Tại sao chúng ta cần phải học? Liệu quy tắc 10.000 giờ có đúng hay chúng ta cần xem lại? Từ câu chuyện của cô bán mận, mà tớ nghĩ tới đủ thứ như vậy đấy.
Hôm nọ, tôi và đứa bạn có ngồi ăn bánh mì ở một quán ven đường (quán ngon lắm, có chè khúc bạch siêu ưng nữa, nếu cậu muốn tớ recommend cho).
Hai đứa ăn được một lúc thì một cô với cái đòn gánh đầy mận đã để sẵn theo từng túi đi tới. Cô năn nỉ và mời chúng tôi tới 3 lần nhưng… . Nhìn cô tôi rất thương, cái thân gầy gò mà phải gánh cái đòn nặng trĩu trên vai, cô đi bộ rong ruổi khắp các con phố, chắc cả một ngày, cô chẳng bán được bao nhiêu. Nhưng cô vẫn gánh qua mời hết người này tới người khác, cô nói với chúng tôi rằng, cả ngày hôm nay cô mời ai cũng từ chối thế này, cô chẳng bán được mấy.
Đã mười giờ đêm, cái giờ mà đáng ra nhiều người được về nhà nghỉ ngơi thì tôi nhìn xung quanh, không chỉ cô bán mận mà có biết bao con người vẫn lao động, vẫn bán những món đồ rất nhỏ con, mà chắc tiền lãi cũng chẳng được là bao.
Ảnh minh hoạ
Nguồn: Trà My - Báo Đắk Lắk
Ảnh minh hoạ Nguồn: Trà My - Báo Đắk Lắk
Nhưng chúng tôi vẫn chỉ là sinh viên mới ra trường, nhìn, cảm nhận, chúng tôi thấy thương…nhưng chúng tôi cũng chẳng biết làm cách nào cho những con người ấy bớt khó khăn đi được. Và tôi chợt nghĩ đến, những cô chú ấy đã cả đời rong ruổi khắp nơi bán những món đồ như này, ngày thì bán được, ngày thì ế. Mọi thứ còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết xem ngày hôm đó có đông người ra đường hay không…
Rồi tôi chợt nghĩ ra điều gì đó, quay sang hỏi đứa bạn:
- “Này m nghĩ tại sao cô bán mận kia vất vả tới 10 giờ đêm rồi mà vẫn chẳng ai mua cho cô ấy, ai cũng từ chối vậy?” - “T nghĩ là do cách cô ấy làm, và cô ấy đang rao bán không đúng chỗ. Cô vào hàng bánh mì, vào hàng bún rao bán mận thì ai mua. Nhìn cô khổ thật nhưng người ta không có nhu cầu thì họ vẫn không mua thôi” - “Nếu là cô ấy, thì m nghĩ m bán ở đâu, như nào thì hợp lý?” - “Chắc t sẽ đem ra bờ hồ, hoặc ra chợ bán” - “…” - “Bỏ thêm cả gói muối chấm mận vào nữa chắc tiện cho mọi người ăn hơn.” - “Ừa cũng là một ý hay, nhưng t có cách khác m” - “M định làm gì?” - “Tao sẽ tới những cửa hàng bán nước ép và mời các chủ cửa hàng mua mận, nói với họ công thức làm siro từ mận và uống những loại nước siro mận thì tốt cho cơ thể như thế nào. Người ta sợ ăn mận vì người ta sợ chua và nghĩ nó có tính nóng. Nhưng hiện tại đang là mùa hè mà, mùa hè người ta rất thích uống những loại nước hoa quả, nước mận có thể giải khát và t sẽ nói tới tác dụng nhiều hơn là tác hại. Mận cô bán là mận sạch do nhà trồng, sắp hết mùa rồi, có mấy đứa cháu của cô cũng đang gọi nhờ để cho mấy cân, dưới quê giờ mọi người thích uống ước mận lắm, đẹp da,… và t sẽ mời nhiều chủ cửa hàng nước ép, người này không mua thì người khác sẽ mua, họ mua rồi thì t giữ liên lạc và phân phối mận thường xuyên cho họ luôn.”
Nó gật gật rồi quay ra xoa đầu tôi cái : )))
- “Ý hay, tao không nghĩ ra. Thế sao m không đi bán mận đi =)))" - “M biết sao không? Cả tao và m đều đang trên con đường đi tìm điều mình muốn làm và thứ mình muốn bán, sao cho tối ưu và hiệu quả nhất cả về công sức, thời gian lẫn tinh thần nữa. Nếu có thể tạo ra thu nhập thụ động thì càng tốt. Cho nên khi nghĩ ra một ý tưởng, chúng mình lại đắn đo không biết nó đã là một ý tưởng tốt nhất hay chưa. Và chúng mình vẫn chần chừ chưa thực hiện bất cứ một ý tưởng nào cả. Và chúng mình còn thiếu nhiều kỹ năng khác để làm được những điều lớn, hiện tại chúng mình vẫn đang đi bán sức lao động để vừa làm, vừa học thêm những điều mà những người giỏi họ đã làm” - “Uhm…” - “Mà tự nhiên t nghĩ tới quy tắc 10.000 giờ của Malcolm GladWell liệu có đúng với những người như cô bán mận hay không…”
Về tới nhà tôi nghĩ thêm, cô ấy đã dành cả đời để gánh những giỏ mận mang đi bán, tức là cô đã có đủ 10.000 giờ để thành thạo kỹ năng bán hàng (cụ thể là bán mận) rồi đó chứ. Vậy tại sao cô vẫn mãi chẳng bán được? Cô có đi tìm giải pháp không…
Trước khi đi tìm lời giải, thì cô ấy cần hiểu vấn đề trước đã. Cô rất chăm chỉ, chăm chỉ hơn những đứa trẻ tuổi chỉ biết ngồi ngẫm nghĩ như chúng cháu. Ngày nào cô cũng gánh mận đi bán, vậy vấn đề không phải là không chịu khó và không kiên trì. Tất cả những điều chăm chỉ, chịu khó, kiên trì đều là đức tính tốt mà chúng cháu đang rèn luyện hàng ngày, nhưng mà, cô cứ làm thôi, cô không dành chút thời gian để nhìn lại tại sao mình bán mãi vẫn không được.
Vậy nên tôi nghĩ, đó là lý do vì sao chúng ta cần không ngừng học hỏi. Có thể những người như cô bán mận, khi còn nhỏ không có điều kiện như lứa trẻ chúng ta, được tới trường tới lớp. Nhưng học, không chỉ là học tại trường, mà học ngoài đời sống, học ngoài xã hội nữa. Cô có thể chẳng cần phải đọc nhiều sách báo, vì cô còn phải dành thời gian chăm lo gia đình. Nhưng cô vẫn có thể học, học từ ai? Học từ những người cô tiếp xúc hàng ngày, mỗi ngày học một ít, ví dụ cũng một người bán mận rong, nhưng họ bán kèm theo lọ muối chấm mận, họ bán nhanh và hết trước cô, cô có thể học từ họ. Rồi từng chút một, từng ngày một, mỗi khi nhìn thấy những điều gì mới mẻ, tốt hơn cho công việc của mình, cô đều có thể thử áp dụng, vậy thì công việc của cô có thể bớt vất vả đi biết bao.
Nói tóm lại là câu nói “học, học nữa, học mãi” nên in sâu thật sâu trong tâm trí chúng ta, kể cả chúng ta có dành 10.000 giờ để thành thạo một kỹ năng, nhưng không học hỏi thêm điều gì mới mẻ, thì chúng ta có thể mãi vẫn đứng một chỗ. Và với những người trẻ tuổi, khi còn có nhiều thời gian để học hỏi, hãy cứ học, học để có thể nhìn nhận thế giới xung quanh một cách khác đi, học để tìm thấy con đường tốt nhát, phù hợp với bản thân nhất mà chúng ta có thể đi tới…
Lại nói tới việc học, ừa có cả học cách yêu thương những người xung quanh, học cách yêu bản thân,…vân vân và mây mây. Có thời gian, tớ lại ngồi ngẫm nghĩ huyên thuyên tiếp. Còn giờ, tớ đi học cách làm thế nào để bớt lan man hết thứ này tới thứ nọ đây : )))))
POV: Tớ không nghĩ được tiêu đề nào hợp lý cho bài viết này cả, rất mong được các anh/chị và các bạn gợi ý dưới comment ạ!
Nhân đây, tớ đang chia sẻ những tâm sự, động lực trên IG @quote.by.peachie của tớ. Nếu cảm thấy quan tâm, cậu có thể nhấn "Theo dõi" để ủng hộ tớ nhé!