Dùng nhạc để kể chuyện
Tôi không định nói đến các rapper hay các bài hát có lời khi mà rõ ràng lời hát chính là công cụ để kể chuyện. Cái mà tôi muốn nói...
Tôi không định nói đến các rapper hay các bài hát có lời khi mà rõ ràng lời hát chính là công cụ để kể chuyện. Cái mà tôi muốn nói đến là câu truyện khi bạn sử dụng nhạc không lời.
Thực ra kỹ thuật này không phải là lạ. Nếu bạn là fan của nhạc cổ điển thì chắc hẳn bạn cũng đang biết điều này rồi. Tôi cũng đã từng biết nó qua một video trên TED-Ed[1] vài năm về trước nhưng thực sự biết và hiểu hay trải nghiệm nó lại là một chuyện khác. Tôi vẫn nhớ lần đầu xem video và gật gù rằng đúng là thế, nhưng video đó chẳng có chút nào lay động tôi...
Cho đến hôm qua.
Khi đang ngồi làm việc. Không phải, khi đang nghỉ 5 phút giữa giờ tôi vô thức cuộn phần comments của một bản nhạc phim yêu thích để rồi tôi tìm đến được một câu chuyện nằm trong chính bản nhạc ấy:
Tôi là fan của series phim "Westworld", chính xác là fan của phần 1 và phần 2 (phần 3 để lại sự thất vọng kinh khủng khiếp khiến tôi không tin rằng đây là series của cùng một đạo diễn. Nhưng chắc đây sẽ là chủ đề cho một bài viết khác). Trong phần 1 có một bản nhạc phim tên là "Dr. Ford" viết về nhân vật Ford - một nhân vật phụ có tầm ảnh hướng lớn trong phim. Một trong những comment trên video youtube của bản nhạc mang nội dung của một bài viết trên Reddit[2] về cốt truyện của nhân vật được ẩn chứa trong bản nhạc ấy. dịch lại như sau:
1. 0:00 - 1:13 - Tiếng violin tượng trưng cho Ford khi chỉ còn một mình và Arnold đã biến thành âm nhạc. Chú ý đến giai điệu ở đây mà ta sẽ gọi là "Giai điệu Ford". Tiếng violin chính là hiện thân của Ford
2. 1:13 - 1.43 - Tiếng đàn piano độc tấu, âm nhạc ở đây là "Giai điệu Ford". Có lẽ đây là thời điểm công viên lần đầu tiên được mở theo ý Ford. Tiếng piano chính là công viên và những người máy.
3. 1:43 - 2:18 - Tiếng piano và violin cùng nhau chơi giai điệu của Ford, nhưng lần này mạnh mẽ hơn, giống như công viên đang lớn mạnh và Ford chính là chủ nhân đằng sau sự phát triển này
4: 2:18 - 2:48 - Có âm thanh điện tử và một giai điệu hoàn toàn mới, hoàn toàn khác với giai điệu trước. "Câu truyện mới". Giai điệu này được chơi rất tinh tế. Kế hoạch của Ford đang được tiếng hành âm thầm! Code đang được viết cho những người máy.
5. 2:48 - 3:18 - Tiếp tục tiếng violin và piano, tiếng violin đang chơi giai điệu Ford như thường lệ, nhưng piano đã bị thay đổi và giờ là giai điệu cho câu truyện mới. Đây có lẽ là khi Ford đã đẩy bản "reveries" và những người máy, nhưng vẫn trước cái chết bất ngờ của Ford.
6. 3:18 - 3:48 - Bang! Giờ là 2 tiếng pianos, một tiếng chơi giai điệu Ford và tiếng kia chơi theo "câu truyện mới". Ford cuối cùng cũng đã biến thành âm nhạc, trở thành một phần của công viên theo cách mà bạn hiểu. Và giờ chúng ta thấy câu chuyện mới bắt đầu không chỉ bởi bản thân câu chuyện, mà nó còn dựa vào kế hoạch của Ford.
7. 3:48 - 4:17 - vẫn như trên nhưng tiếng violin quay trở lại, chơi giai điệu của Ford mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nó giống như sự HỒI SINH CỦA FORD theo cách này hay cách khác.
8. 4:17 - 4:47 - Violin độc tấu (coi như là đại diện cho Ford) được chơi mạnh mẽ nhưng theo giai điệu của "câu chuyện mới". Hừ, khá là lạ (tác giả dừng ở đây).
Theo tôi đây có nghĩa là Ford đã thực sự "trở thành âm nhạc" như ông ấy nói. Nó nghĩa là Ford (tiếng violin) thực sự trở thành "câu truyện mới" (giai điệu).
9. 4:47 - kết - Piano độc tấu (coi như đại diện cho công viên) được chơi tinh tế với giai điệu Ford. Có lẽ hai thứ này đã bị đổi chỗ? "Câu truyện mới" nay tự tồn tại, độc lập trên thế giới này mà không có Ford kiểm soát, trong khi đó bản thân Ford vẫn tiếp tục kể những câu truyện của ông, có lẽ đâu đó trong công viên?
Gund Gaonh Ganh
Tham khảo:
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất