Đòi Bình Đẳng (P.2)
Năm 1637, câu nói bất hủ của Decaster ra đời, đánh dấu bước mở đầu cho thời kì nền tri thức luận tiên tiến của phương Tây-phong trào...
Những tiếng nói đầu tiên
Năm 1637, câu nói bất hủ của Decaster ra đời, đánh dấu bước mở đầu cho thời kì nền tri thức luận tiên tiến của phương Tây-phong trào Khai Sáng, hay Triết học Ánh Sáng. Đây là thời kì bắt đầu cho một lịch sử hình thành nên nữ quyền, xuất phát điểm từ lý trí, tôn trọng hạnh phúc tự do của mỗi cá nhân. Nó phát triển thành niềm tin vào công bằng, bình đẳng mà người phụ nữ trên toàn thế giới nên được hưởng cho tới tận ngày nay.
Mary Wortley Montagu, nhà đấu tranh nữ quyền tiêu biểu thời kì này, trong tác phẩm Letters and Works được in sau khi bà mất đã thuật lại:
"Khi tôi bước vào một phòng tắm lúc ở Sofia( thủ đô Bulgari), nhóm phụ nữ người Thổ ở đó đã kinh sợ trước bộ đồ cóoc -xê tôi mặc trên người. Họ nói to rằng lí do tôi suốt ngày bị khóa chặt trong "cỗ máy" kia bởi vì tôi không có đủ "quyền năng" để mở khóa nó - một vật cụ được cho là sáng chế bởi người chồng của tôi."
Một chiếc cóoc xê của bà phu nhân đại sứ người Anh lại khiến phụ nữ người Thổ khiếp sợ được? Thực ra vào thời kì đó, không gian sinh hoạt riêng tư của phụ nữ ở Ottoman ( Thổ Nhĩ Kỳ) rất được coi trọng, thậm chí phụ nữ người Thổ còn được phép tắm trong khoảng thời gian dài 4-5 tiếng 1 lần 1 tuần, như một biện pháp giúp tiêu khiển và phục hồi thể trạng của phụ nữ. Người ta xây hẳn một buồng tắm rất lớn với kiến trúc rất đẹp để người phụ nữ được làm điều đó. Câu chuyện trên chứng tỏ, trong lịch sử phụ nữ là đối tượng rất được chú ý và quan tâm.
Nếu quay về thời kì Hi Lạp, ta có thể thấy phụ nữ được coi trọng nhờ khả năng sinh đẻ. Nếu lật ra bất kì một thời điểm nào trong lịch sử hay truyện thần thoại ở Hi Lạp, sẽ luôn nhìn thấy các chiến binh nữ và các vị nữ thần được tôn thờ và đặt vào những vị trí cao nhất. Tất cả chứng tỏ, trong thời kì lịch sử xa xưa, phụ nữ được nhìn nhận và được tôn trọng ở rất nhiều đất nước, ở nhiều nền văn hóa khác nhau.
Nhưng đó mới chỉ là sự coi trọng từ những nền văn hóa có tính cách như vậy. Để tiến tới được coi trọng trên tất cả mọi quốc gia, họ cần phải làm nhiều hơn. Phụ nữ phải tham gia ngày càng nhiều hơn trên mặt trận chính trị, để có tiếng nói và có quyền lực nhất định giành lấy những quyền lợi họ cần được hưởng. Năm 1893, Newzealand là đất nước đầu tiên có chính quyền công nhận quyền đi bầu của tất cả phụ nữ lớn tuổi. Năm 1920, Đạo luật bổ sung thứ 19 của Hiến pháp Mỹ đã công nhận chính thức rằng phụ nữ Mỹ có quyền bầu cử tương tự như đàn ông da trắng. Ở những quốc gia với sự phát triển mạnh về văn minh kinh tế, coi trọng tuân theo chủ nghĩa cá nhân, việc phụ nữ được đi bầu đánh một dấu mốc lớn, trên con đường giúp mỗi cá nhân trở thành một chủ thể tự do và co sức nặng trong lời nói nhiều hơn. Hiển nhiên, sự tiến bộ xã hội sẽ ngày càng tăng theo.
Phụ nữ thậm chí còn là người chủ động đóng góp vào những cuộc cách mạng lớn trên thế giới. Năm 1789, hơn 5000 phụ nữ đã tham gia tuần hành đến thủ đô Versailles, là bằng chứng vai trò của họ trong cuộc cách mạng Pháp vĩ đại. Năm 1917, không phải từ các công nhân nam giới, mà từ sức ép của hàng chục nghìn phụ nữ biểu tình, bao gồm tầng lớp trung lưu, giai cấp công nông và học sinh sinh viên, đã khơi mào cổ vũ mạnh mẽ, làm sụp đổ nhanh chóng chính quyền Sa hoàng Nga tàn bạo, mở ra chương chân trời chói lọi mang tên Cách mạng tháng Mười Nga.
Phụ nữ thực sự khiến xã hội thay đổi.
Dấu ấn người phụ nữ trong lịch sử Việt Nam
Phụ nữ Việt Nam, từ ngày xưa, đã được lưu vào sử sách ở vị trí ngai vàng( Hai Bà Trưng, Bà Triệu), vì có những chiến công hiển hách cho dân tộc. Họ kiên cường, dũng cảm, bất khuất, giỏi việc nước lại đảm việc nhà. Họ được coi trọng ngang hàng với các dũng tướng nam nhân, được công nhận là một biểu trưng không thể thiếu được của khí phách đất nước. Trong thời kì các cuộc đấu tranh từ thế kỉ 20, họ là yếu tố cực kì quan trọng, dẫn đến thắng lợi của 2 cuộc kháng chiến chống pháp chống mỹ, giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành những lời tuyệt đẹp, để nói về đóng góp của những chiến binh tóc dài như sau:
" Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ ta đã góp phần khá lớn làm cho cách mạng thành công, kháng chiến thắng lợi vẻ vang. Trong hàng ngũ vẻ vang những anh hùng quân đội, anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua và lao động tiên tiến đều có phụ nữ. Phụ nữ ta tham gia ngày càng đông và càng đắc lực trong các ngành kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội."
Từ những lời nói của người đại diện cao nhất, tiêu biểu nhất của dân tộc, đã khẳng định phụ nữ Việt Nam có vị thế cực kì vững chắc, vai trò hết sức to lớn trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, vượt qua những thời khắc khó khăn trong lịch sử, để ngày càng phát triển trong tương lai. Đó vừa là sự công nhận, vừa là sự tri ân những thế hệ phụ nữ anh hùng Việt Nam.
Việt Nam là một nước văn hóa Á Đông, chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng Nho Giáo từ Trung Quốc, vậy nên xã hội cũng ít nhiều có tư tưởng trọng nam kinh nữ. Nhưng bên cạnh đó, đất nước ta có truyền thống nhân đạo, vinh danh ca ngợi vị trí yếu thế của các "hậu phương phía sau". Từ xưa, hình ảnh người chinh phụ đứng chờ chồng trở về từ chiến trận được các văn nhân dùng để sáng tác nên nhưng tác phẩm văn chương bất hủ như "Chinh Phụ Ngâm"( Đặng Trần Côn sáng tác chữ Hán, Đoàn Thị Điểm dịch chữ Nôm). Những câu ca dao cửa miệng "Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn", "Râu tôm nấu với ruột bầu, chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon" là những câu ca ngợi vàng son dành cho công sức người phụ nữ xây dựng giữ gìn tổ ấm mái nhà gia đình. Tác phẩm "Thúy Kiều", ở Trung Quốc chỉ là một câu chuyện buồn về cô gái phải bán mình chuộc cha, nhưng ở Việt Nam đại thi hào Nguyễn Du đã nâng nó lên thành khúc ca thơ lục bát về số phận bất hạnh của nàng Kiều. Bài thơ được quần chúng nhân dân phổ biến rộng rãi chỉ nhờ qua những lời truyền miệng, vẫn giữ nguyên cái hay của nó qua nhiều thế hệ. Nó cho thấy nàng Kiều được yêu mến, nhân dân yêu cái đẹp cái tài của nàng, đồng cảm động lòng trước những gì mà một người con gái như nàng phải trải qua.
Phụ nữ Việt Nam ngày nay, giữ nguyên những nét ứng xử duyên dáng dậm đà bản sắc dân tộc của phụ nữ ngày xưa, nhưng tính năng động cởi mở được thông thoáng nhiều hơn. Chiếc áo dài vẫn là nét đẹp chỉ riêng có của người con gái Việt Nam, nhưng nó đã dần xuất hiện trên các tò báo nước ngoài lớn, trong các chuyển công tác của lãnh đạo đất nước bay tới các quốc gia thực hiện đối ngoại.. Hình ảnh đất nước càng được tô điểm thêm phần tự hào, khi chiếc áo dài xuất hiện trong những buổi tiếp đón các đoàn đại sứ nước ngoài của cố Chủ tịch Quốc Hội-bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Bà là người mặc nhiều kiểu áo dài nhất, và bộ áo nào cũng đều toát lên sự trang nhã hòa dịu, đúng với tính cách người phụ nữ Việt. Quay lại với Madame Trần Thị Bình, khi tiếp xúc với một bà đại sứ mặc chiếc áo dài đi đàm phán, các nhà ngoại giao của Mỹ tại hiệp định Paris đã phải ngỡ ngàng vì tài ăn nói linh hoạt, bản lĩnh và rất cương quyết của một người phụ nữ nhìn bề ngoài tưởng chỉ là một quý bà trung lưu chuyên lo chuyện gia đình. Chính tài ăn nói của bà Bình cũng hình ảnh dịu dàng trong chiếc áo dài đã khiến bà trở nên nổi bật, trở thành người đại diện cực kì tiêu biểu xuất sắc của thế hệ phụ nữ Việt Nam anh hùng dịu dàng bản lĩnh thời kì đó.
Phụ nữ xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống xã hội
Trải qua từ sau các cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ thế kỉ 19 tới xuyên suốt thế kỉ 21, phong trào nữ quyền trở thành một trọng tâm lớn, phát triển biến đổi và thích nghi để tiếp tục cổ vũ phái nữ trên con đường đòi bình đẳng. Nó được chia thành ba làn sóng: Làn sóng đầu tiên vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã thúc đẩy bình đẳng chính trị. Làn sóng thứ hai, vào những năm 1960 và 70, thúc đẩy sự bình đẳng về pháp lý và nghề nghiệp. Và làn sóng thứ ba, trong vài thập kỷ qua, đã thúc đẩy bình đẳng xã hội.
Cùng với sự mở rộng của cuộc cách mạng thông tin, sự phát triển của làn sóng thứ ba chủ nghĩa nữ quyền đã dần thúc đẩy bình đăng giới trong tư duy của toàn bộ xã hội, ở toàn bộ các quốc gia trên thế giới.Chúng ta đang sống trong thời đại nơi phụ nữ và đàn ông được coi trọng ngang nhau, được hưởng những quyền lợi và trách nhiệm gần giống nhau, gần như không có khoảng cách khi xét đặt trình độ của phụ nữ và đàn ông ở vị thế tương đương nhau.
Phong trào phụ nữ trên thế giới càng sôi nổi, phong trào phụ nữ ở Việt Nam càng được đà để đẩy mạnh và phát triển song hành cùng chung nhịp với thế giới. Việt Nam đang hiện đại hóa hội nhập sâu rộng với các quốc gia tổ chức lớn trên thế giới, về cả kinh tế lẫn thể chế chính trị văn hóa, và không thể bỏ qua đó là trao quyền ngày một nhiều hơn cho phụ nữ ở các vị trí lãnh đạo chủ chốt thiết yếu trong bộ máy nhà nước.
Xã hội bây giờ không còn quan niệm phụ nữ an phận nhà cửa nữa, mà giờ, họ có thể tham gia thử sức ở những môi trường vốn tưởng chỉ dành cho nam giới. Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam là một ví dụ. Họ đá bóng rất giỏi, và họ còn giành vé tới World Cup trước cả các đồng nghiệp nam của họ. Tất cả mọi người đều yêu mến tài năng của họ, yêu mến những nỗ lực họ đã bỏ ra để mang về niềm tự hào cho đất nước khi có một đội tuyển tham gia World Cup. Tình yêu bóng đá là bất diệt, người Việt Nam, bao gồm cả những người đàn ông nữa, cũng đều rất yêu mến và sẽ cổ vũ cho họ hết mình, để họ đạt được kết quả cao nhất khi tham dự World Cup.
Phụ nữ ngày nay không hẳn đã còn cần dựa lưng vào người đàn ông nữa, mà trái lại, với tính cách và tài năng, họ rất bản lĩnh khi ra ngoài xã hội bươn chải và thành đạt, mang đến cho họ những vị thế xứng đáng như những người đàn ông đi trước đã thực hiện được. Tỉ lệ Các doanh nhân, các Ceo, các giám đốc, các quan chức,... là nữ ngày càng cao. Sự cân bằng về giới tính đã rất rõ ràng. Đôi khi, phụ nữ còn được tín nhiệm để làm điểm tựa, làm chỗ dựa vững chắc cho những bước phát triển mới của xã hội, của toàn bộ quốc gia. Ứng cử viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton, thủ tướng Anh Margaret Thatcher, thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Newzealand Jacinda Ardend... rất nhiều các nguyên thủ nhà lãnh đạo là nữ đã làm được những điều mà các đồng nghiệp nam kính nể. Họ là những người tiên phong, những phụ nữ tiêu biểu để cho những phụ nữ khác học tập và noi theo.
Xã hội ngày càng bình đẳng dân chủ, phụ nữ ngày càng tỏa sáng. Phong trào người phụ nữ tự chủ, độc lập, mạnh mẽ đang chiếm ưu thế trước những quan niệm cũ về vai trò vị trí của một người phụ nữ truyền thống. Đây là điều tốt hay điều xấu? Liệu nó có dẫn đến hậu quả không ai còn chỗ dựa phía sau khiến cho đời sống ngày càng cô đơn hơn? Họ có nên chọn ở nhà gánh vác trách nhiệm tổ ấm, để đàn ông ra ngoài cáng đáng mọi công việc trong xã hội một cách vững chắc? Vốn dĩ không có câu trả lời thỏa đáng, nhưng sự thích nghi và phát triển của các quan niệm là hoàn toàn tự nhiên và phù hợp với từng thời đại, từng thời kì. Trên hết, mỗi người đều có giá trị nhân cách cũng như tài năng để tỏa sáng ở những môi trường phù hợp với họ. Vậy nên, khi lí tưởng hóa đề cao sự công bằng bình đẳng giữa con người đang phát triển thịnh vượng, nhân loại sẽ dần đạt được những dấu mốc trên con đường tiến tới một xã hội không còn bất bình đẳng. Phụ nữ, đến một lúc nào đó sẽ tự giành lấy cho mình những địa vị xứng đáng với chính bản thân, mà không ai còn cần phải làm điều đó giúp họ. Nhưng trước hết họ cần phải là chính mình để xứng đáng với tình yêu của những người ủng hộ họ đã.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất