức nào cả. Tất cả phán quyết đôi khi không nằm ở đầu, nhưng nằm ở trái tim. (theo cuốn “Phải – Trái Đúng – Sai” – Michael Sandel)
Tâm lí học giải thích rằng tư duy được hình thành và phát triển trong quá trình lao động và quá trình giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội. Sự phán đoán đúng sai là trong những sản phẩm của tư duy. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng “nhận thức là quá trình tư duy con người đi từ cái riêng đến cái chung, từ hiện tượng đến bản chất”. Nôm na nói dễ hiểu thì nhận thức là khái quát, trừu tượng hóa bản chất của một sự việc, hiện tượng. Đặc trưng của phương pháp duy luận biện chứng chính là coi một sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật hiện tượng khác. Tư duy nhận thức của con người trong tâm lí học được coi là bậc tiến hóa phức tạp và thành công nhất, nó luôn không ngừng phát triển theo sự tiến hóa của nhân loại. Nhờ đó là nhận thức của con người về bản chất của một hiện tượng sự vật nào đó sẽ luôn luôn vận động theo sự thăng tiến của nền văn minh nhân loại. Vì vậy sự phán đoán đúng của con người trong hệ tư duy cũng thay đổi theo từng thời kì.
Theo thuyết nhận thức – hành vi cho rằng “chính tư duy quyết định phản ứng chứ không phải do tác nhân kích thích quyết định quyết định. Sở dĩ chúng ta có những hành vi hay tình cảm lệch chuẩn vì chúng ta có những hành vi hay tình cảm không phù hợp”. Ta có thể thấy rõ, nó chỉ tồn tại một sự việc được đánh giá là “lệch chuẩn” hay “không phù hợp” tư duy chứ không có sự “sai/trái” nào ở đây.
Để làm rõ ràng hơn cho quan điểm của mình tôi sẽ đưa ra một vài ví dụ. Tôi viết bài này trong khoảng thời gian về tệ nạn ấu dâm đang đăng đầy trên các phương tiện truyền thông từ báo lá cải cho đến tin tức thời sự vẫn phát hằng ngày trên các kênh quốc gia như vtv3 hay vtv1. Và tất cả mọi báo hay tin tức đều lên án, phản đối việc xâm hại tình dục trẻ em nói chung và xâm hại tình dục nói chung. Chúng ta sẽ bắt đầu từ cái chung chung nhất đó chính là vấn đề xâm hại tình dục, và đặc biệt là xâm hại tình dục phụ nữ. Trước khi những cách mạng đòi nữ quyền thành công thì trên khắp thể giới việc xâm hại tình dục đã trở nên rất phổ biến. Bàn về việc đúng sai thời đại ấy, cái thời mà phụ nữ vẫn bị coi là cái xương sườn thứ 7 của đàn ông thì giữa hai ngươi (hoặc nhiều người) thì ai là kẻ đúng và ai là kẻ sai? Khi đó những người đàn ôn sẽ phản ứng lại bằng cách đổ lỗi cho nạn nhân “Là cô ta quyến rũ tôi”. Với một hệ tư tưởng phong kiến nhất là với phương  Đông thì việc phụ nữ mà thất trinh thì hình phạt mà họ phải chịu đựng to lớn đến mức nào. Nhưng may mắn thay ở một nên văn minh tiên tiến quyền bình đằng được đòi lại và những hình phạt không còn tự động đổ lên đầu người phụ nữ nữa. Chuyển sang vấn đề nhỏ hơn là xâm hại tình dục trẻ em ở hiện tại là sai trai thì ở trong quá khứ việc tảo hôn là điều vô cùng phổ biến, một bé gái 7 8 tuổi “được” làm thiếp cho một vị quý tộc giàu có là “niềm vinh hạnh” đến cỡ nào. (hãy khoan chỉ trích tôi, vì tôi chỉ muốn đưa ra một ví dụ nhỏ về sự đúng sai thôi, tôi nói những lời này thì không có ý là tôi ủng hộ nó). Những hành động trên tùy vào thời điểm tư duy của con người theo hướng nam quyền hay bình đẳng mà được đánh giá là đúng hay sai.
Các quan điểm tâm động học và quan điểm truyền thống lại cho rằng hành vi xuất phát từ một quá trình thực hiện theo ý thức của chúng ta, điều này có nghĩa là hành vi của con người xuất hiện dựa trên ý thức của họ. Hành vi bị ảnh hưởng thông qua nhận thức hoặc các lý giải về môi trường trong quá trình học hỏi. Như vậy, rõ ràng là hành vi không phù hợp phải xuất hiện từ việc hiểu và lý giải đi ngược lại với tiêu chuẩn mà xã hội đưa ra hay nói đúng hơn là tiêu chuẩn mà nhiều người cho nó là “đúng”. Và khi đó xã hội sẽ tìm cách một là bài trừ những kẻ có tư tưởng “lệch lạc” ấy hoặc định hướng cho họ trở về với tư tưởng mà xã hội cho là đúng đắn.
Khi một hiện tượng cứ lặp đi lặp lại nhiều lần thì nó sẽ trở thành sự thật
Đó chính là cách mà hệ thống giáo dục ra đời, việc “giáo dục” con người là điều hàng đầu để giữ ổn định trật tự xã hội, để các nhà cầm quyền có thể yên tâm điều hành xã hội theo ý muốn của họ. Để rõ ràng hơn và nặng nề hơn thì “luật pháp” được ra đời. Luật pháp khiến con người sợ hãi khi nghĩ đến hậu quả mà nó mang lại khi người ta phá luật. 
Trái với thuyết nhận thức – hành vi thì thuyết thành vi lại cho rằng việc hình thành hành vi là xuất phát từ các yếu tố bên ngoài chứ ko phải từ yếu tố tâm lí bên trong. Theo thuyết này thì hành vi e sợ luật pháp là hành vi xuất phát từ thuyết điều kiện hóa kết quả. Luận thuyết này xảy ra khi chúng ta có xu hướng cư xử theo hướng được nhận nhiều phản hồi và kết quả tích cực và ngược lại, tránh làm những điều bị cho là tiêu cực. Điều này có nghĩa là một người hoàn toàn có thể điều khiển hành vi của ai đó theo hướng tích cực hay tiêu cực – theo hướng mà họ cho là “đúng”. Đối với nhà cầm quyền thì luật pháp là một công cụ hoàn hảo giúp họ điều hành xã hội.
Mở rộng vấn đề khi nó không còn nằm trong chính trị nữa mà đến cái to lớn hơn mang tính chất xã hội hóa hơn đó chính là “truyền thống”. Truyền thống không tự nhiên mà có, nó là một sụ lặp đi lặp lại của một sự vật hiện tượng mà người ta cho nó là tốt đẹp, là “đúng đắn”. Và nghiễm nhiên, truyền thống cũng là một hệ tư tưởng tích cực nhưng khác với luật pháp. Truyền thống không hề khô khan mà khá là “dễ đi vào lòng người” và được con người quy phục và tin tưởng hơn là pháp luật. Mà ít nhiều chính pháp luât cũng bị chi phối và ảnh hưởng bởi truyền thống. Nhưng “truyền thống” cũng như “pháp luật suy cho cùng cũng chỉ là một trong những sản phẩm do tư duy của con người tạo nên để tác dụng và điều khiển hành vi của con người. Mà ta có thể gọi nó là “trí tuệ đám đông”. ( trí tuệ đám đông trình bày lịch sử của một ý niệm hàm chưa trong nó những bài học sâu sắc đối với việc điều hành kinh doanh, tổ chức xã hội, cơ cấu hệ thống chính trị, chống chủ nghĩa khủng bố và suy nghĩ về tương lai của nhân loại chúng ta). Chính vì tư duy của con người luôn thay đổi như đã nói ở trên nên “truyền thống” cũng không được đanh giá đúng sai một cách khách quan.
Ta vẫn luôn nghĩ về việc đúng sai ở đời theo một cách đơn giản nhất. Đúng là đúng và sai là sai. Nhưng bản chất của vũ trụ không phải vậy, nó có thể đúng lúc này, ở một mặt này nhưng cũng có thể sai ở mặt khác, sai ở lúc khác cả về quá khứ lần tương lai. Tất cả có lẽ đều chỉ mang một tính chất tương đối. Nếu như mọi thứ đều đơn giản và rõ ràng 1 đúng 2 sai thì có lẽ con người ta có thể thoát khỏi đi những bi kịch trần thế mà. Nhưng có bao giờ đời là đơn giản? Là dễ dàng? Cuộc đời chính là một chuỗi bi hài kịch, phũ phàng vậy đấy. Nhưng con người là ai? Chỉ là một hạt bụi bé nhỏ trong một hện thống vũ trụ ngay cả chính ta còn không biết sự tồn tại của bản thân có thật hay không.
Elon Musk: "99,99999999% khả năng chúng ta đang sống trong thế giới giả lập"
Đó là một giả thuyết của một vài nhà khoa học cho rằng, chúng ta đang sống trong một thế giới giả lập, làm nhân vật trong một trò chơi của ai đó mà không hề hay biết. Trong một số những tranh cãi nổi tiến về thuyết giả lập, Nick Bostrom - một nhà nghiên cứu về tâm lí học ở đại học Oxford - “có phải chúng ta đang sống trong một thế giới giả lập?”, ông đã cho rằng nên văn minh của những con người hiện đại trong lai đã làm ra giả lập và khiến cho con người sống trong kí ức của tổ tiên. Giả thuyết này được nghiên cứu dựa trên quá trình quan sát các xu hướng của con người hiện nay trong công nghệ. (tìm hiểu thêm tại https://spiderum.com/bai-dang/Chung-ta-dang-song-trong-mot-the-gioi-gia-lap-lam-nhan-vat-trong-tro-choi-cua-1-ai-do-ma-chung-ta-khong-he-nhan-ra-4e6
Vậy chúng ta có dám chắc sự tồn tại của chúng ta là “đúng” những trạng thái, cảm xúc hay thậm trí là tư duy của chúng ta hiện nay là “đúng” hay “sai”?

Vậy trong vũ trụ thì điều gì mới thực sự là đúng?

Như đã nêu ở trên, sự phán đoán đúng sai của một sự vật hiện tượng chỉ là một trong những sản phẩm do trong quá trình tư duy của con người mà hình thành. Những định lí chứng minh, sự kiện lịch sử mà ta coi là đúng có thật sự “luôn đúng” trong “mọi hoàn cảnh” hay trong mọi trong gian? Hay đó chỉ đơn giản là một câu trả lời phù hợp nhất mà ta dành cho những hiện tượng sự việc kì bí. Nhưng tất cả chúng ta thấy chỉ là một bề mặt nổi của một tảng băng chìm.
Theo giả thuyết hố đen vũ trụ, hố đen đã phá vỡ quy luật trôi chảy của thời gian và cũng phá vỡ mọi quy tắc trong không gian. Các nhà khoa họa cho rằn hố đen vũ trụ như một cánh cổng tức thì đưa con người đến một chiều không gian hoặc một khoảng thời gian khác so với thời gian mà con người đang sống. Lúc này mọi quy luật của thời không cũng chỉ mang tính chất tương đối.
Trước khi viết nên những dòng tiếp theo này tôi đã từng nghĩ quá khứ có lẽ luôn là sự thật vã vĩnh viễn như vậy. Nhưng khi đọc đến “nghịch lí ông nội” tôi đã hoàn toàn thay đổi quan điểm của mình. Theo nghịch lí ông nội, hiểu nôm na một cách dễ hiểu đó là một nghịch lí logic, là sự nghịch lí khi mà con người du hành từ tương lai về đến quá khứ để thay đổi quá khứ, nhưng khi quá khứ được thay đổi thì không còn tương lai nữa. Tại sao lại gọi là nghịch lí ông nội? Các nhà khoa học đã giải thích một cách dễ hiểu rằng: có một người đàn ông quay trở về quá khứ để giết ông nội trước cưới bà nội mình, và khi ông nội không cưới bà nội của anh ta thì sẽ không sinh ra cha của anh ta và anh ta cũng sẽ không tồn tại để quay trở về quá khứ để giết ông nội anh ta nữa nhưng nếu anh ta không trở về quá khứ để giết ông nội anh ta thì anh ta vẫn sẽ được sinh ra và quay trở về để giết ông nội mình. Đó chính là nghịch lí nhưng lại vô cùng logic. Hay có một nghịch lí khác gọi là nghịch lí Hitler, cũng na ná với nghịch lí ông nội, giả thuyết của nghịch lí này cho rằng, một người hùng từ tương lai đã quay trở lại quá khứ để giết Hitler trước khi hắn phát động tiếp tục cuộc chiến tranh Thế giới thứ 2. Tất cả những nghịch lí này đều nằm trong giả thuyết du hành ngược thời gian. Khi quá khứ bị thay đổi, thì nó không còn “đúng” nữa nhưng nó cũng “không sai” chí ít thì nó cũng “đã từng đúng”.
thuyết đa vũ tr

Kế đến là nói tới sự đúng sai của những định lí hay thậm chí là sự đúng sai của những giả thuyết mà tôi đã nêu trên. Theo The Science Daily đưa ra một giả thuyết về vũ trụ tồn tại bên trong một quả bong bóng. Nó dự đoán rằng vũ trụ mà chúng ta đang sống tồn tại trong một quả bong bóng và xung quanh có nhiều vũ trụ nằm ở nhiều quả bong bong khác. Trong những quả bong bóng này thì những hằng số hay những định luật cơ bản (về vật lí, hóa học, toán học hay thậm chí là những lí thuyết về thuyết tương đối của nhà bác học Einstein) đều có thể khác nhau. Vì thế những cái mà ta gọi là định lí “luôn luôn đúng” không thể đúng hoàn toàn vì nó cũng có thể là “sai” trong một vũ trụ khác.
Tất cả những dẫn chững cũng như luận điểm của bài viết trên của tôi là hoàn toàn dựa vào thuyết tương đối của Einstein được công bố vào năm 1905 . Theo tôi mọi sự vật hiện tượng đều không mang một tính chất đánh giá tuyệt đối nào đó. Chính vì vậy mà thuyết tương đối ra đời, nó không có một hệ quy chiếu “tuyệt đối” nào. Để hiểu rõ hơn và “dễ hiểu” hơn về thuyết tương đối ta có thể lấy ví dụ: Một người đang đi ngồi trên ô tô đi qua một con đường có rất nhiều cây. Nếu ta nhìn sự vật với vị trí là người đang ngồi trên xe thì ta thấy cây chuyển động và người thì ngồi yên, và ngược lại, nếu ta chọn vị trí là mặt đường thì ta thấy người đang chuyển động và cây thì đứng yên. Nhưng chúng ta đều biết rằng, cái cây không thể di chuyển được. Đó chính la thuyết tương đối.
Nó cũng là tiền đề cho thuyết tương đối văn hóa từ đó mà phát triển lên sau thế chiến thứ II và được đánh giá là “hơn cả một học thuyết, một quan điểm hay phương thức”.
 "... văn minh không phải là một cái gì đó tuyệt đối, nhưng... là tương đối, và... những ý tưởng và quan niệm của chúng tôi chỉ đúng đối với nền văn minh của chúng ta cho tới hiện tại." (Franz Boas)
Nhưng nếu như tất cả những giả thuyết về hiện tượng đa vũ trụ, mạng lưới giả lập và những hố đen trong thời không đều không thật sự tồn tại. Thì khi đó “thuyết tương đối” lại gặp một vài điểm không phù hợp. Chính tính chất này của thuyết tương đối cũng đã tự nó chứng minh và phản biện những luận đề mà chính nó đã đưa ra.

Vậy nên viết một trang văn tế như thế này, tác giả vẫn băn khoăn, không biết có cái gì thực sự là đúng và sai một cách tuyệt đối không? 

P/s: Tất cả những giả thuyết cũng như khái niệm đều được tác giả gom góp tích lũy từ trên mạng theo từn mảng như tâm lí học, triết học, vật lí học bla bla. Không phải do bịa mà ra đâu. Và tất cả chỉ mang tính chủ quan. Nếu có khuyết điểm xin mọi người lượng thứ. =)))) 
Đọc thêm: