Bài được dịch từ từ điển bách khoa của Stanford về triết học
Học thuyết (hoặc nguyên tắc) của hiệu ứng kép thường được viện dẫn để giải thích sự cho phép của một hành động gây ra tác hại nghiêm trọng, chẳng hạn như cái chết của con người, như là một tác dụng phụ của việc thúc đẩy một kết thúc tốt đẹp. Theo nguyên tắc hiệu ứng kép, đôi khi được phép gây ra tác hại là tác dụng phụ (hay hiệu ứng kép đôi) mang lại kết quả tốt mặc dù sẽ không được phép gây ra tác hại đó như là một thủ đoạn để mang lại dùng một kết thúc tốt đẹp.

Công thức cho Nguyên tắc hiệu ứng kép

Thomas Aquinas có công trong việc đưa ra nguyên tắc hiệu ứng kép trong cuộc thảo luận của ông về sự cho phép tự vệ trong Summa Theologica (II-II, Qu. 64, Art.7). "Giết một kẻ tấn công là hợp lý", ông nói, với điều kiện người ta không có ý định giết kẻ đó. Ngược lại, Augustine trước đó đã giữ quan điểm rằng giết người để tự vệ là không được phép, lập luận rằng tự vệ riêng tư chỉ có thể tiến hành từ một mức độ ái kỉ không phù hợp. Aquina quan sát thấy rằng "Không có gì cản trở một hành động có hai tác động, chỉ một trong số đó là có ý định, trong khi hành động còn lại ở bên ngoài  sự cố ý". 
Theo đó, hành động tự vệ có thể có hai tác dụng: một là cứu người; hai là, sự tiêu đời của kẻ xâm lược. Khi cuộc thảo luận của Aquinas tiếp tục, đưa ra lời biện minh dựa vào việc mô tả hành động phòng thủ là một phương tiện cho mục tiêu hợp lý: "Vì vậy, hành động này, vì ý định của một người là cứu mạng sống của chính mình, không phải là bất hợp pháp, vì cho rằng đó là tự nhiên để giữ cho bản thân ở càng xa nguy hiểm càng tốt". Tuy nhiên, Aquinas quan sát, tính cho phép của tự vệ không phải là vô điều kiện: " Mặc dù bắt nguồn từ một ý định tốt, một hành động có thể được cho là bất hợp pháp nếu nó vượt quá tỷ lệ. Vì vậy, nếu người tự vệ sử dụng bạo lực quá mức cần thiết, điều đó sẽ là bất hợp pháp, trong khi đó, nếu anh ta xua đuổi sự công kích một cách có chừng mực, thì việc phòng vệ của anh ta sẽ hợp pháp".
Đoạn văn có thể được hiểu là xây dựng một lệnh cấm trong việc phân bổ các nỗ lực của một người coi giết chóc như là mục tiêu, điều sẽ khiến người ta hành động với sự tàn bạo lớn hơn là khi theo đuổi mục tiêu tự vệ.
Các phiên bản sau này của "Nguyên tắc hiệu ứng kép" đều nhấn mạnh sự khác biệt giữa việc gây ra tổn hại nghiêm trọng về mặt đạo đức như là một tác dụng phụ của việc theo đuổi một kết thúc tốt đẹp, với việc gây ra một tổn hại nghiêm trọng về mặt đạo đức như một thủ đoạn để theo đuổi một kết thúc tốt đẹp. Chúng ta có thể tóm tắt điều này bằng cách lưu ý rằng đối với một số loại hành động nghiêm trọng, ví dụ, gây ra cái chết của con người, nguyên tắc tác động kép kết hợp sự cho phép khi tình cờ gây ra cái chết vì một kết thúc tốt đẹp (khi nó xảy ra như là một tác dụng phụ của việc theo đuổi mục đích đó của một người) với sự cấm đoán chung đối với việc giết một người như một công cụ đi đến mục đích tốt đẹp (khi nó xảy ra như một phần của phương tiện để theo đuổi mục đích đó). Sự cấm đoán là tuyệt đối trong các áp dụng truyền thống của Công giáo. Hai công thức truyền thống xuất hiện dưới đây:
The New Catholic Encyclopedia cung cấp 4 điều kiện để áp dụng Nguyên tắc hiệu ứng kép: 
1. Bản thân hành động phải tốt đẹp về mặt đạo đức hay ít nhất là không do chủ ý.

2. Các tác nhân có thể không tuyệt đối ủng hộ nhưng có thể cho phép xảy ra hậu quả xấu. Nếu có thể đạt được hiệu ứng tốt mà không có hiệu ứng xấu, người đó nên làm như vậy. Tác động xấu đôi khi được cho là gián tiếp tự nguyện.

3. Hiệu ứng tốt phải theo sau hành động ít nhất là ngay tức khắc như hiệu ứng xấu (theo thứ tự nhân quả, dù không nhất thiết phải theo thứ tự thời gian). Nói cách khác, hiệu ứng tốt phải được trực tiếp tạo ra bởi hành động đó, chứ không phải được tạo ra bởi hệ quả xấu. Nếu không, tác nhân sẽ đang sử dụng cái xấu như một công cụ vì mục đích tốt, điều bị tuyệt đối cấm đoán.

4. Hiệu ứng tốt phải đủ tính đáng ao ước để bù đắp cho sự chấp nhận hiệu ứng xấu.

Điều kiện do Joseph Mangan đưa ra bao gồm yêu cầu rõ ràng rằng tác động xấu không được dự định:
Một người có thể thực hiện một hành động một cách hợp pháp khi anh ta thấy trước hiệu ứng tốt và hiệu ứng xấu của hành động đó miễn là 4 điều kiện sau phải được thỏa mãn:
1. Hành động từ chính đối tượng của nó phải có ý tốt hay ít nhất là vô ý 
2. Hiệu ứng tốt chứ không phải hiệu ứng xấu là thứ được dự định trước
3. Hiệu ứng tốt không được tạo ra bởi hiệu ứng xấu
4. Có một lí do quan trọng tương xứng để cho phép chấp nhận hiệu ứng xấu” (1949, p. 43)
Trong cả hai trường hợp này, điều kiện thứ 4, điều kiện tỉ lệ thường được hiểu là liên quan đến việc xác định xem mức độ thiệt hại có được bù đắp đầy đủ bởi mức độ lợi ích được đề xuất hay không.
Là hợp lý khi cho rằng các tác nhân sẽ hối hận và xử lý để tránh gây ra thương tổn hoặc giảm thiểu mức độ thiệt hại của chúng. Giả định này có thể được tạo ra như là một điều kiện bổ sung khi cho phép gây ra tác hại ngoài ý muốn, nên ta có điều kiện thứ 5 :
5. Tác nhân phải cố gắng giảm thiểu tác hại thấy trước.
Michael Walzer (1977) đã lập luận một cách thuyết phục rằng các tác nhân gây thiệt hại như một tác dụng phụ đã thấy trước của việc thúc đẩy một kết thúc tốt đẹp phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro bổ sung hoặc hi sinh một số lợi ích để giảm thiểu mức độ thiệt hại của chúng. Việc điều kiện này có được thỏa mãn hay không có thể tùy thuộc vào hoàn cảnh hiện tại của tác nhân và các tùy chọn.
Hiệu ứng kép cũng có thể là một phần của quan điểm thế tục và không tuyệt đối mà theo đó, một biện minh phù hợp để gây ra tác hại nhất định vì tác dụng phụ có thể không phù hợp với việc gây ra tác hại đó như là một con đường dẫn đến cùng một kết thúc tốt đẹp trong cùng hoàn cảnh. Warren Quinn cung cấp cùng quan điểm như vậy trong khi cũng lấy hiệu ứng kép như một sự phân biệt giữa yếu tố trực tiếp và gián tiếp. Theo quan điểm của ông, " Hiệu ứng kép phân biệt giữa các yếu tố trong đó gây hại cho một số nạn nhân, ít nhất là một phần, giữa việc tác nhân cố tình lôi ai đó vào cái gì với mục đích để tiếp tục ý định của hắn bằng việc họ bị liên lụy, với yếu tố có hại trong đó không có gì chủ ý dành cho các nạn nhân hoặc những gì được dự định không góp phần gây hại cho họ" (1989, trang 343). Quinn giải thích rằng " cố ý trực tiếp  không yêu cầu bản thân tác hại đó hữu ích cũng như những gì hữu ích có quan hệ đặc biệt gần gũi với tác hại mà nó góp phần mang lại." (1989, tr.344). Ông nhận xét rằng " một số trường hợp gây hại mà học thuyết này kể tên không phải là trường hợp gây tổn hại có chủ ý, chính xác là vì bản thân thiệt  hại (hay bất cứ điều gì gần với nó) đều không do chủ ý." Theo góc nhìn này, sự khác biệt giữa lỗi cố ý và lỗi vô ý là nền tảng cho ý nghĩa đạo đức của sự phân biệt tác hại dự định và tác hại chỉ thấy trước, tuy nhiên chúng không cần phải phù hợp hoàn toàn.