Khi còn là một cậu nhóc, khi còn là một cậu sinh viên, bạn có quyền thả trôi theo dòng cảm xúc của mình. Buồn thì trốn ở nhà. Thất bại thì khóc. Yếu đuối cũng được, đổ lỗi cũng được. 

Nhưng lớn lên rồi thì sao? 


Lớn lên thì phải đi làm. Đi làm, thì sẽ có lúc, nhân viên của bạn, hay chính bạn, bị sếp phòng ban khác "đì". Bạn có thể ôm nhau khóc mếu máo với nhân viên và gọi điện về cho mẹ: "Mẹ ơi người đời hiếp đáp con nè" không?
Không.
Sau một vài lần bạn sẽ học được cách thét lại ra lửa với nhân viên: "Đ*m thằng mặt *** phòng kia, để anh xử nó", or, "để anh gọi kiểm soát nội bộ/sếp tổng phạt nhảy ngược thằng con lợn này lên". Nhưng trong lòng bạn thì ngao ngán vô hạn. Mình được dạy là đi làm để làm thế giới tốt đẹp hơn mà. Tại sao lại suốt ngày đấu tranh với hệ thống quan liêu ở các Tập đoàn lớn, phải chơi nhưng trò như thế này?
Nhưng bạn không được phép xuống tinh thần trước mặt nhân viên và đồng nghiệp. Bạn sẽ phải xốc lên và đi tới như vị lãnh tụ Lê nin, kể cả trong lòng bạn buồn hơn cả Victor Hugo.

Lớn lên thì phải đi date. Dù có là một thanh niên gia nhập Anti Social Social Club từ mẫu giáo, thì lúc lớn lên, bạn cũng phải học cách hẹn hò. Không phải để gạ con gái người ta đi "nhà nghỉ Đại Dương Xanh". Hẹn hò là một phần gia vị của cuộc sống.
Nhưng nếu sáng nay, bạn cùng cả thế giới vượt đèn đỏ ở ngã tư Láng - Láng Hạ, nhưng anh áo vàng chỉ tuýt mỗi bạn. Đến công ty ướt như chuột lột, và bị sếp túm lại "hỏi bài cũ". Đấy sẽ là một ngày đen tối với bạn.
Nhưng bạn không được phép kể lể với cô ấy. Chả có cách nào bạn đẩy một cô gái ra xa, bằng cách kể lể, than vãn và tiêu cực. Tin tôi đi, tôi từng có bạn gái từ bạn học, đồng nghiệp, thậm chí là Tinder matching (thiệt).
Vừa gõ dòng này, là tôi vừa nốc một đống vodka. Về đến nhà, tôi bật nhạc của Trang lên. Trang cất nốt cao, nước mắt tôi lăn dài mà không kìm được.


Thế nhưng điện thoại ting ting, cô ấy PM. Tôi lại chọc cười cô ấy. Cô ấy vui vẻ, khoe là em mới mua được đôi giày nè, rồi gửi ảnh cho tôi qua message để khoe. Rồi tôi bảo cô ngủ đi. Cô chúc tôi ngủ ngon, tôi tắt mess, và quay lại với chính bản thân mình. Cô không hề biết tôi buồn dường nào. 
Lớn lên thì bạn càng có nhiều cuộc nói chuyện sâu sắc hơn với bố mẹ. Nhưng bạn chẳng bao giờ kể về những đau đớn, mất mát trong tuổi trẻ của mình. Vì sao bạn không kể? Giống như tôi thôi, bọn con trai lớn lên và học cách giấu nhẹm đi mọi chuyện với bố mẹ. 
Thế là từ công việc, bạn gái, gia đình, bọn con trai lớn lên đều học được cách lặng im nghe một tiếng thở dài. Càng lớn tuổi hơn, anh ta càng hấp dẫn, vui vẻ, chín chắn và vững vàng, chỉ vì cả ngàn lần nén một tiếng thở dài trước đó. 

Thế vậy thì cả đời sẽ buồn mãi sao?
Không. 
Cho tới khi bạn gặp được một cô gái. Sau khi cả hai đã phô diễn hết những vũ điệu nghi thức bắt mắt. Cô ấy mở lòng với bạn 1, bạn đem đến 2, để cô ấy có thể chia sẻ cho bạn 3, cứ thế  mối quan hệ tốt lên. Cho tới ngày, một ngày mà bạn mệt, bạn có thể kể với cô ấy một tí. Thể là đủ, bạn lại vui trở lại.

Cho tới khi bạn trải qua đủ mùa kinh doanh cao điểm lẫn thấp điểm với đồng nghiệp. Cuối năm, trong chén rượu xuề xòa, bạn rón rén rót rồi nâng cốc và khai thật: Đm lúc ấy anh cũng sợ nó v** l** ra ấy =))) Nhưng mà anh tin mình làm đúng, nên kệ cmn cứ phải phang thôi

Cho tới khi bạn đủ dũng cảm để kể câu chuyện bản thân cho bố mẹ.
~~~
Đời bọn con trai về cơ bản vẫn là buồn, cơ mà thi thoảng vui phết!